Năm 2025, hồng hoa khai tận bạch hoa khai, thời khắc cải triều hoán đại sẽ đến? 1000 năm trước đã dự ngôn về cuộc tổng tuyển cử tại Đài Loan? Quan hệ hai bờ eo biển rốt cuộc là như vậy sao?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Thời gian trôi qua thật nhanh, năm Mão đã trôi qua trước mắt chúng ta, năm Thìn 2024 trong dự ngôn là một năm đa tai đa nạn. Khi tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới, chúng ta hãy tổng kết lại, xem xét những dự ngôn mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây để nói về tương lai của Trung Quốc.

Khí vận của Hồng triều – 1948

Đầu tiên hãy nói về một chủ đề được mọi người tương đối quan tâm hơn, đó là khí vận của triều đại đỏ bắt đầu từ năm nào? Theo “Thơ của thiền sư Hoàng Bách”, nó không phải bắt đầu vào năm 1949 khi ĐCSTQ lên nắm chính quyền, mà là một năm trước đó, năm 1948.

“Thơ của thiền sư Hoàng Bách” nói thế này: 

赤鼠時同運不同,Xích thử thời đồng vận bất đồng,
中原好景不為功。Trung Nguyên hảo cảnh bất vi công.
西方再見南軍至,Tây phương tái kiến Nam quân chí,
剛到金蛇運已終。Cang đáo kim xà vận dĩ chung.

Chúng tôi đã đề cập trước đây khi giải đọc “Thơ của thiền sư Hoàng Bách” rằng “xích thử”, tức chuột đỏ trong câu đầu tiên là chỉ hai năm con chuột. Đối với Hồng triều mà giảng, “Xích thử thời đồng vận bất đồng”, chính là nói về một năm chuột sinh, một năm chuột chết. 

Năm sinh là chỉ năm 1948, năm Mậu Tý. Năm đó, ĐCSTQ chiếm được các thành phố và vùng lãnh thổ chiến lược, thắng liên tiếp ba chiến dịch lớn, nhanh chóng chiếm được một nửa giang sơn, tốc độ rất nhanh, vận thế rất cường, rất ấn tượng. Vì vậy, năm con chuột 1948 có thể nói là khởi đầu khí vận quốc gia của ĐCSTQ.

Dự ngôn của quốc sư Chương Gia

Kỳ thực, ngay từ vài năm trước khi kháng chiến chống Nhật thắng lợi, đại sư Chương Gia, được biết đến với tư cách là quốc sư của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đã nhìn thấy tình huống này trong tương lai. Khi đó, ông từng đề xuất kiến nghị tám chữ với Tưởng Giới Thạch, gọi là “Thắng bất ly An, bại bất ly Loan”, kiến nghị Chính phủ Quốc dân đảng dời đô về Tây An để ổn định chính quyền. Có người nói, nếu năm đó Tưởng Giới Thạch nghe theo lời khuyên của Chương Gia, thì Trung Quốc đại lục đã không như bây giờ. Tiếc rằng trên đời mọi chuyện đều có thể xảy ra, không có chữ “nếu”.

Nói đến đại sư Chương Gia, ông ấy là nhân vật có thân thế rất cao. “Chương Gia” thực ra không phải là một cái tên, mà là một danh hiệu, là tôn xưng “Phật sống chuyển thế” của giáo phái Cách Lỗ của Phật giáo Tây Tạng, không khác gì danh hiệu “Đạt Lai Lạt Ma”. Kể từ khi Chương Gia nhị thế được Hoàng đế Khang Hy phong tặng danh hiệu “đại quốc sư”, Chương Gia từ thế hệ này đến thế hệ khác đều là đại quốc sư của các hoàng đế nhà Thanh.

Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Chương Gia đời thứ bảy mới 22 tuổi đã sớm tuyên bố ủng hộ nền cộng hòa. Chính phủ Quốc Dân cũng vui vẻ tiếp nạp vị đại quốc sư này. Sau đó, Chương Gia tiếp tục đưa ra những đề xuất sách lược với chính phủ Quốc Dân, trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, ông đã đi khắp Mông Cổ, ổn định lòng dân giúp chính phủ Quốc Dân.

Sau “Sự biến ngày 7 tháng 7” năm 1937, Nhật Bản xâm lược toàn diện Trung Quốc. Đương thời, sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản có sự chênh lệch rất lớn, quân đội quốc gia do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo từng bước rút lui, chịu thua liên tiếp mấy chiến dịch lớn, thậm chí vào cuối năm, quân phát xít Nhật đã gây ra vụ đại thảm sát Nam Kinh khiến cả thế giới chấn động. 

Lúc này, Chương Gia nảy ra một ý tưởng, nói với Tưởng Giới Thạch: “Dời đô về Trùng Khánh, kháng Nhật khả dĩ thắng”. Trong tình huống không còn con đường nào khác, Tưởng Giới Thạch đã nghe theo kiến nghị này của ông. Sau này có thầy chiêm tinh phân tích, nói rằng đại sư Chương Gia kế sách vô cùng xảo diệu, giúp Tưởng Giới Thạch vượt qua một đại kiếp. Nguyên lai là do năm 1937 xuất hiện thiên tượng “Huỳnh hoặc thủ tâm”, tức sao Hỏa nằm ở trung tâm, đây là điềm đại hung, đối ứng là kiếp nạn lớn đối với bậc đế vương, và phải gánh chịu kiếp nạn này chính là Tưởng Giới Thạch, người nắm quyền lực thực chất trên mảnh đất Trung Hoa đại địa đương thời. Thầy chiêm tinh này nói, nếu không dùng đối sách của Chương Gia, Tưởng Giới Thạch rất có khả năng năm đó đã tử chiến, và sau khi ông chết, quân Nhật sẽ chiếm lĩnh toàn bộ Trung Nguyên. Đại sư Chương Gia rất có khả năng đã tính đến hậu quả này, do đó mới dùng đến phương thức dời đô để giúp Tưởng Giới Thạch hóa giải đại kiếp này, tránh cho Trung Hoa đại địa khỏi bị ngoại tộc xâm chiếm. 

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chuyển đến Trùng Khánh quả nhiên đã khởi sắc về phương diện quân sự, sau đó nhận được sự giúp đỡ của người Mỹ, cuối cùng đuổi được quân Nhật ra khỏi biên giới. Tuy nhiên, trước khi kháng Nhật thắng lợi, đại sư Chương Gia lại đề xuất một chủ ý khác, nói rằng chúng ta không nên quay lại Nam Kinh hay ở lại Trùng Khánh, mà hãy đến Tây An. Tại sao lại như vậy?

Nguyên do là thiên tượng lại biến đổi. Lúc đó, sao Thổ bắt đầu tiến nhập vào vị trí chòm sao Tỉnh Tú. Không giống như sao Hỏa, sao Thổ là phúc tinh. Người Trung Quốc cổ đại đối ứng 28 tinh tú trên bầu trời với các địa khu trên mặt đất, tin rằng những biến hóa của thiên tượng sẽ dẫn đến những biến hóa ở các địa khu đối ứng. Vậy đâu là khu vực đối ứng trên mặt đất mà Tỉnh Tú phúc tinh cao chiếu? Đó chính là đất Tần, một phần của Thiểm Tây.

