Cốc Ptolemy là một trong những chiếc cốc cổ đại ngoạn mục nhất có thể tồn tại qua nhiều niên đại. Hiện vật cổ đại thú vị này cũng có một câu chuyện hấp dẫn đằng sau những năm tháng tồn tại của nó.

Cốc Ptolemy là một chiếc cốc chạm khắc từ đá mã não với hai tay cầm. Nó được trang trí bằng các biểu tượng và họa tiết chạm khắc có liên hệ với thần rượu nho Dionysus. Chiếc cốc này được biết đến là một trong những ví dụ nổi trội nhất về nền nghệ thuật thời hậu cổ đại. Chiếc cốc này có thể đã được chế tác tại Alexandria, Ai Cập, nhưng giả thuyết này không chắc chắn. Kết quả xác định niên đại chiếc cốc cho thấy nó đã được chế tác bởi một nghệ nhân sống trong khoảng giai đoạn 250 TCN.

Một giả thuyết khác cho rằng chiếc cốc này có thể đã được chế tác trong khoảng thế kỷ 1 SCN, nhưng không có bằng chứng xác thực cho điều này. Truyền thống đã liên hệ chiếc cốc này với những người cai trị vào triều đại Ptolemaios ở Ai Cập (nguồn gốc tên gọi của nó). Kết quả nghiên cứu của nhà sử học Jean Tristan de Saint-Amant dường như đã xác thực giả thuyết này. Theo một ghi chú của ông vào năm 1644, chiếc cốc đã được làm riêng cho lễ di quan của quốc vương Ptolemy II Philadelphus, người trị vì Ai Cập từ 285-246 TCN. Việc định tuổi chiếc cốc là rất khó vì không có nhiều mẫu vật tương tự, và nó đã được chạm khắc từ đá [mã não] – nhưng nhiều khả năng nó đã được chế tạo trong thời kỳ trị vì của quốc vương Ptolemy.

Thời kỳ đầu của chiếc cốc vẫn còn là một bí ẩn. Các nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy đầu tiên tuyên bố rằng chiếc cốc này thuộc quyền sở hữu của Hoàng đế La Mã thần thánh Charlemagne, và vị hoàng đế này có lẽ đã hiến tặng nó cho nhà thờ St Denis gần thủ đô Paris, Pháp. Do đó, chiếc cốc cổ đại này đã trở thành một thánh tích Công giáo.

Mặt tiền chiếc cốc Ptolemy. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Wikimedia)
Mặt tiền chiếc cốc Ptolemy. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Wikimedia)
Back view of the Cup of the Ptolemies. (Clio20/ CC BY SA 3.0) Mặt sau của chiếc cốc Ptolemy. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Wikimedia)
Mặt sau của chiếc cốc Ptolemy. Bấm vào ảnh để phóng to. (Ảnh: Wikimedia)

Vẻ đẹp ẩn dụ của thần thoại

Tầm quan trọng của hiện vật này nằm ở các biểu tượng chạm khắc trên bề mặt chiếc cốc. Chiếc cốc này được chạm khắc từ đá mã não và có kích thước chiều ngang 8,4 cm, chiều cao 12,5 cm. Hình vẽ trang trí trên chiếc cốc tràn ngập các môtip tín ngưỡng. Có các hình vẽ miêu tả mặt nạ, bình hoa, các loài sinh vật huyền thoại, vòng hoa…

Chiếc cốc này chắc chắn có liên hệ với tín ngưỡng sùng bái thần rượu nho Dionysus. Ngoài ra còn có một tấm mặt nạ của vị thần Pan (vị Thần của sự hoang dã, những người chăn cừu và các đàn gia súc, của tự nhiên và những ngọn núi hoang vu, của việc săn bắn và âm nhạc đồng quê) trên một cái cây. Một điểm thú vị là hầu như không có biểu tượng nào có liên hệ trực tiếp với thần thoại Ai Cập cổ đại. Chỉ khi lật sang mặt phía bên kia mới có thể tìm thấy hai biểu tượng nhân sư – tuy rằng chúng không được chạm khắc theo phong cách Ai Cập. 

Thần rượu nho Dionysus. (Ảnh: Wikimedia)
Thần rượu nho Dionysus. (Ảnh: Wikimedia)
An oblique view of the front of the Cup of the Ptolemies. (CC BY-SA 3.0) Cốc Ptolemies từ góc quan sát chéo phía trước mặt. (Ảnh: Wikimedia)
Cốc Ptolemies từ góc quan sát chéo phía trước mặt. (Ảnh: Wikimedia)

Các nhà nghiên cứu cho rằng các bức tượng tại cạnh trên chiếc cốc rất có thể tượng trưng cho Ceres hoặc Telete (con gái của thần Dionysus), từ đó cung cấp thêm các mối liên hệ giữa chiếc cốc và tín ngưỡng sùng bái thần Dionysus. Ngoài ra, trên chiếc cốc còn chạm khắc hình mặt nạ của các bacchante (các nữ tu của thần Dionysus). Hình tượng nữ nhân với những ngọn đuốc được thắp sáng vốn biểu thị cho tính chất lễ hội, tiệc tùng cũng có liên hệ với tín ngưỡng này.

Ngoài ra, con quạ của thần Apollo và một bức tượng nhỏ của thần Hermes cũng có thể được quan sát trên mặt cốc. Tầm quan trọng của chiếc cốc gắn liền với các mục đích tín ngưỡng cổ đại cũng được củng cố bởi hình tượng con dê nằm trên mặt đất, bao xung quanh bởi các biểu tượng. Hiện vẫn chưa có các cách hiểu mang tính hình tượng khác về chiếc cốc này. Thật khó để hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của tất cả những cái cây, cái đầu, các tấm mặt nạ, và các con động vật, nhưng một điều khá rõ là, chiếc cốc là một hiện vật vô cùng đặc biệt kể từ khi được tạo ra.

Tái chế-nâng cấp tạo thêm ý nghĩa mới về Công giáo 

Chiếc cốc này đã chính thức xuất hiện ở nhà thờ St Denis trong khoảng giai đoạn trị vì của quốc vương Charlemagne, vào thế kỷ 9. Trong và sau triều đại Carolingian, nhiều báu vật cổ đại đã được biến đổi thành các vật phẩm hiện đại. Điều tương tự đã xảy đến chiếc cốc Ptolemies, vốn đã được biến đổi thành một chiếc cốc truyền thống. Các họa sĩ thời Carolingian đã gắn thêm một cái bệ hình nón cụt và tiến hành chế tác kim hoàn đối với một bộ phận của chiếc cốc.

A chalice with Saints and Scenes from the Life of Christ. (Public Domain) Một chiếc cốc chạm khắc các vị Thánh và những cảnh tượng trong cuộc đời Chúa Giê-su. (Ảnh: Wikipedia)
Một chiếc cốc chạm khắc các vị Thánh và những cảnh tượng trong cuộc đời Chúa Giê-su. (Ảnh: Wikipedia)

Vào thế kỷ 12, Cha trưởng Suger của tu viện St. Denis (phụng sự trong giai đoạn 1122-1151 SCN), cũng đã thay đổi hình tượng chiếc cốc, khiến nó trở nên thậm chí còn tương đồng hơn với những chiếc cốc trong thời của ông. Ông đã yêu cầu chế tác kim loại đối với phần đáy cốc và bổ sung thêm hai hàng chữ khắc tiếng La-tinh trên giá đỡ cốc, là: hoc vas Xpe tibi [devota] mente dicavit tertius in Francos [sublimis] regmine Karlus. Trong tiếng Anh, dòng chữ này có nghĩa là: “Charles III cao quý, trên ngai vàng nước Pháp, hiến dâng chiếc cốc này lên ngài, Đức Giê-su, với một tâm trí [chân thành]”. Cái giá đó được làm bằng vàng và có nạm đá quý.

An engraving by Michel Félibien that was made in 1706, depicting the front and the back of the Cup of the Ptolemies. (Public Domain) Hình chạm khắc năm 1706 của Michel Félibien, miêu tả mặt trước và mặt sau của cốc Ptolemy. (Ảnh: Wikimedia)
Hình chạm khắc năm 1706 của Michel Félibien, miêu tả mặt trước và mặt sau của cốc Ptolemy. (Ảnh: Wikimedia)

Câu khắc này thường được liên hệ với câu chuyện về Charles Hói, vua của Tây Pháp vào thế kỷ 9. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tin rằng câu khắc này cũng có thể được liên hệ với Charlemagne hay Charles Đơn Sơ, người cũng trị vì trong cùng khoảng thời gian.

Trong nhiều thế kỷ, chiếc cốc được chạm khắc từ thời cổ đại đã là một báu vật của Vương quốc Pháp và từng là một món đồ đươc hiến tặng cho cha trưởng tu viện St. Denis. Do đó, một chiếc cốc với họa tiết điêu khắc, trang trí từ nhiều hơn một tôn giáo cổ đại đã được sử dụng như một chiếc cốc Công giáo trong các nghi lễ. Nó đã được sử dụng như một chiếc cốc đựng rượu nho cho Tiệc Thánh và cũng xuất hiện trong buổi lễ đăng quang của nhà vua nước Pháp.

Năm 1634, chiếc cốc đá mã não đã được ước tính giá trị khoảng 25.000 đồng livrơ, trong khi phần giá đỡ nạm đá quý phụ thêm vào được định giá chỉ khoảng 1.200 đồng livrơ.

Năm 1804, chiếc cốc bị trộm khỏi nhà thờ St. Denis và cái giá đỡ thời trung cổ đã bị nung chảy để thu thập các kim loại quý đính trên đó. Một số bộ phận đã được thu hồi lại sau này vào thế kỷ 19, và chiếc cốc đã trở thành một phần trong bộ sưu tập của Ban Cabinet des Médailles, trực thuộc Thư viện Quốc gia Pháp ở thủ đô Paris.

Saint-Denis, France. (CC BY-SA 3.0) Nhà thờ Saint-Denis, Pháp. (Ảnh: Wikimedia)
Nhà thờ Saint-Denis, Pháp. (Ảnh: Wikimedia)

Qua nhiều thế kỷ, chiếc Cốc Ptolemy đã trở thành một hiện vật quan trọng đối với nhiều tín ngưỡng và tôn giáo. Ý tưởng tái chế hay tái chế nâng cấp (up-cycling) các hiện vật cổ đại vào thời trung cổ và về sau đã từng rất thịnh hành. Một ví dụ khác cho tập tục này là các cột trụ cùng các công trình đền thờ và cung điện cổ kính, vốn đã được tái sử dụng trong quá trình dựng lập các nhà thờ cũng như nhiều địa điểm khác ở Châu Âu và trên thế giới. Nhiều tòa nhà cổ đại đã được loại bỏ và sau này trở thành những bộ phận trang trí cho một vài báu vật kiến trúc vĩ đại nhất của nhân loại.

Tác giả: Natalia Klimczak, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: