Thật lòng mà nói, khi mới nhìn qua những bức ảnh này, nhiều người sẽ cho rằng đây là đồ giả. Nhưng những tác phẩm tuyệt vời này là thật, đây là một địa điểm nằm giữa sa mạc Nevada của Hoa Kỳ.

Mạch nước phun Fly Geyser tuyệt vời của sa mạc Nevada (ảnh chụp/Youtube)
Mạch nước phun Fly Geyser tuyệt vời của sa mạc Nevada (ảnh chụp/Youtube)

Ấn tượng đầu tiên khi xem những bức ảnh này, bạn có thể nghĩ đây là một hành tinh khác hay phim khoa học viễn tưởng nào đó. Nhưng đây là một tác phẩm của Tạo hóa, được tạo ra nhờ một sự kiện tình cờ. Mạch nước phun Fly Geyser này được tạo thành khi chủ trang trại khoan giếng để lấy nước nơi sa mạc khô hạn này.

Màu sắc kì ảo, hình thù kì quái, lại có hơi nước phun ra kì bí, không ngạc nhiên nếu người ta cho rằng đây chỉ là ảnh đồ họa.
Màu sắc kì ảo, hình thù kì quái, lại có hơi nước phun ra kì bí, không ngạc nhiên nếu người ta cho rằng đây chỉ là ảnh đồ họa. (Ảnh: zmescience.com)
Fly Geyser cung cấp nước cho khoảng 30-40 ao nhỏ xung quanh và bao phủ diện tích khoảng 300 m2 (ảnh chụp/Youtube)
Fly Geyser cung cấp nước cho khoảng 30-40 ao nhỏ xung quanh và bao phủ diện tích khoảng 300 m2 (ảnh chụp/Youtube)

Chuyện này xảy ra hồi đầu thế kỉ 20. Khi họ khoan tới chỗ có nước, nước phun ra lại quá nóng, lên tới khoảng 93 độ C, nên không thể dùng cho nông nghiệp được. Rồi đến năm 1964, ông chủ trang trại lại khoan thử một lần nữa, nhưng nước vẫn quá nóng. Sau lần này, “cái giếng” này không được bịt lại đàng hoàng. Vì thế, áp lực nước mạnh đã đẩy chất khoáng và khí nóng lên, rồi những thứ này lại tương tác với oxy và mặt trời. Từ đó, màu sắc tuyệt vời của các “đài phun nước” được hình thành, nhờ vào chất khoáng, khí nóng và tảo ưa nhiệt sống trong điều kiện nóng và ẩm cao.

Mạch nước phun này nằm ở 20 dặm phía bắc Gerlach, in Washoe County, Nevada (ảnh chụp/Youtube)
Mạch nước phun này nằm ở 20 dặm phía bắc Gerlach, in Washoe County, Nevada (ảnh chụp/Youtube)

Nhờ sự cung cấp liên tục các khoáng chất và khí nóng, “đài phun nước” Fly Geyer cứ thế to dần lên…

Màu sắc tuyệt vời của các “đài phun nước” được hình thành, nhờ vào chất khoáng, khí nóng và tảo ưa nhiệt sống trong điều kiện nóng và ẩm cao. (ảnh chụp/Youtube)
Màu sắc tuyệt vời của các “đài phun nước” được hình thành, nhờ vào chất khoáng, khí nóng và tảo ưa nhiệt sống trong điều kiện nóng và ẩm cao. (ảnh chụp/Youtube)

Nước trong các ao nhỏ dưới mạch nước này còn có hệ sinh thái của riêng chúng, có cả cá và một vài loài chim sinh sống ở đây.

Hiệu ứng cầu vồng được tạo ra do chất khoáng trong nước phản ánh với oxy trong không khí và tảo ưa nhiệt sống trong điều kiện nóng và ẩm. (ảnh chụp/Youtube)
Hiệu ứng cầu vồng được tạo ra do chất khoáng trong nước phản ánh với oxy trong không khí và tảo ưa nhiệt sống trong điều kiện nóng và ẩm. (ảnh chụp/Youtube)

Mạch nước nóng Fly Geyser cũ không còn phun ra nước nóng, nhưng có 2 mạch nước khác trong vùng cũng đang phát triển, có vẻ cũng theo một cách thức tương tự. Các mạch nước phun này hình thành trong đất tư nhân, nên nó không được công khai cho khách du lịch, tuy nhiên, bạn vẫn có thể chi trả chút ít để được đến gần tham quan.

Màu sắc thay đổi liên tục tùy theo mùa và lượng nước phun ra (ảnh chụp/Youtube)
Màu sắc thay đổi liên tục tùy theo mùa và lượng nước phun ra (ảnh chụp/Youtube)
mach nuoc phun fly geyser x
Fly Geyser ít khi được mở cửa cho công chúng, nhưng bạn có thể nhìn ngắm từ xa (ảnh: dusttoashes.net)

Nhiều cư dân Nevada còn không biết đến mạch phun nước này, nhưng đây được xem là một trong những điểm tham quan độc đáo nhất, theo báo Daily Mail. Một vài người đã cố gắng mua lại đất để mở cửa cho du khách, nhưng chủ đất đã từ chối. Nơi này vẫn là đất tư nhân và được bao quanh bởi hàng rào.

Mạch phun nước này là điểm đến trong mơ của nhiếu nhiếp ảnh gia (Ảnh: internet)
Mạch nước phun này là điểm đến trong mơ của nhiếu nhiếp ảnh gia (Ảnh: internet)

Tạm xa rời những bức ảnh hào nhoáng một chút, dưới đây là những cảnh quay video thật về Fly Geyser, vẫn rất ấn tượng, và người ta còn xây cả một nhà máy điện nhỏ để khai thác nguồn nước nóng này.

Ảnh đại diện: nguồn exotic-place.com
Theo Visiontimes,
Lê Anh biên dịch