Có người cho rằng “Vạn kiếp bất phục” là ngàn kiếp không phục, chỉ vì một nỗi oan ức không thể giải tỏa mà dẫu có trải qua vạn kiếp cũng không thể tha thứ. Tuy nhiên, hiểu như vậy có đúng hay không?

Trên thực tế, thành ngữ này bắt nguồn từ một câu trong kinh Phật: “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục”, nghĩa là: Một phen mất thân người, vạn kiếp cũng không thể có lại được nữa. 

Sinh mệnh trong luân hồi có thể được làm người là vô cùng khó khăn, nếu tạo nghiệp sâu dày khiến mất đi thân người, mất đi cơ hội làm người, thì vạn kiếp bất phục hữu nhân thân”, phải đợi chờ vạn kiếp mà vẫn không được làm người thêm lần nữa. Ở đây, “vạn kiếp” là bao lâu? “Kiếp” là đơn vị đo thời gian trong Phật giáo, “một kiếp” là trải qua hàng vạn năm, chính là một lần của chu kỳ thành trụ hoại diệt của vũ trụ.

Sinh mệnh do khởi ác niệm mà hành ác, bị đọa vào địa ngục vô gián, phải chịu tội khổ không bao giờ ngừng nghỉ. Mất đi thân người thì vạn kiếp không trở lại được nữa, cho nên được thân người rồi thì cần phải trân quý, hãy làm một người chân chính để không lỡ mất cơ duyên này.

Sinh mệnh của con người là ở trong mê. Kinh thư viết:

“Trẻ trung nhan sắc chẳng bền lâu,
Vùn vụt như ngựa vút qua mau
Nhân sinh vô thường như dòng nước
Ngày nay còn đó mai còn đâu”.

Cũng là nói, con người chớ nên mê lạc tại nhân thế. Cảnh sắc có đẹp đẽ đến đâu, nhắm mắt rồi sẽ không còn gì, sinh mệnh dài hay ngắn cũng không thể tự mình định đoạt. “Ngày nay còn đó mai còn đâu”, trong nhung lụa ấm êm mà nghe những lời này thì không thấy kích động đến thế, nhưng đến khi cả thế giới chao đảo trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, những điều trông thấy quả là đau đớn lòng. Sinh mệnh chỉ tựa như gió thoảng mây trôi, vừa mới khỏe mạnh đó, mà có thể ngã xuống bất cứ lúc nào… 

Trong Kinh Phật có câu: “Bố tâm nan sinh, thiện tâm nan phát”, ngụ ý rằng nếu không nảy sinh lòng sợ hãi thì thiện tâm cũng khó mà sinh ra. Đặc biệt là khi thuyết vô Thần hủy hoại đạo đức của con người, khiến cho xã hội bị đẩy tới thời “thập ác bất xá, vạn độc câu toàn” (mười tội đại ác không thể tha thứ, đầy đủ cả hàng vạn độc hại). Có người làm việc xấu nhưng vẫn tự cho mình là thông minh tài giỏi. Trong Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ vì muốn phá hủy các giá trị văn hóa và tinh thần của văn minh Hoa Hạ mà thẳng tay đàn áp tín ngưỡng đối với Thần, từ đó cắt đứt thiện niệm của con người, khiến con người đoạn tuyệt con đường nhân sinh của mình.

Cổ nhân tin rằng: “Thiện ác hữu báo”, người làm việc thiện sẽ có thiện báo, làm điều ác sẽ có ác báo. Con người làm việc gì thì đều lưu lại dấu ấn, hễ sinh ra nơi thế gian thì đều đang tạo nghiệp, tạo nghiệp nhiều rồi đương nhiên sẽ phải chịu khổ, phải trả nợ. 

Phật gia giảng về ba đời nhân quả, gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy, có quả ắt có nhân. Trong kinh thư viết: “Mạc đạo nhân quả vô nhân kiến, viễn tại nhi tôn cận tại thân”, nghĩa là: Chớ nói nhân quả không ai thấy, xa báo cháu con, gần báo mình. Đạo gia giảng: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu. Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình”, nghĩa là: Họa phúc không cửa, do người mời đến, thiện ác báo ứng, như bóng theo hình. Khắp trời đất đều có Thần đang quản, đang ghi lại các việc thiện ác mà con người làm, do đó con người làm việc gì đều có báo ứng, đây chính là quy luật vĩnh hằng. 

Con người không biết rằng chịu tội khổ chính là đang hoàn trả nợ nghiệp, thanh trừ tội khổ mới có được tương lai tươi sáng. Nhưng người ta vì không muốn chịu khổ mà cho rằng cuộc sống này bất công, từ đó mà oán hận, mà đố kỵ, rồi lại tạo thêm nhiều tội nghiệp. Sinh sinh thế thế tích lũy càng nhiều tội nghiệp thì càng làm cho nhân thân chịu khổ nạn. Nếu tin theo tà thuyết vô Thần, trong tâm sẽ mất đi nhận thức về thiện ác, làm quá nhiều điều ác thì sẽ bị đẩy vào địa ngục vô gián chịu tội khổ, từ đó vĩnh viễn mất đi cơ hội chuyển sinh thành người. 

Con người rơi vào cõi mê, quên mất mục đích đến thế gian này là gì, quên đi bản nguyện trở về. Mục đích tới thế gian là tu luyện để có thể quay trở về. Rất nhiều kiệt tác văn học như Hồng Lâu Mộng, Phong Thần Bảng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký... đều đang nhắc nhở thế nhân ngộ Đạo. Ví như Tam Quốc Diễn Nghĩa khuyên rằng không được thấy việc ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, việc ác nhỏ tích lại sẽ thành tội lớn, việc thiện nhỏ không ngừng tích lũy, sau này sẽ giống như một vườn hoa thơm có đầy trái ngọt. 

Trong Tây Du Ký có câu: “Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp, có được cả ba điều trên thì quả là may mắn lắm thay”. Đó là lời thức tỉnh những ai đang sống tại Thần Châu, có thể sinh ra tại vùng đất Trung Thổ, lại gặp được Thánh nhân truyền Đạo, đắc được Chính Pháp, thì ấy là không may mắn nào bằng. Trong Tây Du Ký còn viết: “Nhân sinh nan đắc quả nhiên nan, bất ngộ chân truyền mạc luyện đan”, nghĩa là: Thân người khó được quả nhiên khó, không gặp chân truyền chớ luyện đan. Câu nói ấy đã nhắc nhở chúng ta cần nhận thức một cách chính diện về Chính Pháp, nếu không phân biệt được chính tà mà nhập sang ma đạo, rất có thể vĩnh viễn sai đường.

Do đó, câu thành ngữ “Vạn kiếp bất phục” là lời cảnh tỉnh thế nhân hãy trân quý cơ duyên ngày hôm nay. Bởi vì chỉ khi có thân người mới có thể tu luyện, mới đắc được Đại Pháp, mới có thể thoát khỏi sinh lão bệnh tử nơi thế gian. Hiểu được câu thành ngữ sẽ hiểu được ý nghĩa của văn hóa Thần truyền, hành thiện tu luyện, có thể hồi thiên.

Theo Dung Nãi Gia, Epoch Times
Nguyệt Hòa biên dịch

Video: Trong cuộc đời, điều gì mới là trân quý nhất?

videoinfo__video3.dkn.tv||4f7ddec95__