Chòm sao Tỉnh Tú (Ảnh: Wiki)

Đương thời, ĐCSTQ đã âm thầm kiến lập chính quyền ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây, bắt đầu được thẩm thấu phần phúc khí này của sao Thổ. Chương Gia nhìn thấy điều này không được, chính phủ Quốc Dân mới là chính quyền chính thống Trung Hoa, do đó ông đã đưa ra kiến nghị cho Tưởng Giới Thạch, rằng chúng ta nên dời đô về Tây An, trấn áp Diên An. Nghe nói đương thời chính phủ Quốc Dân đã thực sự cân nhắc kiến nghị này, tính sẽ kiến lập Tây Kinh ở Tây An, nhưng đáng tiếc kế hoạch cuối cùng không thành, họ phải chuyển về Nam Kinh, kết quả bị rơi vào lời nguyền phong thủy “Định đô tại Nam Kinh tất đoản mệnh”, đã nhanh chóng đánh mất quyền lực thống trị ở Trung Quốc đại lục. 

Còn tại Diên An, Thiểm Tây, từ năm 1944 đến năm 1948, sao Thổ luôn ở vị trí Tỉnh Tú nên luôn là cục diện được phúc tinh cao chiếu. Vì được hưởng phúc khí này, ĐCSTQ bắt đầu trở nên bất khả chiến bại trên chiến trường nội chiến, đến năm chuột mệnh Thổ, tức là năm 1948, vận thế này đạt đến đỉnh cao, quân đội của chính phủ Quốc Dân Đảng dù có đánh thế nào cũng thua.

Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc là Quốc dân đảng dù binh bại như núi lở, đã lật ngược cục diện ở đảo Kim Môn, tỉnh Phúc Kiến như thể có Thần trợ giúp, giành đại thắng ở Cổ Ninh Đầu. Đây là trận Kim Môn nổi tiếng trong lịch sử. Sư đoàn 201 của Quân Thanh niên do tướng Tôn Lập Nhân đích thân huấn luyện đã chiến đấu dũng mãnh, sau ba ngày giao tranh ác liệt, toàn bộ quân Giải phóng của ĐCSTQ đổ bộ lên đảo cuối cùng đã bị tiêu diệt.

Khi biết tin, Tưởng Giới Thạch thoạt đầu không dám tin, bởi vì chỉ không quá một năm mà đã thua liên tiếp. Sau khi xác nhận lại ba lần, ông nói trong nước mắt: “Đài Loan an toàn rồi.” Từ đó trở đi bắt đầu cục diện phân chia eo biển Đài Loan, và dự ngôn của đại sư Chương Gia rằng “Bại bất ly Loan” đã trở thành hiện thực.

Đúc kết lại, vào năm chuột 1948, ĐCSTQ đã được sao Thổ phúc tinh chiếu mệnh, giành được thế lớn, đánh đuổi chính phủ Quốc Dân và thiết lập chính quyền của riêng mình ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, 72 năm sau, lại có một năm chuột, là năm Canh Tý 2020, vận thế của ĐCSTQ lúc này lại hoàn toàn khác. Vào năm này, loại virus Corona mới, virus của ĐCSTQ bùng phát mạnh mẽ. Dưới các biện pháp phong tỏa khắc nghiệt, trăm họ sống không bằng chết. Những tòa nhà chưa hoàn thiện, nguồn cung bị cắt, các loại giông bão xuất hiện không ngừng, những sự kiện phản kháng của nhân dân lúc khởi lúc phục. Vì vậy, năm 2020 là một bước ngoặt quan trọng đối với chính quyền sắc đỏ của ĐCSTQ, vốn đã khí vận đại suy, bước tới sụp đổ, cũng chính là “Xích thử thời đồng vận bất đồng”.

Vậy khi nào hồng triều sẽ kết thúc? “Tây phương tái kiến nam quân chí, cang đáo kim xà vận dĩ chung.” Ý tứ là vận số của nó sẽ kết thúc khi vừa đến năm rắn vàng. Cách giải phổ biến nhất trên mạng hiện nay là vào năm rắn tiếp theo, năm Ất Tỵ 2025. Vậy ai sẽ đến kết thúc nó? “Nam quân”. “Nam quân” này có thể là ai? Hãy xem những dự ngôn khác nói gì.

Hồng hoa khai tận bạch hoa khai

Đầu tiên chúng ta hãy xem “Kim Lăng tháp bi văn”. “Kim Lăng tháp bi văn” được cho là do Lưu Bá Ôn, quân sư khai quốc triều Minh viết ra và được phát hiện tại tháp Kim Lăng ở Nam Kinh vào năm thứ 16 của Trung Hoa Dân Quốc. Trong bia văn viết: “Hồng hoa khai tận bạch hoa khai, Tử kim sơn thượng mỹ nhân lai”.

Một số người cho rằng hồng hoa (hoa đỏ) và bạch hoa (hoa trắng) có thể lý giải là quốc huy của hai nước, quốc huy của Trung Quốc đại lục và quốc huy của Đài Loan. Quốc huy của Trung Quốc đại lục có màu đỏ, đây chính là “hồng hoa”. Quốc huy của Đài Loan là “Thanh thiên bạch nhật”. Trong đó màu xanh phần nền tượng trưng cho sự quang minh thuần khiết, dân tộc và tự do; màu trắng tượng trưng sự thẳng thắn vô tư, dân quyền và bình đẳng. 12 tia sáng ban ngày tượng trưng cho 12 thời thần, trông giống như 12 cánh hoa, rất giống “bạch hoa” phải không? Và “Tử kim sơn” ở đâu? Đó vừa khớp là Nam Kinh, thủ đô cũ của chính phủ Quốc Dân. Còn “mỹ nhân” thì sao? Có thể là chỉ người Mỹ?

Quốc huy của Đài Loan
Quốc huy Trung Quốc

Sau khi liên kết những mảnh ghép này với nhau, chúng ta có thể dễ dàng đưa ra cách giải thích: Rất có khả năng là dưới sự điều đình hoặc tương trợ của Mỹ, Trung Hoa Dân Quốc đã phục hồi lại quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục, và có lẽ sẽ một lần nữa dời đô trở lại Nam Kinh. Lúc này, quốc huy năm sao màu đỏ của ĐCSTQ không còn xuất hiện trên mảnh đất Trung Hoa, mà thay vào đó là quốc huy Đài Loan với bầu trời xanh và mặt trời trắng. Đây chính là “hồng hoa khai tận bạch hoa khai” – hoa đỏ nở hết hoa trắng nở.

Về thuyết pháp Nam Kinh sẽ trở thành thủ đô mới của Trung Quốc, nó cũng đã được đề cập trong bài thơ dự ngôn của đại sư Bộ Hư ở núi Thiên Đài. Những bài thơ dự ngôn của đại sư Bộ Hư được lưu hành trên mạng được gọi là Nột thi, tổng cộng có 12 bài thơ. Bài thứ 11 trong số đó nói về tương lai giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Bài thơ thứ 10 viết: “紅霞蔚,白雲蒸,落花流水兩無情,四海水中皆赤色,白骨如丘滿崗陵,相將玉兔漸東升” Đọc theo âm Hán Việt là: Hồng hà úy, bạch vân chưng, lạc hoa lưu thủy lưỡng vô tình. Tứ hải thủy trung giai xích sắc, bạch cốt như binh mãn cương lục, tương tương ngọc thố tiệm Đông thăng. 

Trên mạng có người giải đọc, nói “Hồng hà úy, bạch vân chưng” – tức là ráng đỏ rực, mây trắng bốc lên – rất có khả năng là đám mây hình nấm được tạo ra sau khi bom hạt nhân phát nổ. Hai bờ chiến tranh tàn khốc, cảnh tượng vô cùng thê thảm – “Tứ hải thủy trung giai xích sắc, bạch cốt như binh mãn cương lục”, tức là nói, nước trong bốn biển đều đỏ rực, xương trắng chất cao như đồi núi.

Tuy nhiên, một số người giải thích rằng ráng đỏ ám chỉ ĐCSTQ sùng thượng màu đỏ, còn mây trắng ám chỉ quốc huy “thanh thiên bạch nhật” của Trung Hoa Dân Quốc. Cả hai đều không thể khiến đối phương phục tùng, đây chính là “lạc hoa lưu thủy lưỡng vô tình”. “Tứ hải thủy trung giai xích sắc, bạch cốt như binh mãn cương lục” là ám chỉ sự thâm nhập của chủ nghĩa Cộng sản có thể dẫn đến chết chóc mang tính thảm nạn trên toàn thế giới, chẳng hạn, sự lưu hành của bệnh dịch virus Corona mới của ĐCSTQ. 

Nhưng sau đó, “Mộc thố Thánh nhân” – tức Thánh nhân sinh năm Thỏ mệnh Mộc được đề cập đến trong “Tương tương ngọc thố tiệm Đông thăng” cũng như trong rất nhiều dự ngôn khác liền xuất hiện, rồi hòa bình cũng đến.

Đây là lời trong bài thơ thứ 11: “蓋棺定,功罪分,茫茫海宇見承平,百年大事渾如夢,南朝金粉太平春,萬里山河處處青” Đọc âm Hán Việt là “Cái quan định, công tội phân, mang mang hải vũ kiến thừa bình, bách niên đại sự hồn như mộng, Nam triều kim phấn thái bình xuân, vạn lý sơn hà xứ xứ thanh.”

“Cái quan định, công tội phân”, nghe cảm giác có điểm hơi giống cuộc Đại Thẩm Phán của ngày tận thế được nhắc đến trong các dự ngôn phương Tây, và rồi hòa bình sẽ đến: “Mang mang hải vũ kiến thừa bình”. Liên quan đến câu “Bách niên đại sự hồn như mộng”, trên mạng có nhiều người giải đọc, nói nó có lẽ là chỉ việc thống nhất eo biển Đài Loan mà ĐCSTQ luôn coi là đại sự trăm năm kiến quốc cuối cùng chỉ giống như một giấc mơ không nào thành hiện thực. Tuy nhiên, eo biển Đài Loan khả năng cuối cùng vẫn có thể được thống nhất, và được thống nhất trong tay chính quyền mới.

Liệu chính quyền mới này có phải là Trung Hoa Dân Quốc hay không thì trong dự ngôn không nêu rõ, nhưng thủ đô của chính quyền mới có thể là Nam Kinh. Hãy xem lại câu “Nam triều kim phấn thái bình xuân, vạn lý sơn hà xứ xứ thanh”, vì là cổ đô của sáu triều đại, Nam Kinh từng thập phần phồn hoa, được đặt mỹ danh là “Bắc địa yên chi, Nam triều kim phấn” – son hồng của phương Bắc, phấn vàng của các triều đại phía Nam. Vì vậy, từ sự ngôn này, chúng ta có thể thấy rằng Nam Kinh sẽ phục hồi lại phồn hoa ngày xưa cũ, và vạn lý sơn hà của Trung Quốc sẽ hiển hiện sức sống mãnh liệt, hết thảy đều đang đi đúng hướng.

Kim Lăng trọng chỉnh hồi cố hương

Thật trùng hợp, bài thơ dự ngôn của một Đạo gia chân nhân vào cuối thời nhà Thanh: khâm thiên giám Lưu Bồi, cũng đề cập vô cùng minh xác việc Trung Hoa Dân Quốc trở lại Nam Kinh. Trong bài thơ dự ngôn viết: (天時浩劫萬國愁,龍頭蛇尾惡魔休) “Thiên thời hạo kiếp vạn quốc sầu, long đầu xà vĩ ác quỷ hưu”, (馬歸舊槽渡長, 金陵重整回故鄉,掃盡群魔安天下,終歸中國定家邦) “Mã quy cựu Tào độ Trường Giang, Kim Lăng trọng chỉnh hồi cố hương, tạo tận quần ma an thiên hạ, chung quy Trung Quốc định gia bang”.

Ác ma trong bài thơ, rất nhiều người trên mạng giải đọc, nói rằng đó hẳn là chính quyền ĐCSTQ tại đại lục. Con ác mà này đã khiến cả thế giới phải trải qua một hạo kiếp. Tuy nhiên, thời gian của hạo kiếp sẽ không dài, cũng giống như trong nhiều dự ngôn đề cập, rất có thể năm rồng 2024 và năm rắn 2025 hết thảy đều sẽ kết thúc – “Long đầu xà vĩ ác quỷ hưu”. Trung Hoa Dân Quốc sẽ “mã quy cựu Tào”, quay trở về cố hương “Kim Lăng”, cũng chính là Nam Kinh. Sau đó quần ma quét sạch, thiên hạ an định, xã hội Trung Quốc sẽ ổn định trở lại.

Trở lại làm chủ Trung Nguyên

Vậy liệu Trung Hoa Dân Quốc có thể thực sự lần nữa làm chủ Trung Nguyên?

Có người nói rằng nó được viết rất rõ ràng trong “Thôi Bối Đồ”. Hình ảnh thứ 43 trong “Thôi Bối Đồ” nói về quan hệ eo biển Đài Loan. Trong bài thơ có một thời điểm phi thường trọng yếu, đó là “Hắc thố tẩu nhập thanh long huyệt” – thỏ đen bước vào hang rồng xanh – đây chính là điểm thời gian giao giới giữa năm thỏ 2023 (năm mèo theo lịch Việt Nam) và năm rồng 2024. Điểm thời gian này vì sao trọng yếu tới mức từ một ngàn năm trước đã được nhắc đến trong dự ngôn? Hiện tại quay đầu nhìn lại, mọi người thấy rất rõ phải không? Cuộc tổng tuyển cử tại Đài Loan. Kết quả của cuộc tổng tuyển cử lần này vì sao trọng yếu đến vậy, nó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai, trước mắt chúng ta còn chưa thể nhìn thấy, nhưng nếu mọi người ngồi xuống và chậm rãi quan sát, có thể một tương lai đáng kinh ngạc đang bắt đầu từ đây.

Hơn nữa, trong hình ảnh phối kèm hình ảnh 43 của “Thôi Bối Đồ” có một chi tiết rất đáng suy ngẫm, đó chính là mối quan hệ giữa hai người một lớn một nhỏ. Người lớn đứng ở hướng Tây Bắc, giơ tay ra như muốn đánh đứa trẻ, đối ứng là chính quyền ĐCSTQ luôn trừng trừng hau háu nhìn Đài Loan. Tuy nhiên, đứa trẻ không hề sợ hãi mà nhìn thẳng về phía trước, bước đi vững vàng. Điều thú vị là đứa trẻ thân mặc quan phục, còn người lớn kia lại mặc quần áo bình dân. Có người giải thích rằng Trung Hoa Dân Quốc tuy hiện nay yếu nhược, nhưng nó mới là vương triều chính thống của Trung Quốc.

Thậm chí, có người còn cho rằng Trung Hoa Dân Quốc tuy là một quốc gia dân chủ, nhưng lại kế thừa nền văn hóa cổ xưa hàng nghìn năm của Trung Quốc, có “Ấn của Trung Hoa Dân Quốc” được làm bằng ngọc xanh biếc điểm hoa mai khắc thành. Quốc ấn là biểu tượng của hệ thống pháp luật quốc gia. Trung Hoa Dân Quốc cũng có niên hiệu, sử dụng chữ Hán truyền thống, dùng phương thức niên kỷ truyền thống. Những thứ này Trung Quốc đại lục đều không có. Vậy nếu đến khi thiên tượng chuyển biến, vận thế của ĐCSTQ đi đến đầu chót, Trung Hoa Dân Quốc sao có thể không trở về quê hương?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch