Đông y cho rằng khí huyết vận hành tốt khi ấm áp, ngưng tụ lại khi lạnh giá. Nếu sử dụng đồ uống quá lạnh thì sẽ dẫn tới khí huyết ngưng trệ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Như vậy, vấn đề đặt ra là với nhiệt độ bình thường của cơ thể ở 36,5 độ C thì chúng ta nên sử dụng thức uống như thế nào là hợp lý?

Vào mùa hè, khi dùng đồ lạnh, bạn sẽ cảm thấy được ‘hạ hỏa’ ngay lập tức. Tuy nhiên, y học hiện đại cho rằng, khi cơ thể tiêu thụ nước lạnh thì phải làm ấm nó lên, do đó năng lượng thực sự bị đốt cháy chứ không phải là được sản sinh. Từ đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi thêm khi uống quá nhiều.

Lý luận Đông y cũng cho thấy rõ, đồ uống lạnh gây bất lợi cho cơ thể bạn, đặc biệt ảnh hường đến 3 tạng Tỳ, Vị, Thận. Tỳ ưa khô ráo kỵ ẩm ướt, Vị ưa ấm kỵ hàn lãnh, Thận ưa ấm kỵ lạnh. Những đồ ăn uống quá lạnh dễ làm tổn thương phần dương của Tỳ và dương của Vị, làm suy yếu dương khí cơ thể. Thận hỏa giúp ‘nung nấu’ đồ ăn, cũng cần hơi ấm để tiêu hóa đồ ăn, nếu đưa hàn (lạnh) vào người quá nhiều sẽ khó tiêu hóa, làm đồ ăn nê trệ, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng.

Sử dụng đồ uống lạnh, bạn đang tăng thêm ‘gánh nặng’ cho cơ thể. (Ảnh: pixabay)

Sách Bản thảo cương mục có ghi lại chuyện Tống Huy Tông (1082 – 1135) hay bị tiêu chảy, trị mãi không khỏi. Sau đó tìm ra nguyên nhân vì ông hay dùng đồ uống lạnh làm thương tổn dương khí, dẫn đến Tỳ và Vị bị hư hàn.

Trong 10 điều răn về dưỡng sinh ở Vệ sinh quyết yếu của Hải Thượng Lãn Ông, ở điều thứ tám ông cũng có căn dặn hậu thế sau này không nên dùng các thứ sống lạnh:

Tám: cần ăn uống hàng đầu

Nhưng đừng quá bội mà đau dạ dày

Kiêng ăn các thứ đắng cay

Các thứ sống lạnh tích dầu khó tiêu

Đồ ăn uống lạnh tùy theo thể trạng của mỗi người mà gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Có người ít bị ảnh hưởng (nếu chỉ dùng trong thời gian ngắn), có người phải đặc biệt cẩn trọng. Những người thể chất dương hư (thích ấm, sợ lạnh, tay chân lạnh, đi ngoài lỏng…), người đàm ẩm, huyết ứ…, nếu dùng đồ lạnh sẽ tổn hại dương khí của cơ thể, huyết không lưu thông, trở trệ; cơ thể vì thế mà càng sinh bệnh.

Vậy ăn gì để giải nhiệt mùa hè?

Vào những ngày nóng bức, thay vì tìm đến đồ ăn uống lạnh, bạn có thể tìm đến đồ ăn uống giải nhiệt như: Đậu xanh, dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng, thịt vịt, hạt sen…

Xem thêm: 

Đừng quên lợi ích của việc uống nước ấm

Nước lạnh gần như không mang lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng nước ấm lại cho nhiều tác dụng ngược lại:

1. Hỗ trợ tiêu hóa

Như đã đề cập ở trên, nước lạnh có thể làm nên trệ đồ ăn thì ngược lại nước ấm giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện nhu động ruột và phòng ngừa táo bón.

2. Giúp cơ thể giải độc

Uống nước ấm là cách để loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Lúc này, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ tăng lên, mồ hôi thoát ra ngoài, giúp bạn giải nhiệt cơ thể và hạn chế sự tích tụ mầm bệnh.

3. Cải thiện lưu thông máu

Nước ấm giúp giãn nở mạch máu; kích thích máu lưu thông, tuần hoàn khắp cơ thể. Từ đó, tăng cường trao đổi chất, cho phép cơ bắp và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.

4. Ngăn ngừa lão hóa

Chất độc cơ thể và các gốc tự do tích lại trong cơ thể là nguyên nhân thức đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh. Uống nước ấm giúp đào thải nhiều độc tố, tăng cường tuần hoàn máu giúp cải thiện sắc diện, tái tạo tế bào da, ngăn ngừa lão hóa.

videoinfo__video3.dkn.tv||7e1afe493__