Tiếng sấm xuân vào tháng 2 Hoàng lịch đánh thức những loài côn trùng ẩn náu dưới lòng đất, đó là tuần hoàn âm dương bình thường, nhưng “đông lôi” – hay là sấm sét mùa đông – đến sớm lại là hiện tượng thời tiết dị thường. Nó đã được quan sát từ thời cổ đại. 

Phải chăng hiện tượng thời tiết bất thường này chỉ là một biểu hiện về mặt khí tượng? Hay nó đối ứng với trật tự và hỗn loạn của nhân sự thế gian?

Vào ngày 24 tháng 1 năm 2023, tức ngày mồng ba tháng Giêng hoàng lịch, tuyết rơi ở Yên Đài, Sơn Đông, Trung Quốc, kèm theo sấm chớp. Đây là tháng Giêng mà “đông lôi” được quan sát thấy ở Trung Quốc trong 4 năm liên tiếp kể từ năm 2020. Nói rằng đông lôi đối ứng với nhân sự thế gian, liệu có thực chứng ứng nghiệm nào không? Kinh nghiệm tích lũy quan sát khí tượng của các trí giả cổ đại và dân gian đã phát hiện ra hiện tượng khí hậu dị thường của “đông lôi” từ rất sớm.

Trí tuệ dân gian – tục ngữ dân gian nói về đông lôi như thế nào?

Trong các câu tục ngữ dân gian từ khắp Trung Quốc, có không ít câu nói về kinh nghiệm đông lôi, như:

  • “Lập xuân đả lôi, thập xứ chư lan cửu xứ không”, ý tứ là sấm sét lập xuân, mười chuồng heo chín trống rỗng.
  • “Lôi đả đông, thập cá ngưu lan cửu cá không”, ý tứ là sấm sét mùa đông, mười chuồng bò chín trống rỗng.
  • “Chính nguyệt lôi thanh phát, đại hạn nhất bách bát”, ý tứ là sét tháng Giêng, trăm linh tám đại hạn.
  • “Chính nguyệt lôi, biến địa tặc”, ý tứ là sét tháng giêng, khắp nơi đạo tặc.
  • “Chính nguyệt đả lôi thổ dung đôi (nhân cốt đôi), nhị nguyệt đả lôi phẩn cốc đôi, tam nguyệt đả lôi mạch cốc đôi”, ý tứ là sét tháng Giêng xương người chất đống, sét tháng Hai phân bón chất đống, sét tháng Ba ngũ cốc chất đống.
  • “Chính nguyệt đả lôi phần đống đống, nhị nguyệt đả lôi thanh thảo hôi, tam nguyệt đả lôi cốc đôi đôi”, ý tứ là sét tháng Giêng mộ phần chất đống, sét tháng Hai tro cỏ xanh, sét tháng Ba ngũ cốc chất đống.

Trước khi tiết khí tháng Giêng hoàng lịch chuyển giao sang lập xuân, sấm sét đánh trong tháng Giêng là đông lôi. Từ quan điểm tiết khí và hiện tượng học mà nói, sấm sét đánh trước khi côn trùng trong đất thức tỉnh được coi là đông lôi. Cuốn “Nhật lệnh thất thập nhị hậu tập giải” nói rằng sấm sét trong tháng Hai hoàng lịch là trạng thái tự nhiên bình thường: “Tiết tháng Hai, vạn vật bị tiếng sét đánh rung chuyển, thế gọi là đánh thức côn trùng.” Do đó, “đông lôi” là biểu tượng của trạng thái bất thường. Những câu tục ngữ trên nói sấm sét tháng Giêng sẽ phát sinh đại hạn, người tử vong lượng lớn, mộ phần chất đống, dân không thể mưu sinh sẽ chuyển sang làm đạo tặc, trong lịch sử có không ít loại hiện tượng mạt đại như vậy.

Vào năm 2022, theo thông tin thống kê của đài khí tượng chính thức Trung Quốc, vào ngày 13 tháng 2 công lịch (tức ngày 13 tháng giêng hoàng lịch), nhiều nơi ở Trung Quốc sẽ xuất hiện giông bão, đông lôi sẽ xuất hiện trên phạm vi rộng, và sấm sét tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Vào mùa hè năm nay, thời tiết nhiệt độ cao ở miền nam Trung Quốc kéo dài hơn hai tháng, dài nhất kể từ khi các kỷ lục bắt đầu vào những năm 1960, trong khi lũ lụt xuất hiện ở miền bắc.

