Kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên được đưa lên quỹ đạo năm 1957, chúng ta đã có tròn 60 năm thực hiện ước mơ chinh phục không gian. Bên cạnh những thành công là không ít máu và nước mắt của biết bao thế hệ các nhà chính trị, khoa học, phi hành gia và rất nhiều những con người không tên khác luôn hết mình cho ước mơ khám phá bầu trời. 


Ngày 4/10/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 lên quỹ đạo, mở ra kỷ nguyên chinh phục không gian cho loài người.


Ngày 3/11/1957, Liên Xô phóng tiếp vệ tinh Sputnik 2 đưa sinh vật sống đầu tiên là chú chó Laika ra ngoài không gian.


Bức ảnh đầu tiên về phần tối của mặt trăng được trạm thăm dò tự động Lunar 3 của Liên Xô gửi về ngày 7/10/1959.


Ngày 12/04/1961, Yuri Gagarin trở thành công dân Địa Cầu đầu tiên bay vào vũ trụ, khoang đổ bổ của tàu vũ trụ Phương Đông -1 đưa ông quay về an toàn sau 108 phút bay quanh Trái Đất.


Từ 16-19/06/1963: nhà du hành vũ trụ Liên Xô Valentina Tereshkova là người phụ nữ đầu tiên khám phá không gian trên chuyến bay 48 vòng quanh Trái Đất.


Ngày 18/3/1965, phi hành gia Liên Xô Alexei Leonod bước ra khỏi tàu Voskhod 2 thực hiện chuyến đi bộ trên vũ trụ đầu tiên trong 12 phút.

Ngày 18/10/1967, tàu thăm dò Venera 4 của Liên Xô đã tiến nhập thành công vào bầu khí quyển sao Kim và thực hiện một số thí nghiệm khoa học.


Ngày 21/12/1968, Mỹ phóng tàu Apollo 8 – tàu vũ trụ đầu tiên có người lái bay quanh Mặt Trăng.


Ngày 20 tháng 7 năm 1969, Mỹ thành công trong việc đưa tàu Apollo 11 và hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.


Ngày 17/11/1970, tàu Luna – 17 của Liên Xô đưa xe tự hành đầu tiên mang tên Lunokhod – 1 đổ bộ xuống mặt trăng. Tổng cộng, Lunokhod 1 hoạt động 322 ngày, di chuyển 10.5 km trên mặt trăng và gửi về trái đất hàng nghìn tấm ảnh, đặt nền tảng cho các thế hệ xe tự hành sau này.


Ngày 19/04/1971, trạm không gian đầu tiên của con người mang tên Saluyt -1 do Liên Xô sản xuất được đưa lên quỹ đạo Trái Đất.


Nhà du hành vũ trụ Việt Nam, Phạm Tuân cùng các đồng nghiệp Liên Xô trên trạm vũ trụ Saluyt 6 năm 1980


Từ 17-19/07/1975, trong khuôn khổ chương trình hợp tác không gian giữa Liên Xô và Mỹ. Các phi hành gia đã thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối đầu tiên giữa hai tàu vũ trụ Apollo và Soyuz trên quỹ đạo.


Ngày 12/08/1981: Mỹ phóng thành công tàu con thoi Columbia – phi thuyền đầu tiên có thể quay trở về Trái Đất dưới phương thức hạ cánh như máy bay (trước đó chỉ có một mô đun của tàu vũ trụ trở lại).


Ngày 29/01/1986: Bảy nhà du hành Mỹ hi sinh khi tàu con thoi Challenger phát nổ chỉ 73 giây sau khi phóng.


Ngày 26/12/1993, Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA chụp được một bức ảnh mà rất nhiều người tin rằng, đó là bức ảnh chụp thiên đường.

Xem thêm:

Ngày 4/7/1997, NASA thành công trong việc đưa xe tự hành đầu tiên mang tên Sojourner đổ bộ xuống Sao Hỏa. Xe di chuyển khoảng 100 m, hoạt động và truyền dữ liệu liên tục về Trái đất cho tới ngày 27/9/1997 thì mất kết nối do pin nhiên liệu bị hư hại vì thời tiết. Trước đó, năm 1971 Liên Xô đã hai lần phóng trạm thăm dò về phía sao Hỏa nhưng các sứ mệnh đều thất bại.

Ngày 20/11/1998, mô-đun đầu tiên của trạm vũ trụ quốc tế ISS được phóng lên quỹ đạo. Trạm hiện duy trì ở độ cao 400km so với mặt đất và là trung tâm nghiên cứu khoa học ngoài không gian lớn nhất thế giới.


Ngày 1 tháng 7 năm 2004 tàu thăm dò Cassini tiến nhập thành công vào quỹ đạo sao Thổ. 5 tháng sau, vào ngày 25 tháng 12 năm 2004, tàu thám hiểm Huygens được tách ra từ Cassini và đến được mặt Trăng Titan của sao Thổ vào ngày 14 tháng 1 năm 2005. Tàu thám hiểm này sau đó rơi dần vào bầu khí quyển của Titan, chạm xuống bề mặt vệ tinh này và gửi hàng loạt những dữ liệu khoa học trở lại Trái Đất.


Ngày 4/7/2016, phi thuyền Juno của NASA đi vào quỹ đạo sao Mộc, chính thức tiếp cận được hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời.


Tháng 9/2013 NASA chính thức xác nhận tàu vũ trụ Voyager-1 phóng đi năm 1977 đã ra khỏi hệ mặt trời đánh dấu mốc lịch sử quan trọng cho ước mơ con người khám phá vũ trụ bao la.

Hoài Anh tổng hợp

Xem thêm: