Cha tôi kể lại, hơn 70 năm trước có hai cha con ăn mặc rách rưới, bẩn thỉu lưu lạc tới làng tôi xin ăn. Người cha bị què nên cô gái phải vừa đi vừa dìu người cha, trên tay cầm chiếc bát xin ăn, ai cho gì thì ăn nấy vô cùng khổ sở. Hồi đó nhà ông nội tôi thuộc dạng khá giả nhất nhì làng nên khi nhìn thấy hai cha con họ, ông nội đã động lòng, cho hai người ở lại làm người giúp việc.

Hai cha con họ ở nhà ông nội chẳng được bao lâu thì người cha qua đời vì bệnh nặng. Trước khi mất, ông dặn dò cô gái nhất định phải thay cha đền đáp món nợ ân tình với gia đình đã cưu mang mình. Cô gái hứa sẽ làm theo ý nguyện của người cha trong nước mắt.

Hồi đó ông nội tôi đã gần 40 tuổi mà mãi vẫn không sinh được con trai để nỗi dõi tông đường. Trước sức ép của họ hàng, vợ ông đành đồng ý cho ông lấy thêm vợ lẽ. Ngày ông nội làm lễ thành hôn với cô gái, họ hàng ai nấy cũng chúc ông sớm sinh được quý tử. Bà cả tuy bề ngoài vui vẻ đồng ý, nhưng trong tâm đầy một nỗi đố kỵ, thù hận.

caec03de2905e3bd45ce233eace42dcfee76781a-0212
Bà cả luôn có tâm lý ghen ghét cô gái, vì cảm thấy quyền lực và sự yêu thương của mình bị chia sẻ cho người khác…. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Một năm sau cô gái sinh cho ông nội một bé trai kháu khỉnh bụ bẫm chính là cha tôi. Ngày ông nội bế cha tôi trên tay đứng trước bàn thờ tổ tiên cười một cách đầy mãn nguyện, cũng là ngày mà ngọn lửa đố kỵ, thù hận trong lòng bà cả cháy dữ dội hơn bao giờ hết, vì từ ngày bà nội mang bầu bố tôi, ông nội dường như quên mất bà cả. Mấy cô con gái mà bà cả sinh cho ông, ông cũng chẳng buồn để tâm.

Khi cha tôi lên 5 tuổi ông nội lên cơn bạo bệnh mà qua đời. Trước khi qua đời, ông cầm tay bà nội rồi nhìn sang cha tôi với ánh mắt đầy bi thương và bất lực. Dường như ông biết trước được điều gì sẽ đến với hai mẹ con bà. Giây phút ông trút hơi thở cuối cùng, đôi mắt ông trợn trừng nhìn bà cả mà ứa nước mắt. Cha tôi kể ngày đó bà nội chẳng ăn uống gì cả, lúc nào cũng thấy bà khóc. Lúc đó cha tôi còn nhỏ vẫn chưa hiểu chuyện nên khi thấy bà khóc cha lấy tay xoa lên mắt của bà rồi nói: “Bu ơi! bu đừng khóc nữa”. Rồi cha chạy tới chỗ ông nằm dùng tay đập mạnh vào cỗ quan tài nói một cách rất hồn nhiên: “Thầy ơi, dậy đi đừng ngủ nữa, có người bắt nạt làm bu khóc kìa’’. Bà nội chạy ra ôm cha vào lòng vừa khóc vừa nói: “Để yên cho thầy ngủ, cu Đạt không được hư”. Một tay bà giữ cha tôi, một tay che miệng như cố nén nỗi đau lại. Ngày đưa tiễn ông nội trời mưa như trút nước, sấm chớp vang khắp trời. 

Chôn cất ông nội chẳng được bao lâu, bà cả đuổi bà nội và cha tôi ra căn nhà dựng tạm ngoài vườn đào đầu làng sinh sống: “Cô Vân với thằng Đạt chịu khó ra đó trông coi một thời gian nhé. Tết nhất đến nơi rồi mà nhà ta dạo này neo người quá”. Bà nội gật đầu đồng ý không dám một lời oán than. Thế là bà và cha chuyển đến sống trong căn nhà tạm rách nát ngoài vườn đào.

Chuyển đến một nơi vắng vẻ, đồng không mông quạnh, bà nội đã cố gắng nuôi cha tôi khôn lớn. (Ảnh minh hoạ: internet)
Chuyển đến một nơi vắng vẻ, đồng không mông quạnh, bà nội đã cố gắng nuôi cha tôi khôn lớn. (Ảnh minh hoạ: internet)

Cha kể đêm hôm đó trời cũng mưa rất to, sấm chớp như xé nát một góc trời. Căn nhà lâu không có người ở và tu sửa nên bị dột khắp nơi. Vì bố tôi còn nhỏ nên lúc đó chưa hiểu chuyện, vừa khóc vừa nằng nặc đòi về nhà cũ: “Bu ơi về nhà đi, Đạt không ở đây đâu, Đạt không ở đây đâu’’. Bà ôm nhẹ cha vào lòng vừa khóc vừa nói: “Cu Đạt ngoan, đây là nhà của mình đó, cu Đạt hư thầy lại buồn đó, thầy không ngủ yên được đâu”. Đêm hôm đó cả người bà ướt sũng vì che mưa cho cha tôi ngủ.

Từ ngày ra vườn đào bà nội phải tự một mình mưu sinh kiếm sống, bà đi làm thuê cho người trong làng đổi lấy gạo về nuôi cha tôi khôn lớn. Ngày nào không có người thuê là ngày đó bà nội chỉ dám ăn một bữa vì bà lo cha sẽ bị đói. Hàng tháng cứ vào ngày rằm, mùng một bà lại dẫn cha ra mộ ông dọn dẹp, nhổ cỏ, rồi thắp cho ông một nén nhang.

Một buổi chiều lạnh giá mùa đông khi đi làm về bà không thấy cha tôi,  bà tá hỏa chạy đi khắp nơi để tìm cha về. Gặp ai bà cũng mếu máo hỏi: “Bác có thấy thằng Đạt nhà tôi đâu không?’’. Chẳng ai nói cho bà biết cha tôi ở đâu, chợt linh cảm của một người mẹ dẫn dắt bà chạy ra mộ ông. Đứng từ đằng xa bà thấy cha tôi đang ngồi bên cạnh mộ ông vừa khóc vừa nói: “Thầy ơi! Thầy tỉnh đi, thầy chưa chết phải không? Hôm nay thằng Đạt xóm trong nó bảo thầy chết rồi ngủ mãi không dậy nữa, cu Đạt không tin lên đã đánh nhau với nó ”. Không cầm được nước mắt bà nội vội ôm cha tôi vào lòng: “Cu Đạt ngoan về nhà với bu, ngoài này lạnh lắm”, giọng bà nghẹn đắng. “Không Đạt phải ở đây với thầy cơ, đạt không về đâu, không về đâu, huhu”.

thang-nam-lam-chu-tieu
Đạt không về đâu… (Ảnh minh hoạ)

Sau hôm đó nửa đêm, cha tôi bị sốt rất cao mê man bất tỉnh không ăn uống được gì trên miệng lúc nào cũng lắp bắp: “Thầy, thầy ơi’’. Lúc lại: “Thầy về đón Đạt đi hả thầy?”, bà nội lúc này hoảng loạn vội cõng cha tôi chạy như bay giữa trời đêm đông mưa phùn giá rét tới ngôi chùa cổ ven làng. Tới nơi giọng bà run run một tay vừa gõ cửa một tay giữ cha tôi: “Thầy ơi, thầy ơi cứu con con với thầy ơi”. Một vị sư già đỡ mẹ con bà vào chùa, ngoài trời gió vẫn rít lên từng cơn. Cha tôi được vị sư già kê đơn sắc thuốc qua một hai hôm thì hết sốt.

Sau hôm đó, mỗi tuần bà nội đều dẫn cha tôi đến chùa quét dọn và nghe vị sư già truyền giảng Phật Pháp. Tiếng chuông chùa cùng những lời giảng của vị sư già từ đó dần dần thấm vào trong tâm hồn cha tôi.

Năm cha tôi lên 10 tuổi bà nội tôi sức khỏe ngày càng sa sút, cái chân trái của bà ngày một yếu đi, bà cũng không làm thuê cho người ta được nhiều như trước nữa, thỉnh thoảng trời trở gió bà lại ho nấc lên từng tiếng. Hồi đó nhà bà cả nhiều trâu lắm, bà gọi cha tôi về chăn nuôi chăm lo cho bà đàn trâu, mỗi ngày bà trả một đấu gạo. Thế là hàng ngày cha tôi sáng đến nhà bà cả lùa trâu ra đồng, tối lại lùa trâu về. Cha tôi mừng lắm vì bà nội từ nay sẽ không phải vất vả như trước nữa. Nhưng nào ngờ vào một ngày cha tôi vì mải chơi với đám bạn chăn trâu khi lùa trâu về đến nhà thì cả đàn thiếu mất một con. Bà cả cho là cha tôi mang trâu đi bán, không nói năng gì sai các cô trói cha vào cột nhà mặc cho cha tôi khóc xin, nài nỉ.

Bà nội đang tưới nước cho mấy cây đào non ngoài vườn thì có người làng chạy qua nhà báo cho bà: “Chị đi mau đi, thằng Đạt làm mất trâu đang bị bà cả trói ở cột nhà kia kìa”, tim bà giật thót, xô nước trên tay rơi phịch xuống đất, bà vội vã chạy ngay tới nhà bà cả. Đến nơi nhìn thấy cha tôi bị trói đang kêu khóc, giãy giụa bà nội òa khóc. Nhìn thấy bà, cha tôi kêu lên: “Bu ơi! Đạt không có. Đạt không ăn trộm trâu, bu ơi… hu hu’’.

Bà nội vội vàng quỳ xuống van xin: “Chị cả ơi! Thả thằng Đạt ra nó còn nhỏ quá, tội đâu em xin chịu’’, giọng bà khàn đặc vì khóc. Bà cả tỏ vẻ gia trưởng vừa nhai trầu tóp tép vừa nói: “Bé không vin, lớn gãy cành. Cô là mẹ mà không dạy được con, hôm nay tôi sẽ thay cô dạy dỗ nó”. Nói rồi bà cả cầm cây roi mây nhắm thẳng vào cha tôi mà vụt, mà quất.

tam-cam-chuyen-chua-ke-full-hd
Bà cả được đà đánh đập 2 mẹ con tới tấp. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Bà nội vội ôm choàng lấy cha hứng trọn trận đòn roi của bà cả. Thân hình gầy gò ốm yếu của bà run lên bần bật, nước mắt rơi lã chã, đôi môi bà cắn chặt. Cha tôi giãy giụa gào khóc thảm thiết, cha bảo hình ảnh bà bị đánh hôm đó in hằn sâu trong ký ức của cha không bao giờ có thể gột rửa được.

Năm cha tôi 20 tuổi bà nội cũng theo ông nội rời bỏ cha mà đi. Cha kể bà đi nhanh và thanh thản lắm, một buổi tối của mùa xuân bà gọi cha tôi đến bên dặn dò: “Con phải nhớ sống chân thật lương thiện, phải đối xử tốt với mọi người xung quanh mình, bỏ thù hận bà cả đi, ngày đó nếu không có bà cả cưu mang thì bu chết lâu rồi. Chắc kiếp trước bu làm điều gì xấu nên kiếp này phải trả thôi.” Nói rồi bà ra đi. Ôm bà vào lòng cha không nói một tiếng nào, cũng không khóc, cha nuốt nước mắt vào trong, giường như cha không muốn linh hồn của bà phải phiền lòng chốn nhân gian này. Bà đã phải chịu quá nhiều cay đắng, quá nhiều đau khổ rồi, cha muốn bà ra đi thật thanh thản. Ngày đưa tiễn bà bầu trời trong xanh, vườn đào nở rộ đỏ thắm một màu rực rỡ.

Nói đến đây cha không cầm được nước mắt khóc nức nở, tôi đưa vai cho cha dựa vào, lòng nghẹn ngào thương cha khôn xiết. Đợi cha bình tĩnh rồi tôi tò mò hỏi tiếp: “Thế còn bà cả thế nào hả cha?’’. Trấn tĩnh lại cha kể tiếp… Sau khi đánh bà nội và cha, sức khỏe bà cả ngày một yếu hơn, ốm đau triền miên. Mấy cô con gái với con rể không thèm quan tâm chăm sóc bà, chỉ nhăm nhe chiếm hết đất đai gia sản của bà. Nhiều lần bà nằm trên giường đau đớn cũng không có ai chăm sóc, có khi còn tè ra giường bốc mùi vô cùng khó chịu.

Nghĩ đến trận đòn như mưa năm nào bà cả trút lên thân bà nội, cha vẫn run lên vì giận dữ, đau xót. Nhưng bên tai cha không hiểu sao lúc ấy lại văng vẳng lời bà nội nói trước khi mất, dặn cha quên thù hận xưa, sống lương thiện, làm người tốt.

Lúc đó cha nghĩ nếu không làm như bà nội dặn thì bà ở dưới suối vàng sẽ rất đau lòng vì cha không nghe lời bà, nên cha quên đi oán giận, đón bà ra vườn đào, tắm rửa, lau chùi cho bà, ân cần chăm sóc không một chút nề hà, kinh sợ. Bà cả nằm trên giường cầm tay cha khóc liên hồi, bà không ngờ rằng cuối đời người chăm lo cho bà lại chính là cha tôi, bà vô cùng ân hận. Được một tháng thì bà cả qua đời, con gái, con rể bà hôm đó đến rất đông khóc lóc thảm thiết cũng không cho cha tôi đưa tiễn bà ra nơi an nghỉ.

aaaaaaaaaa
Như một phép lạ, vị sư thầy xuất hiện và cho mọi người biết một sự thật. (Ảnh minh hoạ: internet)

Ngày cha thành hôn với mẹ tôi, các cô trong nhà bàn mưu tính đuổi cha mẹ tôi ra khỏi vườn đào lấy nốt phần đất còn lại. Đúng lúc cha tôi không biết phải làm sao thì vị sư thầy trụ trì chùa ở làng, nơi bà nội tôi thường ra lễ bái qua nhà. Sư thầy xuất hiện trao cho cha tôi một phong thư nói bà nội trước khi mất đã gửi thầy giữ hộ. Cha mở phong thư, không ngờ trong đó có bản di chúc bà cả để lại toàn bộ gia sản cho cha tôi. Các cô lúc người nào người nấy mặt mũi tím tái, không nói lời nào.

Hôm nay ngày giỗ thứ 50 của bà hoa đào cũng nở đỏ thắm một góc trời.

Vũ Thành

Xem thêm: