Nước chanh giúp cải thiện chất lượng làn da, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nước chanh lại gây ra nhiều tác hại không mong muốn.

Khi bạn uống nước chanh mỗi ngày, bạn đã thêm nước vào thói quen chăm sóc sức khoẻ bản thân. So với lợi ích mang lại thì chi phí bỏ ra thật không đáng kể. Vì vậy chúng ta cũng nên tránh một số sai lầm để không gặp “tác dụng phụ” của nó.

1. Gây mất nước

Chanh có tính mát, vị chua, giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho cơ thể đặc biệt khi người bệnh vừa ốm dậy, say rượu, hay bị chứng nóng trong, tiểu rắt.

Mặc dù vậy, chanh có xu hướng gây tiểu tiện thường xuyên nếu dùng nhiều. Từ đó có thể gây ra tình trạng mất nước, rất nguy hiểm khi trời nắng nóng.

Ảnh: Chanh Việt

2. Vắt chanh bỏ vỏ

“Vắt chanh bỏ vỏ” là 1 câu thành ngữ ý muốn nói người A sử dụng người B xong, rồi phủi công lao của người B. Đây là hành động xấu trên cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Bạn có biết theo thống kế của tờ Pinterest thì đa số tất cả mọi người đều có những hành động rất giống nhau. Là khi sử dụng một quả chanh chúng ta chỉ vắt lấy nước cốt chanh rồi bỏ vỏ đi.

Làm như vậy là sai, theo một số báo cáo khoa học thì trong vỏ chanh có lượng hàm lượng dinh dưỡng và tinh dầu rất tốt cho sức khoẻ.

Do đó khi mua quả chanh tươi về sử dụng để uống bạn nên kết hợp việc cắt các lát mỏng. Sau đó cho vào ly pha với nước vừa ấm uống để tăng cường dưỡng chất nhé, có thể thêm mật ong và cho tí đá.

3. Hại dạ dày

Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói.

Nếu muốn dùng nước chanh để giảm cân, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong nếu dạ dày bạn nhạy cảm.

Chanh đá là thức uống lý tưởng trong mùa hè. (Ảnh: Photo Mix/Pixabay)

4. Pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng

Bạn có biết theo Bác Sĩ Hiromi Shinya người Nhật Bản đã nguyên cứu và ghi chép lại trong quyển sách “Nhân tố Enzyme – Phương thức sống lành mạnh” rằng Chanh tươi chứa hàm lượng enzym cao rất có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng nước quá nóng trên 80 độ C khi pha nước cốt chanh vào sẽ làm mất đi hết lượng enzym có lợi. Việc uống ly nước chanh này sẽ mang lại rất ít hiệu quả.

Ngoài ra 1 sai lầm tương tự trong việc pha nước chanh là ta sử dụng nước đá lạnh từ 0 – 5 độ C. Việc này sẽ làm cho cơ thể dễ phản ứng lại, gây ra triệu chứng khó chịu.

Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

5. Đau nửa đầu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm là axit amin tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Dư thừa loại axit amin này khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra những cơn đau nửa đầu.

6. Các vấn đề sức khỏe răng miệng

Chanh có thể gây mòn răng do axit citric và axit ascorbic có trong loại quả này. Những axit này cùng với hàm lượng đường tự nhiên có trong chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng.

Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 cốc nước chanh.

(Ảnh minh hoạ)

7. Uống nước chanh giải rượu

Người Việt thường có thói quen uống nước chanh để giải rượu nhưng đây là một sai lầm. Loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày.

Ngoài ra, lúc say, người ta thường dễ buồn ngủ. Khi đó, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời.

Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa…