Táo bón, đi ngoài ra máu, đi xong rồi vẫn có cảm giác muốn đi nữa, rất nhiều người nghĩ rằng đó là dấu hiệu của bệnh trĩ, nhưng triệu chứng của bệnh trĩ và ung thư đại tràng/ trực tràng giai đoạn đầu gần giống nhau, do đó thường bị hiểu lầm là bệnh trĩ, mà trì hoãn việc điều trị.

Thực ra, trĩ và ung thư đại trạng trực tràng là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Bệnh trĩ là bệnh do máu ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị giãn và phình ra, còn ung thư đại tràng trực tràng là do các tế bào đột biến thành ung thư hoặc do các polyp trong đại tràng trực tràng chuyển thành tế bào ung thư.

Làm thế nào phân biệt được táo bón và ung thư đại tràng?

Bệnh trĩ là do sự co giãn quá mức ở các đám rối tĩnh mạch nơi xung quang khu vực hậu môn, nguyên nhân chủ yếu là bởi vì tĩnh mạch thường xuyên bị áp lực lâu dài. Người bị táo bón, mang thai, ngồi một chỗ lâu không vận động cũng thường tăng thêm áp lực lên tĩnh mạch, dễ gây ra bệnh trĩ.

Đi cầu ra máu: Dấu hiệu của ung thư đại tràng hay trĩ? (Ảnh: Fotolia)
(Ảnh: Fotolia)

Ung thư đại trực tràng phát khởi nguyên thủy từ ruột già, là phần cuối cùng của ống tiêu hóa, thời kỳ đầu thường xuất hiện các triệu chứng như đi cầu ra máu, muốn đi cầu nhưng không đi được phải rặn (hoặc đi rồi nhưng vẫn có cảm giác muốn đi nữa), thay đổi các thói quen đi cầu bình thường, và các có triệu chứng khác gần giống như táo bón. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ một chút, có thể phân biệt được điểm khác biệt, phân của bệnh nhân ung thư đại trực tràng sẽ lẫn lộn cùng với máu, có màu đỏ sẫm lẫn đen và lẫn với cả nước tiểu. Còn khi bị táo bón đi cầu ra máu thì phân có lẫn màu đỏ tươi, máu chảy giọt ra, và tách rời với phân.

Ung thư đại tràng có liên quan tới thói quen ăn uống

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại tràng có liên quan tới việc ăn uống sinh hoạt hằng ngày. Để giảm thiểu nguy cơ, hãy ăn nhiều rau củ quả tươi, nên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ để tăng thêm lượng phân, pha loãng các chất gây ung thư và làm giảm thời gian tiếp xúc của chúng với niêm mạc ruột. Như vậy sẽ có được hiệu quả trong bảo vệ đại trực tràng, và tránh xa được bệnh ung thư đại tràng.

Thông thường những người từ 50 tuổi trở lên dễ bị mắc ung thư đại tràng, nên định kỳ kiểm tra xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân và xét nghiệm DNA trong phân. 5 năm một lần nên làm nội soi đại tràng sigma ống mềm hoặc chụp đại tràng cản quang kép. 10 năm một lần nên làm nội soi kiểm tra đại tràng. Nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao (bị polyp đại tràng và các loại ung thư) là từ 40 tuổi trở lên, do vậy nhóm ngươi ở độ tuổi này nửa năm một lần nên làm xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân và định kỳ nội soi kiểm tra đại trực tràng.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Biên dịch Kiên Định