Theo Prevention, Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA) cho biết, dù bạn chải răng đều đặn hàng ngày nhưng vẫn có thể mắc sai lầm. Chính những sai lầm đó có thể dẫn đến bệnh lý về nha chu, tim, thậm chí là đột quỵ. 

Đánh răng là thói quen cần duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, lười đánh răng hay đánh răng sai cách sẽ khiến vi khuẩn trong miệng sinh sôi, sản sinh ra một số enzyme “ăn” xương. Khi bạn mắc bệnh nha chu, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển, gây nhiễm trùng và các vấn đề nghiêm trọng khác.

Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch
Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Nha khoa Mỹ, các bệnh về răng miệng và bệnh tim có liên quan mật thiết với nhau vì chúng đều liên quan đến viêm. Khi vi khuẩn gây viêm nha chu đã phát triển trong miệng nhưng lại không được điều trị kịp thời thì có thể sẽ gây ra các bệnh tim mạch.

Vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám tích tụ lâu ngày sẽ đi vào máu rồi đến tim và não, từ đó tạo ra mảng bám vào động mạch. Một khi các mảng bám ở động mạch phát triển lớn và dày thêm thì quá trình lưu thông máu bị cản trở, máu không được phân bổ đủ đến các tế bào và gây tình trạng thiếu oxy và dẫn đến đột quỵ.

Làm sạch răng không đúng thời điểm

“Bàn chải nên là thứ cuối cùng răng bạn chạm vào ban đêm” Edmond R. Hewlett, Bác sĩ phẫu thuật nha khoa, giáo sư tại trường đại học Nha khoa UCLA cho biết. Ăn vặt trước khi đi ngủ làm tăng đáng kể nguy cơ sâu răng nếu thức ăn vẫn được giữ lại giữa hai hàm răng của bạn.

Chải răng buổi sáng cũng không kém phần quan trọng. Việc sản xuất nước bọt (có tác dụng bảo vệ) trở nên chậm lại khi bạn đang ngủ, điều này thúc đẩy các vi khuẩn trong miệng nhân lên thậm chí còn nhanh hơn.

Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch
Vì vậy, cần chải răng đều đặn, 2 lần/ngày trong ít nhất 2 phút và đảm bảo dành 30 giây cho mỗi góc phần tư (răng phía trên bên trái, răng phía trên bên phải, tương tự với hàm dưới).

Sử dụng không đúng loại bàn chải

Đánh răng bằng loại bàn chải lông trung bình hoặc cứng, cộng thêm với việc sử dụng quá nhiều áp lực có thể khiến nướu co lại và lộ ra phần chân răng. Bởi vì bề mặt chân răng thường không được cứng như phần răng nhô ra có men phủ, chà xát khu vực này có thể khiến nó bị mòn nhanh hơn và gây ra sâu răng, Giáo sư Hewlett cho biết.

Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch
Chọn một bàn chải đánh răng có lông mềm có thể trượt dưới nướu của bạn và đánh bật mọi mảng bám mắc kẹt ở đó, Giáo sư Hewlett khuyến cáo. Nếu mảng bám không được loại bỏ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về lợi.

Không súc miệng

Không súc miệng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn những thứ có hại mà bạn chải ra khi đánh răng. Vì vậy, bạn cần phải súc miệng.

Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch
Bạn nên chọn sử dụng nước súc miệng không chứa cồn với hydrogen peroxide, theo lời khuyên của Bác sĩ phẫu thuật nha khoa Pia Lieb tại thành phố New York.

Thực hiện sai kỹ thuật đánh răng

Đặt phần tay cầm của bàn chải sao cho phần lông tạo ra một góc 30-45 độ khi chúng chạm vào mô nướu, Xoay cổ tay theo một chuyển động tròn để có hiệu quả loại bỏ các mảng bám. Khi bạn chuyển ra đánh mặt sau của răng cửa, hãy dựng bàn chải theo chiều dọc để chạm tới toàn bộ mặt răng tốt hơn.

Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch
Chú ý đặc biệt đến mặt sau của răng, bởi vì vùng này thường tiềm ẩn lượng mảng bám lớn nhất.

Không thay bàn chải định kỳ

Các bác sĩ nha khoa khuyên nên mua bàn chải mới mỗi 3 hoặc 4 tháng (lúc này, bàn chải trung bình chứa hơn 10 triệu vi khuẩn, theo một nghiên cứu của Anh.) Lớp lông bàn chải cũ sẽ không có hiệu quả loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.

Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch
Nếu bạn đã bị bệnh, hãy thay mới bàn chải ngay lập tức. Vi khuẩn và vi rút còn lại từ một căn bệnh có thể bám vào bàn chải và có khả năng tái lây nhiễm lại cho bạn.

Không làm sạch lưỡi

Sai lầm khi đánh răng có thể gây ra bệnh tim mạch
Lưỡi của bạn cũng là khu vực tiềm ẩn vô số vi khuẩn có hại. Thực phẩm hoặc những phần tử nhỏ có thể dễ dàng mắc lại trong các khe giữa các gai nhú trên bề mặt của lưỡi.

H.H