Năm 2020, theo một video tự truyền thông do Phượng Hoàng net phát hành vào ngày 14 tháng 2, cho biết vào đêm ngày 13 tháng 2 năm 2020 (tức ngày 20 tháng Giêng hoàng lịch), hiện tượng sấm sét đã xuất hiện ở hơn 20 tỉnh, huyện, thị trên cả nước. Năm đó (2020) chính là thời điểm bắt đầu bùng phát dịch viêm phổi ở Vũ Hán. Vào năm 2023, theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, vào ngày 24 tháng 1, nhiệt độ giảm mạnh và có tuyết rơi dày. Một đoạn video do cư dân mạng ở Yên Đài đăng tải cho thấy, ngày 24/1 (tức mùng 3 tháng Giêng hoàng lịch), tuyết rơi ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, kèm theo sấm oanh chớp giật. Vào thời điểm này, cảnh tượng đón Tết trong tang lễ chưa từng có đã xuất hiện ở nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục, nơi nơi đều tang thương. “Chính nguyệt đả lôi mộ đống đống” – Sét tháng Giêng mộ phần chất đống đã ứng nghiệm một cách bi thảm.

Tục ngữ dân gian cũng nói “lôi đả tuyết” – sấm sét trong tuyết rơi:

“Lôi đả tuyết, nhân cật thiết”, ý tứ là sấm sét trong tuyết rơi, người ăn sắt

“Chính nguyệt tuyết đả lôi, Nhị nguyệt vũ bất hiết, Tam nguyệt thiểu ưng thủy”, ý tứ là tháng Giêng sấm đánh tuyết rơi, tháng Hai mưa dầm, tháng Ba thiếu nước gieo hạt.

Câu tục ngữ dân gian trên chỉ ra rằng nếu vào tháng Giêng hoàng lịch mà có hiện tượng “sấm sét tuyết rơi”, sẽ dẫn đến mưa gió không điều hòa, mất mùa nghiêm trọng, đó là điềm xấu.

Vào tối ngày 24 tháng 2 năm 2021 (tức ngày 13 tháng giêng hoàng lịch), ở Trịnh Châu không chỉ xuất hiện đông lôi tháng giêng, mà còn phát sinh hiện tượng đặc thù “sấm đánh tuyết rơi”. Vào năm đó, tại Trịnh Châu phát sinh sự kiện bất hạnh, thảm họa mưa lớn ngày 20 tháng 7.

Khí tượng học nghiên cứu đông lôi

Có phải đông lôi là một dấu hiệu đáng ngại? Vương Bảo Quán, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thay đổi môi trường Trung Nghiên Viện, nghiên cứu phát hiện[1], những năm lạnh giá trong lịch sử dễ xuất hiện đông lôi; Số lượng các cuộc chiến tranh trong các thời đại lịch sử so với số lần có đông lôi, trình hiện sự tương quan cao độ về mặt thống kê, khi đông lôi càng nhiều thì chiến tranh cũng càng nhiều, và biên giới trong lịch sử Trung Quốc chính là tương đối tiến về phía nam. Những năm thời tiết khô lạnh, mùa màng tương đối kém, dân chúng không có gì để ăn nên cướp kho lương thực, gây động loạn xã hội. Lấy ví dụ trong nghiên cứu, cuối thời nhà Minh tiến vào thời kỳ “tiểu băng hà”, khí hậu trở nên khô lạnh, hạn hán quy mô lớn phát sinh, dân không có gì để ăn. Sự xuất hiện của những toán cướp lưu động vào cuối thời nhà Minh đã lật đổ triều đại Minh, điều này với bối cảnh khí hậu là có liên quan.

Những trí giả cổ đại nghĩ gì về đông lôi?

Sách “Luận hoành – Lôi Hư” viết: “Đông lôi, nhân vị chi dương khí tiết.” – Điều này có nghĩa là đông lôi sớm phát là do thất thoát dương khí, đối ứng với thế gian nhân sự là hiện tượng thất thoát chính khí, gian tà hoành hành tràn lan.

“Hoài Nam Tử – Bổn Kinh Huấn” viết: “Xuân túc thu vinh, đông lôi hạ sương, giai tặc khí chi sở sinh” – chỉ ra rằng đông lôi là phản ứng do tặc khí của những kẻ gian trá giảo hoạt tác loạn dẫn đến.

