Cảnh các ông bố bà mẹ mệt mỏi chờ đợi từ sớm đến khuya mà vẫn không giành được suất tiêm vắc xin 5 trong 1 cho con đã ghi đậm dấu ấn cho công chúng trong mùa Giáng sinh năm nay.

Sang năm 2016 thế nào, có nhập được vắc xin hay không… các quan chức ngành y cũng còn “đang cố gắng đàm phán”. Tuy nhiên, vắc xin không phải thuốc thần tiêm loại nào chắc chắn đề kháng được bệnh đó… Được tiêm rồi, đáng mừng hay lo cũng còn nhiều tranh cãi.

Truyền thông trên thế giới có lẽ đã rất thành công khi gây dựng được niềm tin gần như tuyệt đối trong đại bộ phận dân chúng đối với hiệu quả tích cực của vắc xin. Tiêm chủng cho trẻ trở thành hiển nhiên tại tất cả các nước, ngoại trừ một số lý do đặc biệt như tôn giáo.

Nhiều người cảm thán hết sức khi thấy các ông bố bà mẹ không quản giá rét đêm khuya, tay bồng tay bế mang theo con cái đứng xếp hàng canh giờ mở cửa trước các trung tâm y tế. Có nhà còn kéo theo cả 4-5  người hỗ trợ, người thì bế con, người canh lấy sổ, người mang đồ đặc… chen lấn xô đẩy… Chưa kịp vui vì được tiêm vắc xin thì có người đã ngất xỉu, trẻ em la hét căng thẳng vô cùng, ngừa được bệnh gì chưa hay đã thấy nguy cơ nhiễm cảm cúm rồi. Đủ nỗi khổ là vậy nhưng rất nhiều trường hợp đành ngậm ngùi ra về tay không vì lượng cung ra quá ít so với cầu.

Chen lấn để con được tiêm vắc xin 5 trong 1: chỉ có duy nhất tại Việt Nam?

Năm nào cũng giống năm nào, các tổ chức y tế liên tục hối thúc nhắc nhở người dân tuân thủ lịch tiêm chủng. Tuy nhiên, cảnh người người bỏ công bỏ việc, xếp hàng từ tối hôm trước để chầu chực xin một suất vắc xin cho con, thậm chí từ tỉnh kéo về thành phố thuê nhà trọ cho gần điểm tiêm chủng có vắc xin thì chỉ có năm nay mới kinh hoàng như vậy, và dường như chỉ xảy ra tại Việt Nam. Điều này cho thấy kỳ vọng về hiệu quả của vắc xin đối với người dân thật là rất lớn.

Tại nhiều nước phát triển, vấn đề tiêm chủng thời gian gần đây cũng khá căng thẳng. Không chỉ các ban ngành y tế mà ngay cả các chính trị gia cũng vào cuộc vận động người dân cho con cái đi tiêm phòng bởi rất nhiều ông bố bà mẹ không muốn cho con tiêm vắc xin. Đầu năm 2015, Tổng thống Obama đã phải xuất hiện trên đài NBC để kêu gọi các bậc phụ huynh cả nước cho con đi tiêm ngừa sởi. Ông nói: “Tôi hiểu rằng có những gia đình, trong một số trường hợp lo lắng về tác dụng phụ của vắc xin.

Cựu ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton cũng truyền đi thông điệp khuyến khích phụ huynh mang con đi tiêm chủng. Nhiều bang tại Mỹ cũng đề xuất xem lại luật miễn trừ tiêm vắc xin cho một số đặc biệt, cho rằng cần xiết chặt các quy định, nếu trẻ em không tiêm vắc xin thì không được đến trường.

Ở một số nước khác, chính phủ cũng gây áp lực rất lớn lên phụ huynh, bắt buộc họ phải tìm cách này hay cách khác để tiêm vắc xin cho con.

Tại Úc, Thủ tướng Tony Abbott đã công bố chính sách “Không tiêm chủng, không trả tiền” đối với những gia đình không tiêm chủng cho con họ. Theo đó, các hộ gia đình ở nước này sẽ bị cắt nguồn trợ cấp hàng ngàn đô la Úc cho dịch vụ chăm sóc trẻ em cũng như phúc lợi xã hội nếu không cho con cái đi tiêm phòng. Chính sách này được áp dụng từ tháng 1/2016, nếu cha mẹ không đưa trẻ trong độ tuổi quy định đi tiêm chủng đầy đủ (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt), Chính phủ sẽ không chi trả các khoản tiền hỗ trợ chăm sóc trẻ em và giảm thuế thu nhập cuối năm cho họ, số tiền này có thể lên tới 15.000 đô la Úc/năm.

Còn ở Pháp, vấn đề này đã được tranh cãi từ lâu, nếu cha mẹ từ chối tiêm chủng cho con, đặc biệt là với ba loại bệnh bạch hầu, uốn ván và bại liệt thì có thể phải đối diện với án lên tới 6 tháng và khoản tiền phạt 3,750 Euro. Điều này khiến nhiều người khốn khổ, nhất là khi loại vắc xin đơn (tiêm cho một loại bệnh) mà họ có thể chấp nhận tiêm cho con lại không được đưa ra thị trường nữa. Một số phụ huynh cho rằng, nếu chấp nhận các loại vắc xin sẵn có trên thị trường, hoặc loại vắc xin theo kiểu 5 hay 6 trong một (Quinvaxem, pentaxim…) thì chẳng khác nào rước lấy họa loạn vào bên trong cái thân vốn đang rất mong manh và nhạy cảm của trẻ thơ. Thành ra tiến thoái lưỡng nan, một số người đã bị tòa xử, gây ra bất bình cho khá nhiều người khác.

Tại sao dân chúng các nước phát triển phản đối tiêm chủng “cưỡng chế”?

Một thực tế đang xảy ra trên toàn cầu, là cho dù y học hiện đại đã tiến xa đến đâu, phát minh ra những thiết bị nào, nghiên cứu ra bao nhiêu loại thuốc mới hay xuất bản bao nhiêu công trình nghiên cứu hàng năm… thì vấn đề sức khỏe dân chúng đang lâm nguy hơn bất cứ khi nào. Những căn bệnh xưa kia hiếm gặp như ung thư, tiểu đường, tim mạch… nay có xu hướng thành đại dịch.

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần lẫn xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật”, thì xem ra dân chúng bị bệnh gần như 100%. Người ta không thể thống kê hết số người thường xuyên phải uống thuốc này thuốc khác. Ngay cả các vấn đề xưa cũ như nhiễm khuẩn E. coli, cảm cúm… cũng vẫn còn nguyên đó. Rất nhiều người bắt đầu nghi ngờ hiệu quả của y học hiện đại, liệu những người lớn tiếng là “vì sức khỏe nhân loại” có thực sự là vì nhân loại hay tất cả đang theo vòng xoáy kim tiền, kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh doanh số bán hàng?

Thêm vào đó, hàng loạt những biến chứng của trẻ sau khi tiêm vắc xin xuất hiện ngày một rõ và nhiều, cáo buộc về gian lận trong thử nghiệm vắc xin, những chiến dịch vận động (lobby) khổng lồ của nhà sản xuất gom tiền cho những chính trị gia tranh cử, những điều mập mờ trong thông tin về sản phẩm, những mối làm ăn mập mờ qua lại giữa các nhân viên của hãng sản xuất vắc xin và nhân viên trong cơ quan cấp phép… khiến người ta không thể tiếp tục nhắm mắt phó mặc hoàn toàn cho bác sĩ muốn tiêm gì thì tiêm. Các ông bố bà mẹ đã chủ động tìm hiểu thông tin về vắc xin, họ đã có được những kiến thức trái chiều mà chính quyền không đề cập đến. Ngay từ những năm 2012, một báo cáo cho thấy số lượng người tham gia phong trào phản đối vắc xin đã không ngừng tăng lên.

Hiển nhiên, cho đến hiện nay thì “lẽ phải” vẫn đang thuộc về chính quyền, họ hoàn toàn ủng hộ các công ty bán vắc xin, khuyến cáo tăng cường tiêm chủng. Xuất phát từ lúc chưa có vắc xin, hiện nay một trẻ em có thể phải nhận hàng chục mũi tiêm.

Trung tâm thông tin vắc xin quốc gia (Mỹ) đã thống kê được 49 mũi cho 14 loại vắc xin áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi, và 69 mũi tiêm cho 16 loại vắc xin áp dụng cho trẻ dưới 18 tuổi. Các hãng dược vẫn đang tiếp tục đưa ra các loại vắc xin mới, cho nhiều loại bệnh mới. Tương lai, có lẽ nếu có 10.000 bệnh thì sẽ là 10.000 loại vắc xin!?

Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu vô cùng lo lắng, họ cho rằng vắc xin mang đến nhiều tác dụng phụ, nó tàn phá sức đề kháng của của trẻ, cấy thêm lên những thân thể nhỏ bé mầm mống các loại bệnh và có khi cả đời chưa chắc trẻ đã chạm phải, thậm chí nhiều loại bệnh có thể vì thế mà nhanh chóng bị lây lan. Họ cũng không đồng tình với việc kết hợp nhiều loại vắc xin trong một mũi tiêm kiểu 5 hay 6 trong 1, cho rằng rủi ro có thể là cực kỳ lớn và không có cách nào để đo lường hay kiểm soát được các nguy cơ của nó. Vấn đề có thể xuất hiện sau khi tiêm hoặc vài năm sau, hay nhiều năm sau đó… khi sự cố xảy ra, kết luận thường là vì cơ thể của trẻ đã có bệnh tiềm ẩn từ trước đó…

Một số nước cũng quy định rõ các khoản bồi thường cho trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng do phản ứng phụ của vắc xin (ví dụ, tại Anh là 120,000 Bảng không bị tính thuế, tương đương với hơn 4 tỷ đồng). Phải bồi thường nặng chứ không chỉ rút kinh nghiệm suông, có như vậy những người làm công tác nắm sinh mệnh người khác trong tay mới có trách nhiệm và thận trọng được. Trong thực tế, tòa án các nước đã tiếp nhận nhiều hồ sơ kiện tụng cáo buộc tác hại của vắc xin hủy hoại sức khỏe của trẻ, có một số trường hợp đã được đền bù, nhưng đa phần các vị cha mẹ đều yếu thế và thua cuộc. Một thống kê cho thấy tòa án chuyên xử lý các tai nạn đến từ vắc xin tại Mỹ đã phải chi 3 tỷ đô la để đền bù cho những gia đình “may mắn” thắng kiện! Điều này khiến nhiều người đặt thêm câu hỏi: Nếu vắc xin an toàn như chính phủ vẫn tuyên bố, thì sao lại cần đến cái tòa án này, và sao lại phải bồi thường cho các nguyên đơn?

Khong-tiem-duoc-vac-xin-5-trong-1-nen-buon-hay-nen-vui1
Miễn dịch: Sự thật phía sau những lời đồn, tác giả Walene James đề cập việc các vắc xin gây hại cho hệ thần kinh thế nào.

Khong-tiem-duoc-vac-xin-5-trong-1-nen-buon-hay-nen-vui2
Tự kỷ và vắc xin – Sự thật đằng sau một thảm kịch, bác sĩ Andrew Wakield.

Tất nhiên, đa phần các kênh truyền thông dòng chính cũng công khai phản bác những người phản đối vắc xin, cho rằng những người này thật ấu trĩ, rằng không có bằng chứng khoa học nào và không có bất cứ lý do gì để không tiêm vắc xin. Như vậy, họ đã hoàn toàn bỏ qua những cáo buộc, hay những công trình nghiên cứu độc lập và các kết quả phản biện mang tính bất lợi cho hiệu quả của vắc xin.

Thực ra vắc xin là một lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm, nó liên quan đến những đế chế dược hùng mạnh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các quyết định chính trị quan trọng. Về góc độ kỹ thuật, các thông tin sản xuất và kiểm nghiệm vắc xin thường là bí mật, là công nghệ độc quyền, ngay cả các cơ quan kiểm duyệt cũng không chạm tay vào tất cả được. Hơn nữa, các thử nghiệm cực kỳ tốn kém khiến các tổ chức độc lập gặp nhiều khó khăn nếu muốn nghiên cứu một cách nghiêm túc, chưa kể đến việc các kết quả thường bị “oanh tạc” dữ dội nếu chứa đựng thông tin bất lợi cho phía kia.

Khong-tiem-duoc-vac-xin-5-trong-1-nen-buon-hay-nen-vui3
Xóa tan ảo tưởng: Bệnh tật, vắc xin, và lịch sử bị lãng quên. Tác giả: bác sĩ Suzanne Humphries

Một vấn đề khác khiến các chuyên gia sức khỏe lo lắng là, khi quá sùng bái tiêm chủng, các vắc xin, một mặt có thể kích thích thái quá hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên các cơn bão miễn dịch vốn là nguyên nhân của nhiều bệnh tự miễn đang xuất hiện ngày nay, một mặt người ta bỏ quên các phương pháp tăng cường miễn dịch truyền thống dựa trên chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Các thông tin nghiên cứu về vắc xin thực sự có rất nhiều. Cứ cho rằng vắc xin hoàn toàn vô hại (trường hợp lý tưởng), thì nó cũng không phải liều thuốc thần tiêm bệnh nào ngừa được bệnh đó. Do vậy trước khi quyết định chọn loại nào để tiêm cho con, các bậc phụ huynh nên suy xét kỹ lưỡng, tránh tự “cưỡng chế” mình vào cái vòng luẩn quẩn mà nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo, và nhiều ông bố bà mẹ tại các nước phát triển đang cố thoát ra.

Đình Vũ

Xem thêm: