Hạt tiêu, hành, tỏi, đường, nấm hương… là những gia vị, thảo mộc thiết yếu, dễ dàng tìm thấy trong căn bếp của mỗi gia đình. Nếu bảo quản đúng cách, chúng sẽ giữ được lâu mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. 

Nấm hương

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

Bảo quản nấm hương không bị mọt, mốc và giữ được mùi thơm, bạn nên bảo quản chúng trong hộp nhựa, túi kính, úi ziplog, nilon khô và cất vào ngăn mát của tủ lạnh. Trường hợp không có tủ lạnh, bạn có thể cho nấm hương vào các túi giấy và để vào nơi khô, thoáng mát, tránh ẩm ướt hay quá nóng.

Hạt tiêu

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

  • Hạt tiêu xanh:

Bạn có thể bảo quản tiêu xanh một thời gian ngắn trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, hãy ăn liền trong vài ngày để tránh tiêu không bị hư, giảm mùi vị.

  • Hạt tiêu khô:

Để giữ được vị thơm, cay của hạt tiêu khô, bạn nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín, để nơi thoáng mát và sử dụng từ 2-3 năm. Chỉ nên xay tiêu một lượng vừa phải, tránh mất hương vị. Nếu lỡ xay tiêu quá nhiều, bạn nên bỏ vào trong hũ kín. Đậy nắp thật kĩ để tinh dầu không bị bay hơi.

Hành, tỏi

Hành, tỏi ưa nơi khô ráo, thoáng mát, vậy nên nếu bạn đặt ở chỗ ẩm ướt, chúng sẽ nhanh hỏng. Có nhiều cách bảo quản hành tỏi như treo trên cao, đựng trong rổ thoáng hay dùng túi giấy để đựng. Cách làm này sẽ giúp hành tỏi tránh được độ ẩm, xâm nhập của vi khuẩn và dùng được lâu.

Ớt

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

  • Sấy khô:

Theo kinh nghiệm dân gian, bạn hãy dùng dao rạch ớt lấy hạt ra, ngâm vào nước ấm rồi sấy khô, lúc nào ăn chỉ cần ngâm lại trong nước ấm, ớt sẽ tươi ngon trở lại.

  • Bảo quản trong tủ lạnh:

Ớt cắt hết cuống, rửa sạch, cho vào hộp đậy kín, để vào ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn bạn chỉ cần lấy ra, rửa lại với nước. Đây là cách bảo quản tốt nhất vì sẽ giữ được ớt tươi lâu.

  • Làm dấm ớt:

Cách làm này sẽ khiến ớt có vị riêng đặc trưng. Cắt bỏ cuống ớt chín, rửa sạch để ráo nước, dùng kim đâm thủng xuyên nhiều lỗ trên qua ớt rồi bỏ trong hộp. Sau đó bạn đổ dấm cho ngập hết ớt, đập vài tép tỏi để lên trên và đậy kín lọ lại, khi ăn có thể lấy ra sử dụng trực tiếp.

  • Ớt bột, ớt khô:

Bỏ vào lọ thủy tinh đậy kín nắp và để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp để không làm hỏng hương vị đặc trưng.

Gừng

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

Gừng có thể để được lâu ở nhiệt độ bình thường, không gian sạch sẽ và thoáng mát. Tuy nhiên, để giữ gừng được tươi và có mùi vị thơm trong một thời gian dài, bạn có thể gói chúng vào trong giấy bạc và vùi trong cát.

Để bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên nghiền gừng tươi với ít muối, nước chanh và đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng vào trong lọ sạch, có nắp kín và để trong tủ lạnh. Gừng được nghiền vẫn tươi trong vòng từ 6-12 tháng.

Muối

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

Muối là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn nhưng để lâu thường bị vón cục hoặc chảy nước. Rất đơn giản, hãy để một mảnh giấy thấm nước dưới đáy lọ đựng, muối sẽ luôn khô ráo và dễ dàng sử dụng.

Giấm

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

Giấm giúp tạo độ chua cho món ăn và có thể dùng để làm sạch thực phẩm. Tuy nhiên, chúng dễ bị bay hơi, axit bên trong có thể kết hợp với một số chất trong dụng cụ đựng tạo thành chất độc. Bạn nên đựng giấm trong chai hoặc lọ làm từ thủy tinh… và đặt ở nơi mát mẻ, khô ráo.

Chanh

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

Với chanh nguyên quả, bạn hãy rửa và ráo nước, bỏ vào túi nilon hoặc hộp kín rồi cho vào tủ lạnh. Nếu không buộc kín, chanh rất nhanh héo.

Với chanh cắt dở, cho ít dấm vào chén nhỏ rồi úp mặt dở vào. Chanh sẽ giữ được lâu hơn và có thể tái sử dụng vào lần sau.

Hành lá

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

Hành lá sau khi mua về nếu không sử dụng hết có thể bảo quản bằng cách cắt rễ, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ và cho vào một chiếc hộp đậy kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể áp dụng cho rau mùi, thì là…

Đường

Mẹo bảo quản các loại gia vị, thảo mộc đúng cách

Đường rất dễ bị chảy nước và bị kiến “nhâm nhi”. Để tránh không khí, bạn nên đặt một lát bánh mì khô vào hũ hoặc dùng miếng nilon phủ lên miệng rồi đậy nắp thật kín. Đặc biệt, chúng ta không nên dùng vật bị ướt để lấy đường. Sau khi sử dụng phải đậy nắp thật kĩ, đồng thời đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mẹo để kiến không bao ghé thăm chính là dùng dây thun cột xung quanh thân hũ.

Hoài Phương