“Văn Tự – Tinh Thành” viết: “Nghịch thiên bạo vật, tức nhật nguyệt bạc thực, ngũ tinh thất hành, tứ thì tương thừa, trú minh tiêu quang, san băng xuyên hạc, đông lôi hạ sương.” – chỉ ra rằng đông lôi là một loại hiện tượng do phản ứng thiên tượng của bạo chính nghịch thiên, nghịch dân hại vật dẫn đến.

“Ý Lâm – Văn Tử tập 12” viết: “Trú minh dạ quang, san băng xuyên hạc, đông lôi hạ sương, thử quốc chi tương vong dã.” – chỉ ra ngày u ám đêm dạ quang, núi lở sông cạn và sấm sét mùa đông là điềm báo vong quốc.

Ngoài ra, “Dịch Yêu Chiêm” viết: “Thiên đông lôi, địa tất chấn.” (Trời mùa đông  sấm sét, ắt có động đất). Gần đây, nó thường xuyên ứng nghiệm. Mới ngày 26/1/ (tức mùng 5 tháng giêng Hoàng lịch), một trận động đất mạnh 5,6 độ richter đã xảy ra tại huyện Lô Đinh, châu Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, hơn 100 dư chấn đã được ghi nhận. Bốn ngày sau, vào ngày 30 tháng 1, một trận động đất mạnh 6,1 độ richter xảy ra ở huyện Sa Nhã, tỉnh Aksu, Tân Cương, độ sâu tiêu cự là 50km, trên dưới, trái phải rung lắc, cảm giác chấn động cường liệt.

Nhìn chung, đông lôi đối ứng với loạn tượng mạt thế của sự mất điều tiết âm dương và mất đi chính khí, nếu nghiêm trọng thì đó là dấu hiệu của chính quyền bạo chính vong quốc.

Thể nghiệm của người dân về đông lôi

Vào tháng Giêng hoàng lịch trong bốn năm liên tiếp, đông lôi thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc đại lục. Thế hệ những người lớn tuổi hơn trong dân gian đã tự mình đích thân thể nghiệm sự ứng nghiệm của đông lôi. Một bài đăng trên Weibo vào ngày 20 tháng 1 năm 2023 cho biết:

“Chú tôi đã tám mươi bảy tuổi, hôm nay chú bảo tôi, ngày đông sét đánh, tất có tổn thất. Dân gian có câu: ‘Tháng mười sét đánh tổn gia súc, tháng mười một sét đánh tổn đại thần, tháng Chạp sét đánh tổn quân vương, tháng Giêng sét đánh tổn nhân khẩu.’ Ông ấy nói đã từng gặp sấm sét vào tháng 10, tháng 11 và tháng 12 trong đời, và mọi chuyện đều ứng nghiệm, nhưng sấm sét tháng Giêng thì ông chưa từng thấy. Mãi đến năm Canh Tí 2020 sét đánh tháng Giêng, ông mới tự mình chứng kiến, không ngờ đã ba năm rồi đều như thế.”

Kể từ năm Canh Tí 2020, Trung Quốc đại lục đều hứng chịu đông lôi vào mỗi tháng Giêng, các năm 2021, 2022 và 2023, không có ngoại lệ trong 4 năm liên tiếp. Đối ứng với hiện tượng đông lôi tháng Giêng bốn năm liền, sự bùng phát của dịch bệnh viêm phổi do virus Trung Cộng (COVID-19) ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc, và tình hình thậm chí còn rõ ràng hơn khi tiến vào năm thứ tư, tốc độ lây nhiễm mãnh liệt, tỷ lệ lây nhiễm và tình trạng bệnh chuyển nặng đều giành ngôi vị “số 1 thế giới”. 

Trong hơn ba năm liên tiếp, chính sách chống dịch của ĐCSTQ biến hóa khó lường, coi thường tính mạng con người, tạo thành tình thế dịch bệnh diễn biến hoàn toàn tương phản và trái ngược với thế giới, số người tử vong vô cùng nhiều, không thể không nói là thiên tượng dị thường đã ứng nghiệm tại nhân gian. Trường đại dịch bệnh chưa qua, mà càng ngày càng kỳ quái, càng ngày càng lợi hại, hết thảy đều nằm ngoài tầm kiểm soát và kinh nghiệm của các chuyên gia virus học, duy chỉ ông Trời mới có lời giải.

Phương pháp giải cứu

Từ cổ xưa, dân tộc Trung Hoa đã truyền thừa quan niệm văn hóa tư tưởng về sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên – Thiên nhân hợp nhất, tìm hiểu ý nghĩa thực sự của sinh mệnh và tương lai, kính cẩn thận trọng tuân thủ theo Thiên đạo của thiên thể vũ trụ được khai thị mà thi hành: Cổ nhân phát hiện “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, Thánh nhân tương chi”, thiên tượng đối ứng với được mất thiện ác của thế gian nhân sự, cũng là điềm báo trước sự thực, do đó Thánh nhân đều tuân thủ khải thị của thiên tượng mà tu hành. Các triều các đại, từ thiên tử đến vạn dân, đều kiền thành kính sợ thiên đạo, tuân thuận thiên lý, dùng hành thiện đạo, tích phúc đức, nghiêm khắc với chính mình, người tu luyện lấy việc tống khứ tư dục mà siêu xuất phàm tục, thăng hoa tự bản thân. Trong sử sách các thời đại đều lưu lại những ghi chép về sự khải thị và ứng nghiệm của thiên tượng, trong thời đại mạt thế, thiên tượng dị thường càng đặc biệt nhiều.

Ở Trung Quốc đại lục, đông lôi lần lượt phát sinh trong bốn năm liên tiếp, cộng thêm các thiên tượng di thường xảy ra thường xuyên và hàng loạt các sự việc bạo hành vô nhân đạo xảy ra trong thời kỳ này dưới sự thống trị của ĐCSTQ, đông lôi hẳn là điềm báo trước sự diệt vong của chính quyền cường bạo của ĐCSTQ. Những người dưới sự thống trị của nó, và những người có quan hệ mật thiết với nó cần phải làm sao?  

Giữa đại kiếp dịch bệnh, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã sớm đưa ra những khải thị từ bi để người dân tự cứu mình ngay từ ngày 19 tháng 3 năm 2020. Ngài chỉ rõ:

“Kỳ thực, bản thân ôn dịch là nhắm vào nhân tâm, đạo đức biến hoại, nghiệp lực vì thế mà đến. Nếu như trận ôn dịch này là do Thần an bài, biện pháp nào có thể phát huy tác dụng? Bởi vì đây là Thần muốn làm. Có người cũng biết là như vậy, liền đi cầu Thần bảo hộ, khả năng vẫn là không tác dụng. Tại sao? Bởi vì nhân tâm bất hảo, nghiệp lực lớn thì chính là cần đào thải đi, tại sao phải bảo hộ quý vị? Con người nên hướng tới Thần mà thật tâm sám hối, tự mình có chỗ nào bất hảo, hy vọng Thần cho cơ hội sửa chữa, mới là biện pháp, mới là linh đan diệu dược.

Nhưng bệnh dịch “Virus ĐCSTQ” (Viêm phổi Vũ Hán) hiện nay là có mục đích, có mục tiêu mà đến. Nó là đến để đào thải phần tử tà đảng (ĐCSTQ), những người liên minh với tà đảng. Không tin quý vị xem xem, những quốc gia nghiêm trọng nhất đều là thân cận với tà đảng, con người cũng như thế. Vậy thì đâu là biện pháp? Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng về phía tà đảng, bởi vì đằng sau nó là con quỷ sắc đỏ, biểu hiện hành vi là lưu manh, không việc ác nào không làm. Thần muốn bắt đầu tiêu trừ nó, những người đứng trong hàng ngũ của nó, ủng hộ nó đều bị đào thải.”

Đại sư Lý Hồng Chí cũng chỉ rõ: “Sự cải biến nhân tâm sẽ khiến sự tình chuyển hướng chính diện.”

Nguy cơ của đại dịch này đã cho chúng ta cơ hội thâm khắc để tự cảnh tỉnh bản thân. Mong rằng thiên tượng đông lôi có thể đưa ra lời cảnh báo sâu sắc cho người dân Trung Quốc, và chân thành hy vọng rằng người dân khắp thiên hạ có thể xuất phát từ chân tâm của mình, trở về với bản chất tốt đẹp thiện lương, tránh xa tà ác, vượt qua khảo nghiệm của dịch bệnh.

Tác giả: Nhẫm Thục Nhất, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch