Lão Tử quan sát nước, lý lẽ vạn cổ chan chứa sự sinh tồn

Trong một lễ hội tưng bừng thời Xuân Thu, để duy trì sự an bình nơi tâm cảnh, Lão Tử đã vượt trần gian, gửi tình tới nước non, cảm thụ sự mênh mang và thuần khiết của nước. Chính sự biến hóa muôn phần của nước đã khơi dậy cảm ứng tâm linh của một bậc Giác Giả, trở thành vật thể ngộ và vật gửi tình của ông. Có thể nói tư tưởng triết học và trí huệ sinh tồn của Lão Tử là tương thông với đặc tính tự nhiên của nước.

Từ đặc tính của nước, thể ngộ được cách xử thế

Lão Tử từng nói: “Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn” (bậc trí huệ vui với nước, người nhân từ vui với núi non). Lão Tử là bậc trí giả vui với nước, từ trong đặc tính của nước mà thể ngộ được phương thức đối nhân xử thế tràn đầy trí huệ.

Nước vốn yếu mềm, nhưng độ bền bỉ lâu dài của nước lại khiến đá phải mòn. Tảng đá kiên cường kia, ngược lại, lại trở thành yếu nhược trước dòng chảy kiên trì của nước. Lão Tử vì vậy mà nhận định rằng: “Thiên hạ không gì mềm yếu bằng nước, mà ‘công kiên cường giả’ (người có công phu mạnh mẽ, kiên cường) khó có thể chiến thắng được nước”.

Đồng thời ông cũng đưa ra nhu luận quý giá: “Nhu nhược thắng cương cường”. Lão Tử còn tiến thêm một bước nữa, đưa quan điểm này đề cao đến cảnh giới nhân sinh, chỉ ra rằng: “Cương cường giả, tử chi đồ; yếu nhược giả, sinh chi đồ” (người cương ngạnh là kẻ chết; người yếu nhược là kẻ sống).

Lão Tử, người chủ trương xử thế nhu mềm, trước sau cho rằng: “Nhu chi thắng cương, nhược chi thắng cường, thiên hạ không ai biết”. Cái nhu thủ nhược quý giá của ông trên thực chất là một loại lý niệm xử thế lạc quan, độ lượng, coi thường cường đại mà không mất tự tin.

Nước chảy xuôi mà yên phận thấp hèn, không cùng vật cạnh tranh, cho nên không gây nên tranh chấp và thất bại. Đồng thời nước thiện đãi vạn vật, thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, vì vậy mà được vạn vật yêu thích. Lão Tử vì điều này ngộ ra một nguyên tắc xử thế rất trọng yếu: Cần phải thấp bé khiêm nhường, cần phải nhường nhịn, cần phải đối xử thiện đối với những người ở vị trí thấp hơn, gắng sức giúp đỡ người khác, để phòng tránh phân tranh, tránh thất bại, cảm hóa được lòng người.

Ông cho rằng: “Thượng thiện nhược thủy” (cái thiện cao cả là giống như nước yếu mềm). Cách xử thế tốt nhất là giống như nước, thiện lợi với vạn vật mà không tranh giành; chính vì bất tranh, mà không có nỗi ưu phiền vì thất bại, lại có thể làm cho mọi người vui vẻ mà ủng hộ.

Nước nhu mì nhưng lại có thể làm mòn cả đá. (Ảnh: Pinterest)

Lão Tử từ đặc tính thiện lợi với vạn vật của nước mà suy ra đạo làm người. Ông cho rằng: “Thiện giả, ngô thiện chi; bất thiện giả, ngô diệc thiện chi, đức thiện hĩ!” (người thiện ta đối xử thiện; người bất thiện, ta cũng đối đãi thiện, lấy đức đối xử thiện vậy). Tức là đối với những người tốt hay không tốt với ta, ta đều lấy thiện mà đối đãi, dùng thiện mà thành tựu đức tính cùng công lao sự nghiệp. Đây chính là phương thức xử thế của nước.

Tào Tuyết Cần trong Hồng Lâu Mộng kể rằng Tiết Bảo Thoa xử lý sự việc công bằng, ôn hòa, kín đáo, độ lượng; rằng cô ấy: “Hãn ngôn quả ngữ, nhân vị tàng ngu; an phận tùy thời, tự vân thủ chuyết” (tiết kiệm lời nói, người ta gọi là giấu ngu; an phận bất cứ khi nào có thể, tự cho rằng cần giữ sự kém cỏi). Lại nói Bảo Thoa “không so sánh với Đại Ngọc tự cho phép mình cao ngạo, trước mắt không bụi trần, lấy tâm của một người đầy tớ so sánh với Đại Ngọc”.

Lão Tử giảng: “Ngô hữu tam bảo, bảo nhi trì chi; nhất viết tư, nhị việt kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên” (ta có 3 vật báu, vì bảo vật mà giữ lấy; một là hiền từ, hai là cần kiệm, ba là không nên tranh trước thiên hạ). Theo cách nhìn của ông, đường đời gập ghềnh gian nan, thế sự khó lường, nhưng chỉ cần giữ sự từ bi thiện lương như nước, giản dị thuần phác, giữ vững ba Pháp bảo, thì nhất định có thể nhu mềm mà đạt được thắng lợi, thể hội được sự lạc quan, thư thái mỹ diệu của đời người.

Từ đặc tính của nước, thể hội được đạo trị quốc

Lão Tử rời bỏ triều đình, xa rời chính sự, nhưng sâu thẳm trong tư tưởng vẫn không quên thế gian tục sự. Ông từ trong đặc tính tự nhiên ôn hòa của nước, xem xét đến tệ đoan hiện thực chính trị lúc đương thời. Bản tính tự nhiên của nước là cầu hòa, cầu hòa là Tự Nhiên Thiên Đạo. Tự Nhiên Thiên Đạo cũng giống như giương cung vậy: “Cao giả ức chi, hạ giả cử chi” (người giương cung cao thì hạ thấp xuống, người giương cung thấp thì cần nâng lên), gọi là: “Tổn thất có thừa mà bổ sung không đủ”.

Xã hội lúc bấy giờ vừa lúc tương phản, biểu hiện là: “Tổn thất không đủ mà cung phụng có thừa”, đây chính là một loại thiếu sót công bằng. Vì vậy, Lão Tử cho rằng người làm chính trị cần lấy tâm thái bao dung độ lượng mà thực thi chính trị công bằng, đề ra: “Dung là công, công là vương”, cho rằng chính trị gia cần noi theo thủy tính, truy cầu công bằng, tự nhiên sẽ đạt được hiệu quả tốt đẹp.

Người nắm quyền lực xã hội vẫn luôn coi trọng việc lòng người ủng hộ hay phản đối. Nho giáo của Khổng Tử chủ trương chấp chính giả, nỗ lực khiến lòng dân quy thuận. Ví như bách xuyên (trăm sông) với đại hải (biển lớn) là do nước tụ lại mà thành. Nhưng tại sao lại là trăm sông chảy ra biển, biển thu nạp trăm sông? Lão Tử cho rằng, đó là vì biển lớn ở nơi vị trí thấp hèn, “Dĩ kỳ thiện hạ chi, cố năng vi bách cốc vương” (lấy thiện đặt ở dưới, có thể thành vương của trăm dòng chảy).

Từ đó Lão Tử cho rằng, là chính trị gia nếu muốn quy thuận lòng người, thì nhất định phải cam chịu ở vị trí thấp, trước mặt dân chúng nên khiêm tốn nhún nhường, lợi ích để sau. Cái gọi là: “Dĩ kỳ ngôn hạ chi”, “Dĩ kỳ thân hậu chi” (làm được việc tốt thì không cần phải nói ra, cũng không cần thể hiện phô bày ra trước mặt mà hãy đặt ở sau lưng), do vậy làm cho “thiên hạ vui vẻ đề cử mà không ghét”, tạo thành bách sông quy về biển lớn, cục diện vạn dân an lòng. Lão Tử nói: “Kẻ thiện dùng người vì (giúp) cấp dưới”, cũng chính là phương pháp đối nhân xử thế mà ông đề xướng.

Bản tính tự nhiên của nước là cầu hòa, cầu hòa là Tự Nhiên Thiên Đạo. (Ảnh: blog Xuite)

Chính trị nên giống như nước, làm lợi cho vạn vật

Nước thúc đẩy sự tăng trưởng của vạn vật, nhưng đối với vạn vật lại là: “Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trường nhi bất tể” (sinh tạo ra mà không chiếm hữu, sống vì vật mà lại không ỷ lại nhờ cậy, trường tồn mà không bị kẻ khác hủy diệt) – đây mới là đức tính cao nhất.

Theo cách nhìn của Lão Tử thì người lãnh đạo chính quyền phải nên giống như nước làm lợi cho vạn vật, như vậy mà trị nước chăm dân, đối với muôn dân trăm họ, sinh thành lợi ích mà không chiếm hữu, gắng sức phát triển mà không kiêu căng ỷ lại, thúc đẩy phát triển mà không thống trị. Ông cho rằng đây mới là cảnh giới cao nhất của người vi chính (chính trị gia), cũng được gọi là “Thái thượng, bất tri hữu chi; kỳ thứ, thân chi dự chi” (cao hơn tất cả là không ai biết đến mình; thứ yếu tiếp theo mới là danh vọng của bản thân).

Lấy phương thức công bằng chính trực và thái độ “trị thế vì dân” chính là thực hiện quy luật Thiên Đạo đặc tính tự nhiên của nước. Lão Tử cho rằng người chấp chính (người nắm quyền) tuân theo Thiên Đạo này, đem lợi ích của bách tính đặt lên phía trên, kiên định rộng lượng, bao dung, công bằng, khiêm cung, v.v., thì sẽ tự nhiên thành tựu được cương vị “bách cốc vương” (vua trăm dòng chảy) của biển nạp trăm sông.

Người làm vua ắt phải như nước, bao dung mọi điều nhưng cũng mạnh mẽ phi thường. (Ảnh: Youtube)

Từ đặc tính của nước, suy ra sự sinh thành của vũ trụ

Lão Tử lặng yên suy nghĩ về đặc tính của nước, phát hiện sự biến hóa qua lại giữa khí và nước, tiến đến suy xét về sự chuyển đổi giữa “không”, “cùng”, “có”, bởi vậy mà suy đoán và miêu tả sự sinh thành của vạn vật trong vũ trụ.

Nói về quan hệ giữa “có” và “không”, Lão Tử cho rằng chúng “đồng xuất nhi dị danh” (cùng xuất sinh ra mà tên khác biệt), là hai vật khác nhau nhưng bản chất lại tương đồng. Trên một ý nghĩa căn bản hơn, ông chỉ ra: “Thiên hạ vạn vật sinh vu hữu, hữu sinh vu vô” (thiên hạ vạn vật sinh ra ở “có”, ”có” sinh ở “không”), cho rằng từ trên sự sinh thành của vũ trụ mà giảng, “không” so với “có” càng nguyên sơ, càng căn bản.

Đối với trạng thái “không” này, Lão tử miêu tả: “Nhìn mà không thấy gọi là Di (vô sắc), nghe mà không biết gọi là Xi (vô thanh), sờ mà không được gọi là Vi (vô hình)”, cho rằng: “Nghênh chi bất kiến kỳ thủ, tùy chi bất kiến kỳ hậu” (nghênh đón mà không thấy làm đầu, tiễn cùng mà không thấy làm sau), là một loại vật mơ hồ không có hình thái, không có ảnh tượng.

Theo cách nhìn của Lão Tử, đó là trạng thái nguyên thủy của sinh thành vũ trụ, là trước cả trời đất thiên địa, không lệ thuộc vào vạn vật, cùng với vạn vật tuần hoàn qua lại. Sau này một cuốn sách mang tên “Ống dẫn” cho rằng vũ trụ sinh thành bởi “Tinh khí”, Lão Tử mặc dù không đưa ra bất cứ một nhận định cụ thể nào, ông chỉ nói rằng, miễn cưỡng có thể gọi là “Đạo”.

Lão Tử” tên thật là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, là người sáng lập Đạo giáo, đồng thời là tác giả cuốn “Đạo Đức Kinh”, một tác phẩm kinh điển truyền đời. (Ảnh: Wikipedia)

Lão Tử coi nước như một lý lẽ, ảnh hưởng sâu xa

Bởi nước và khí là “đồng xuất nhi dị danh” (cùng sinh ra mà khác tên), nước chính là một loại hình thái vô sắc vô thanh, vô hình vô dạng, nội trong phạm vi kinh nghiệm cảm giác, thuộc loại vật dường như “không” mà “có”, “có” mà “không”.

Lão Tử khi luận đàm về Đạo trời đất đã đặt câu hỏi: “Ai có thể gạn đục khơi trong? Tĩnh trong sự thanh lắng từ từ”, càng minh xác đem nước làm vật chỉ ý nghĩa này. Nên nói rằng, đối với khởi nguồn của vũ trụ, Lão Tử nói về sự hình thành của quan hệ “có” và “không” cho đến đặc tính căn bản của “không”, từ đó cho thấy sự biến hóa qua lại của khí và nước. Như vậy, ông từ hình thái biến hóa của nước đã suy đoán ra quá trình sinh thành của vũ trụ.

Lão Tử đối với nước cũng như đặc tính của nó mà thể ngộ ra phương pháp tư duy, ảnh hưởng rất lớn đến các nhà tư tưởng sau này. Ví dụ trong Binh Pháp Tôn Tử đề ra “Binh hình tượng nước”; Tuân Tử thì tán thành quân chủ cùng thứ dân “châu thủy chi dụ” (thuyền nước hiểu rõ nhau). Người trước xem trọng tính quy luật cùng tính linh hoạt trong sự vận động của nước; Người sau coi trọng sức mạnh không thể lấn át của nước và khu vực nước ngưng cuối nguồn. Hai nhà tư tưởng đều từ trong đặc tính tự nhiên của nước mà thể ngộ lý lẽ sâu lắng, tư tưởng trí huệ của Lão Tử về đặc tính nước đã tạo nên sự phát huy độc đáo.

Lão Tử dùng tâm tình tĩnh lặng để quan sát tính tất yếu của tự nhiên, ông từ trên đặc tính của sự vật thể ngộ ra phương cách xử thế nhu mì và bất tranh, thể ngộ ra đạo trị quốc công bằng và nhún nhường, từ sự biến hóa hình thái bên ngoài mà suy đoán và miêu tả sự sinh thành của vạn vật trong vũ trụ. Nước là một loại vật tự nhiên phổ thông, tu dưỡng sinh mệnh, Lão Tử còn đưa nước nâng cao thêm một bước là tu dưỡng tinh thần chân chính của con người, khiến cho nước tự nhiên có được nội hàm văn hóa tinh thâm, do vậy thành tựu nên trí huệ rộng lớn khoáng đạt.

Theo Secretchina
Tuệ Minh biên dịch