Nam Hoa kinh hay còn gọi Trang tử, Nam Hoa chân kinh là cuốn sách triết học nổi tiếng thường được cho là của Trang Châu thời Chiến Quốc viết. Cuốn sách ngoài giá trị triết lý còn có giá trị nghệ thuật rất cao, được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Quốc.

Trong thời chiến quốc, có một cuốn sách mà sức ảnh hưởng lớn về tư tưởng triết học, nhân sinh, chính trị, xã hội, nghệ thuật và vũ trụ đó chính là Nam Hoa Kinh. Cuốn sách được coi như một cuốn kinh thư của Đạo gia lưu lại cho người đời sau học hỏi.

Cuốn sách mang nội dung phong phú với kho tàng kiến thức bác đại tinh thâm tới rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Đến thời đại Hán sau này, nó được coi là một tôn chỉ, và Trang Tử được phong là Nam Hoa Chân Nhân.

Nam Hoa Kinh là một bí ẩn kì thư khai mở nhận thức cho con người

Cuốn sách này truyền tải nội dung về triết học, nghệ thuật, mĩ học, thẩm mĩ quan, chính trị, xã hội và rất nhiều phương diện khác. Nó được chia làm 3 phần: Nội thiên gồm 7 thiên, ngoại thiên có 28 thiên và tạp thiên là 14 thiên.

Quách Tượng đã thâu lược bớt thì Trang Tử gồm 33 thiên với 200 câu ngụ ngôn, 65.000 920 từ. Cuốn sách trình bày quan điểm tư tưởng triết lí nhân sinh, giá trị sinh mệnh của con người, khám phá và tìm hiểu về vũ trụ, sự sinh tồn của của loài người trong quan hệ tự nhiên và sự chịu sự khống chế của nguyên lí vũ trụ như thế nào.

Cuốn sách là một nghiên cứu vượt siêu xuất khỏi tầng thứ hiểu biết của con người. Nhắm thẳng vào vũ trụ và sinh mệnh mà nghiên cứu, do đó đây được coi là cuốn sách có giá trị nhất trong lục tài tử thư, là bác đại tinh thâm về kiến thức cho nhân loại.

(Ảnh: Blogspot.com)

Trang Tử thể hiện tư tưởng rằng: con người phải là sự phản ánh chân thực và chân chính bản tính thiện lương tốt đẹp vốn có của mình. Tức phải trở thành chân nhân, nói lời chân thật, làm việc chân chính. Chú trọng vào tu Chân trong Đạo gia.

Ông cho rằng, vạn sự vạn vật đều có bản tính của nó. Con người hay sự vật đều vận hành theo quy luật của vũ trụ. Và trong vũ trụ không chỉ tồn tại một tầng thứ không gian. Con người muốn đột phá được không gian vũ trụ, tìm hiểu được về vũ trụ thì phải vãng hồi tu. Trở về với bản tính của mình, thoát khỏi sự khống chế của sự ảnh hưởng từ những quan niệm xã hội hay hệ tư tưởng bị hình thành lâu nay.

Trang Tử cho rằng đời con người là ngắn ngủi, nhưng sinh mệnh con người là vĩnh cửu. Mà con người sống trong sự tranh đấu, hơn thua, ganh ghét rồi những được mất thiệt hơn lại là một sự ràng buộc khổ đau với họ.

Do đó khi con người buông bỏ đi lợi ích cá nhân, coi nhẹ được mất ở đời và nhận thức chân thực được về sự quay trở về nguyên lai của sinh mệnh thì đó chính là vứt bỏ vị tư, coi trọng vị tha. Tức không vì mình mà vì người. Lúc đó đạt được cảnh giới tự tại tiêu diêu, không còn bị ràng buộc bởi bất kì nhân tố nào của cuộc sống. Cũng chính lúc ấy con người bắt đầu gia tăng về trí tuệ, mở mang tầm nhận thức, bắt đầu vượt xuất khỏi khống chế người thường đạt tới siêu thường từ đó tiếp cận và đột phá được không gian vũ trụ và các tầng sinh mệnh tồn tại ở các không gian khác nhau. Hiểu được chân lí của vũ trụ.

Trang Tử cũng viết về ‘‘vô vi’’ tức là tùy kì tự nhiên. Cái gì tới sẽ tới, không mong cầu, không kì vọng, không có chấp trước vào kết quả thành-bại, được- mất. Tâm thái đều là ung dung và tự tại.

Nam Hoa Kinh cũng thuyết về sự vô ích của tranh luận trong đoạn văn thứ 12: hai người tranh luận, đều tự cho mình là phải, vậy tranh luận làm gì? Mời người thứ ba đến lại càng làm cho sự việc thêm khó giải quyết nữa, vì người thứ ba cũng sử dụng quan điểm riêng của mình để phân phải trái. Càng tranh biện càng làm cho chân lý mờ tối, vì thành kiến: “Đạo bị thành kiến nhỏ nhen che lấp, lời nói bị sự hoa mỹ phù phiếm che lấp”.

(Ảnh: Tinhhoa.net)

Ông cũng đưa ra luận điểm về sự tương đối của vạn vật, ông cho rằng vạn vật đồng nhất, chỉ tại thành kiến của con người khác nhau mà có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Một vận không tự nhiên được sinh ra, nó có thể vô dụng ở chỗ này nhưng lại hữu dụng ở chỗ khác, nơi này là xấu nhưng nơi kia lại thấy đẹp. Tức vạn vật đều là tương đối.

Trong Nam Hoa Kinh còn ẩn chứa rất nhiều những kiến thức phong phú về các phương diện khác nhau trong cuộc sống. Trong đó có cả viết cả về thuật trị quốc, đối đãi chính trị hay quản thúc xã hội, tìm hiểu vũ trụ, các tầng không gian…

Tính nghệ thuật của Nam Hoa Kinh được coi là báu vật của văn học Trung Hoa

Ở phần tiêu dao du trong nội thiên được thể hiện bằng những áng văn chương rất bay bổng, hình ảnh ẩn dụ so sánh rất tinh tế. Mượn hình ảnh con chim Bằng, con cá Côn để ví cái sự tự tại mà người ta nên hướng tới.

Đồng thời trong đoạn văn của nội thiên, tác giả mượn vật, mượn cảnh để mà giáo huấn con người. Ếch nằm đáy giếng sao thấy được bầu trời bao la. Trí tuệ con người là nhỏ bé sao có thể lí giải được vũ trụ vô biên vô tế. Nhận thức con người là hạn hẹp sao có thể biết được chân lí của vũ trụ. Phải nói rằng thủ pháp nghệ thuật rất đặc sắc trong lối hành văn và cách sử dụng phương pháp ẩn dụ so sánh mà mô tả ý tứ thâm sâu của tác giả khiến người đời khâm phục:

Biển Bắc có con cá gọi là cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim bằng, lưng rộng không biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì nó dời về biển Nam, biển Nam là Ao trời.

Tề Hài là sách ghi những chuyện quái dị. Sách đó bảo khi con chim bằng dời xuống biển Nam, nó đập nước tung tóe lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chín vạn dặm. Nó xuống biển Nam vào tháng 6, lúc gió nổi lên.

(Ở dưới nó là) Hơi nước bốc lên – coi tựa như những con ngựa hoang – và bụi cát, cùng hơi thở các sinh vật. (Mà ở trên nó) màu thanh thiên kia phải là bản sắc của trời không hay là vì trời xa thăm thẳm mà ta nhìn thấy như vậy? Vì từ trên cao nhìn xuống thì cũng thấy một màu đó.[64]

(Ảnh: Blogspot.com)

Nước không sâu thì không chở được thuyền lớn. Đổ một chén nước xuống một chỗ lõm ở trước sân thì thả một cọng cỏ xuống làm thuyền được; nếu thả cái chén đó xuống thì chén chạm đất, không nổi được, vì nước nông mà thuyền lớn. Lớp không khí mà không dày thì không đỡ được những cánh chim lớn. Cho nên con chim bằng phải bay lên cao chin vạn dặm để có lớp không khí dày đỡ nó ở dưới, rồi lưng nó mới đội trời xanh, không hề bị cản trở, mà bay xuống biển Nam được.

Con ve sầu và con chim cưu cười con chim bằng rằng: “Chúng tao bay vù lên cây du, cây phương, có lúc bay không tới mà rớt xuống đất. Hà tất phải bay cao chín vạn dặm để xuống phương Nam?”

Người nào muốn tới một chỗ gần ở ngoài thành thì chỉ cần mang theo lương thực cho đủ ba bữa, mà khi về bụng hãy còn no[67]. Kẻ nào muốn đi một trăm dặm thì phải chuẩn bị lương thực để nghỉ đêm[68]; muốn đi một ngàn dặm thì phải chuẩn bị lương thực cho ba tháng. Hai con vật nhỏ kia (tức con ve sầu và con chim cưu) biết đâu lẽ đó.

Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài. Làm sao biết được điều ấy? Như cây nấm chỉ sống một buổi sáng thì không biết được trọn một ngày, con huệ cô (một loại ve sầu, sinh mùa xuân thì mùa hè chết, sinh mùa hè thì mùa thu chết), không biết được trọn một năm; đó là những loài cuộc đời ngắn ngủi. Ở miền Nam nước Sở, có một con rùa thiêng, mùa xuân của nó dài năm trăm năm; mùa thu dài năm trăm năm; đời thượng cổ có một cây “xuân” lớn, mà mùa xuân dài tới tám ngàn năm, mùa thu dài cũng tám ngàn năm, đó là những loài cuộc đời lâu dài. Ông Bành Tổ (chỉ sống bảy trăm năm) mà ngày nay hễ nói tới thọ, ai cũng cho ông bậc nhất, chẳng đáng buồn ư?

Trong cuộc đàm thoại giữa ông Thang và ông Cách cũng có một đoạn như vầy: Ở phương Bắc hoang dã có một cái biển gọi là “Ao trời”, trong biển có một con cá chiều ngang rộng mấy ngàn dặm, không biết chiều dài là bao nhiêu, gọi là cá côn; có một con chim gọi là chim bằng, lưng lớn như núi Thái Sơn, cánh như đám mây rủ ở trên trời, nó nương ngọn gió lốc, xoắn như sừng cừu, bay lên cao chín vạn dặm, vượt lên khỏi các đám mây, lưng đội trời xanh mà bay về biển Nam.

Một con chim cút ở trong cái đầm nhỏ cười nó: “Con đó bay đi đâu vậy? Tôi lên cao độ vài nhẫn rồi xuống, bay liệng trong đám cỏ bồng cỏ cảo, cho bay như vậy là đủ rồi. Con đó bay đi đâu vậy kìa?”.

Lớn với nhỏ khác nhau như vậy đó.

Có người tài trí đủ để làm một chức quan, có người hạnh làm gương được cho một làng, có người đức đáng làm vua mà được cả nước phục, nhưng dù thuộc hạng nào thì cũng đều tự đắc như con chim cút kia vậy.

Ông Vinh tử nước Tống cười họ. Dù cả nước khen ông, ông cũng không mừng, cả nước chê ông, ông cũng không buồn, vì ông biết phân biệt nội và ngoại, vinh và nhục. Người như ông thật hiếm ở đời, nhưng ông chỉ biết tự thủ (tự giữ mình) thôi, chứ chưa tự thích nghi với vật mà thành bậc đại.

Ông Liệt tử cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mười lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhưng ông vẫn còn tùy thuộc một cái gì (tức đợi cho gió nổi lên).

Đến như hạng người làm chủ được cái chính đạo của trời đất, chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên, thì còn tùy thuộc cái gì nữa đâu? Cho nên người ta bảo “Bậc chí nhân (có đức tuyệt cao) thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công, bậc thánh nhân thì không lưu danh”.

(Theo: Trang Tử Nam Hoa Kinh, Nguyễn Hiến Lê, NXB VH-TT, 1994.)

Hình ảnh sử dụng trong văn chương đẹp đẽ, nhưng ngôn từ sử dụng lại rất bác học thể hiện trí tuệ uyên thâm. Biện pháp nghệ thuật cùng lối hành văn rất tinh tế. Đây đúng là kiệt tác văn chương mang theo kho tàng kiến thức uyên bác rộng lớn ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các lĩnh vực khác nhau trong đời sống.

(Ảnh: Blogspot.com)

Nếu Lão Tử có cuốn Đạo Đức kinh thì Trang Tử có Nam Hoa kinh, so với hai bộ Luận ngữ và Mạnh tử về mọi phương diện thì quả thực là sự khác biệt rất rõ nét. Trang tử xứng tầm là một trong hai vị nhà hiền triết lưu lại cho đời sau những triết thuyết quý giá, lí luận sâu sắc ảnh hưởng không nhỏ tới tư tưởng và đời sống xã hội Trung Hoa.

Mặt khác tác phẩm của họ là mạch hành văn và lối dùng từ cô đọng xúc tích, ẩn chứa những nội hàm thâm sâu mà có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Nó không chỉ được coi là một bộ sách đáng đọc ở đời mà còn là một kiệt tác văn chương hoàn hảo.

Ngày nay Nam Hoa kinh còn ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng của các khoa học gia tên tuổi trên thế giới như nhà vật lí học người Mỹ Capra, hay nhà lượng tử học- người sáng lập ra Heisenberg của Đức… Họ chịu ảnh hưởng rất lớn từ tư tưởng triết học của Trang Tử. Heisenberg vô cùng tôn sùng Trang Tử về kỹ thuật, tư tưởng triết học, cũng nhiều lần trong các bài diễn thuyết của mình ông đều nhắc tới những quan điểm của Trang Tử.

Có nhiều nhà khoa học nhận định Đạo gia và Phật gia là hai con đường của khoa học chân chính và chuẩn xác nhất của loài người. Tức con người muốn khám phá được chân lí chân thực của vũ trụ, tiếp cận được khoa học tối cao thì chỉ có bước trên con đường tu Đạo, tu Phật thì họ mới thực sự nhận biết được sự vô biên vô tế của vũ trụ và lúc đó khoa học mới thực sự là khoa học chân chính

Tịnh Tâm