Kỷ Hiểu Lam, là một học giả và chính trị gia nổi tiếng trong thời Càn Long của triều Thanh. Ông giữ chức tổng biên soạn “Tứ khố toàn thư”, được coi là bách khoa lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Với tài văn chương siêu quần, rất nhiều câu chuyện được ông ghi lại đều là chân thực. Dưới đây là một câu chuyện như thế…

Hoắc Tòng Chiêm người huyện Đông Quang kể rằng, có một cô gái sinh ra trong gia đình giàu có. Một buổi chiều lúc lên 5, 6 tuổi, cô bé chạy ra cửa chơi thì bị người lạ bắt cóc, đem đi bán ở xa xứ. Năm, sáu năm trôi qua, kẻ bắt cóc bị bại lộ, khai rằng năm đó từng chuốc thuốc mê, rồi mới mang đứa nhỏ đi bán. Quan phủ địa phương gửi thư đến quê nhà, cha mẹ cô bé mới đến để nhận lại con.

Sau khi về nhà, gia đình kiểm tra thấy trên người con gái đầy những vết roi quất; bị trượng, quả chùy đánh; bị kéo đâm; dí que hàn; bị bỏng nước sôi; móng tay cũng bị xước; bị cắn; khắp người không chỗ nào không có vết thương. Mẹ cô lòng đau như cắt, ôm con gái khóc nức nở. Mỗi khi nhắc tới nỗi bất hạnh của con, bà mẹ lại khóc lóc thảm thiết, lệ ướt cả quần áo.

Cô con gái kể rằng mình bị bán cho một gia đình, bà chủ nhà là người tàn ác không còn chút nhân tính. Lúc đó còn nhỏ, phải đối mặt với người hung ác, đằng đằng sát khí như vậy, không biết phải làm gì nên chỉ biết run rẩy chờ chết. Sau này khi lớn lên càng không chịu nổi kiểu ngược đãi này, cô bé chỉ muốn tự sát.

Có một đêm, cô bé mơ thấy một lão nhân nói với mình: “Ngươi không nên tự sát, ngươi chỉ cần tiếp tục chịu 2 lần lạc (dùng sắt nung đỏ để đốt cháy da thịt người) nữa, bị đánh một trăm roi, thì nghiệp báo của ngươi sẽ được trả đủ”.

Quả nhiên có một ngày, cô bị cột vào cây và bị lấy roi quất. Khi bị đánh đúng một trăm roi thì quan sai trong huyện liền cầm văn thư tới giải cứu.

Nguyên lai, mẹ của cô bé là người cực kỳ tàn nhẫn với nô tỳ nhà mình. Đám nô tỳ đứng trước mặt bà ta đều khiếp sợ run rẩy, không ai trên người không có vết thương. Bà ta chỉ cần liếc mắt nhìn, những người nô tì liền sợ mặt không còn chút máu. Vậy nên báo ứng này lại đổ lên người con gái.

Nhưng bà mẹ vẫn không tỉnh ngộ, hành ác không hối cải. Sau đó trên cổ bà có một vết loét, cuối cùng vì phát độc mà bỏ mạng. Con cháu đời sau cũng từ đó mà suy bại.

Hoắc Tòng Chiêm cũng kể thêm: Có một người vợ của viên quan nọ, bất cứ khi nào nô tỳ trong nhà phạm lỗi, bà ta không đả kích chửi mắng mà ra lệnh cho họ cởi quần áo và nằm trần truồng trên mặt đất. Bà ta nói đây là hình phạt chịu nhục. Về sau vị phu nhân này bị hóa điên, hễ người chăm nom mà sơ sẩy không để ý, bà ta liền cởi sạch y phục của mình mà nhảy múa.

Tài liệu tham khảo: Duyệt vi thảo đường bút ký – quyển 9
Ngọc Mai (tổng hợp)

Video xem thêm: Niệm tà dâm, làm việc tà dâm sẽ gặp báo ứng

videoinfo__video3.dkn.tv||17d6d1b33__