Thời nay, chúng ta hàng ngày phải tiếp xúc với các loại màn hình phản quang độc hại cho mắt như máy tính, điện thoại, truyền hình vì thế rất cần chú ý đến cách bảo vệ thị lực. Người xưa tuy không có các thiết bị điện tử, nhưng đã có nhu cầu bảo dưỡng đôi mắt.

1. Dùng hoa cúc sắc nóng làm thuốc bổ sáng mắt

Ví như vua Ung Chính nhà Thanh (1678 – 1735), công việc bận rộn, thường phải thức khuya phê duyệt tấu chương, ảnh hưởng không tốt cho xương cổ và đôi mắt, ông phải dùng liệu pháp thảo dược là hoa cúc để mắt bớt mỏi mệt. Nghe nói loại hoa cúc dùng cho hoàng gia này sinh trưởng ở các khe núi đá. Hoa cúc khi đưa vào hoàng cung được làm thành cái gối hoa cúc, lúc vua Ung Chính thấy mắt khô mỏi thì nằm lên gối dưỡng thần, rất có hiệu nghiệm.

Ăn hoa cúc cũng rất tốt cho mắt, đặc biệt là hoa cúc vàng, lấy cánh hoa rửa sạch, trần qua nước cam thảo nóng, khi cơm kê chín thì cho vào, người xưa gọi là cơm vàng, có mùi hòa trộn mùi gạo và mùi hoa cúc, không chỉ dùng để ăn no bụng mà còn là thuốc hỗ trợ bổ mắt, sáng mắt.

Cao Liêm (1573 – 1620), người nổi tiếng về thuật dưỡng sinh thời Minh từng ghi lại trong «Tuân sinh bát tiên»: “Dùng hoa cúc sắc nóng làm thuốc bổ sáng mắt”.

9691154

Ngoài cây hoa cúc người ta còn dùng cây kỷ tử, là loại cây có công dụng “sáng mắt trường thọ”, rất tốt cho bảo dưỡng thị lực. Cách làm thì ngoài ngâm nước nấu cháo, còn dùng cho công việc. «Chí nha đường tạp sao» ghi lại: “Cây khởi tử dùng ép lấy dầu đốt đèn, giúp trợ mắt khi đọc sách”. Dùng dầu ép từ cây khởi tử đốt đèn đọc sách tốt cho thị lực, không giống như đèn cầy và loại dầu đốt thông thường.

Nhưng nghĩ kỹ thì việc này có vẻ không hợp lý. Cây kỷ tử vốn không lớn, lấy đâu ra nhiều để ép dầu đủ cung cấp cho nhu cầu đọc sách? Nếu tính vào chi phí trồng loại cây này thì ép dầu đọc sách là vô cùng xa xỉ, đa số người bình thường không thể đủ khả năng. Ngay cả những tinh anh trong xã hội như Âu Dương Tu (1007 – 1072), làm đến chức Tể tướng, nhưng cũng chưa từng dùng đèn bằng dầu cây kỷ tử. Trong một tác phẩm thơ ca của ông là «Hô đáp thánh du trì chúc chi câu», ông than thở về tác hại của cây nến với mắt: “Bệnh mắt tự tăng hồng lạp chúc, hà nhân khẳng bạn bạch tu ông”.

2. Muốn mắt sáng, lại tiết kiệm chi phí thì dùng củ từ là cách hay nhất

Củ từ vừa bổ thận lại bổ mắt, là thứ danh y Lý Thời Trân (1518–1593) rất ưa thích. Trong «Thần nông bản thảo kinh» viết: “Củ từ giúp cho tai mắt nhạy bén, cơ thể nhẹ nhàng, tuổi thọ kéo dài”.

Củ từ
Củ từ

Người xưa cũng thường cho rằng uống rượu hại mắt, nhưng rượu cây xương bồ dùng phổ biến vào thời nhà Minh là loại rượu dùng bổ mắt. Trong «Bản thảo cương mục» có ghi lại loại rượu này “giúp tai thính mắt sáng”. Rượu hoa cúc không chỉ có công dụng tương tự, còn là thuốc trị đau đầu.

Ngoài ra, sản phẩm quý bổ mắt còn có hải sâm, đây là thứ mà nhân sĩ nổi tiếng Lâm Tắc Từ (1785 – 1850) rất ưa thích. Một lần Lâm Tắc Từ bị điều đi Tân Cương, vì nhớ phu nhân bị bệnh về mắt nên đã dặn dò: một là phải mang kính, hai là hàng ngày phải dùng canh hải sâm.

Thời Lý Dục (937 – 978) triều Nam Đường, để bảo vệ mắt người ta hay dùng bình phong màu đen, các cơ quan đều dùng bình phong bằng “tạo la” (皂罗) . Tạo la là sản phẩm bằng tơ tằm mỏng và nhẹ có màu đen, loại vải thường dùng làm khăn chít đầu và áo choàng. «Tống triều sự thực loại uyển» có ghi: “Phàm là những màu sắc rực rỡ đều hại cho mắt, chỉ có màu đen với mắt là vô hại”.

Cho đến thời nhà Tống, người nổi tiếng học vấn uyên bác là Vương An Thạch (1021 – 1086) cũng đã dùng “tạo la” (皂罗) cho tất cả các bức che trong quan sở. Cách làm phổ biến trong xã hội thời đó là người ta hay nhờ họa sĩ nổi tiếng vẽ lên tranh sơn thủy, nhân vật, giúp tinh thần thêm hứng khởi.

Theo NTDTV

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: