Gần 6 năm gắn bó với lớp dạy vẽ, họa sĩ Nguyễn Hoàng đã giúp nhiều số phận kém may mắn vượt qua mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.

Vốn là thợ cơ khí nhưng vì niềm đam mê nghệ thuật, họa sĩ Nguyễn Hoàng (quận 3, TP. HCM) bỏ nghề mở xưởng tranh tại nhà. 6 năm trước, biết thông tin Trung tâm dạy nghề người khuyết tật TP. HCM tìm người dạy vẽ, anh Hoàng đến tìm hiểu rồi tình nguyện dạy miễn phí cho các em, mỗi tuần hai buổi.

“Xuất phát từ nhu cầu các em thích vẽ những lại không có giáo viên, tôi đến liên hệ rồi tình nguyện dạy, hướng dẫn từ cách pha màu, tạo nên bức tranh hoàn chỉnh gồm những bước nào…” họa sĩ Hoàng chia sẻ với VnExpress.

Thầy Hoàng cho biết, cái khó nhất khi dạy học là hướng dẫn làm sao cho các em hiểu, bởi không phải ai cũng bộc lộ năng khiếu từ ban đầu. Mình phải chia sẻ, động viên thì các bạn trẻ mới trải lòng, vui vẻ tiếp thu.

chang hoa si sai gon giup nguoi khuyet tat dung len bang nghe thuat
Những tác phẩm của các học viên trong lớp học. (Ảnh: PLO)

“Niềm vui của các em chính là niềm vui của tôi. Tuy vất vả một chút nhưng thấy các em càng đam mê, tôi càng quyết tâm truyền dạy” – thầy Hoàng tâm sự với Lao Động.

chang hoa si sai gon giup nguoi khuyet tat dung len bang nghe thuat
Lớp học vẽ của thầy Hoàng đã thu hút khoảng hơn 20 học sinh tham gia. (Ảnh: Lao Động)
chang hoa si sai gon giup nguoi khuyet tat dung len bang nghe thuat
Từ sự gượng gạo khi cầm cây cọ vẽ lúc ban đầu, dưới sự chỉ dẫn của thầy Hoàng, nhiều học viên đã có thể tự tạo ra những bức tranh của chính mình. (Ảnh: PLO)Để tạo ra thu nhập, bà Hoa bày bán các sản phẩm đan móc tại các phiên hội chợ, khu du lịch… Trung bình, mỗi người khuyết tật có thể kiếm được từ 30.000-40.000 đồng/ngày. (Ảnh: Thanh Niên)

Tổng Hợp