Không hề thiếu thần thoại về những cơn đại hồng thủy. Các nền văn hóa trên khắp thế giới đã kể về các cơn lũ thảm họa đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ và mở ra kỷ nguyên kế tiếp. Nhưng sẽ không chắc chắn nếu chỉ dựa vào các truyền thuyết để xác định xem liệu một thứ gì có tồn tại hay không.

Theo ghi chép của Kinh thánh Cơ đốc giáo về cơn đại hồng thủy thời Noah, những người xấu phải bị trừng phạt vì những tội lỗi của họ. Vì vậy, trời đã đổ mưa không ngớt trong vòng 49 ngày đêm. Tất nhiên, các nền văn hóa thời cổ đại thường có xu hướng nhắc đến các thảm họa như là những cách để các vị Thần thể hiện sự không hài lòng đối với nhân loại.

flood (1)
(Ảnh: deviant art)

Trong cuốn Sử thi Gilgamesh, người anh hùng đã nhìn thấy một cột khói đen ở cuối đường chân trời. Sau đó bầu trời tối sầm trong vòng một tuần và một cơn bão khủng khiếp đã gây nên một trận đại hồng thủy.

Khoảng 5000 năm trước người Sumer đã đến định cư tại vùng đất mà ngày nay là Nam Irag. Các tư liệu của họ ghi chép rằng họ là những người sống sót sau một trận đại hồng thủy gây nên bởi những sinh mệnh thần thánh gọi là Annunaki – “Những người tỏa sáng”. Thần thoại của Trung Quốc và Ấn Độ cũng kể về một trận lũ khủng khiếp diễn ra khoảng năm thiên niên kỷ trước đây. Thời đại Hindu hiện nay, gọi là Kali Yuga đã bắt đầu từ năm 3102 TCN, khi hiện tượng biến đổi khí hậu đã xảy ra bên cạnh tình trạng lũ lụt.

Rất nhiều các bộ lạc thổ dân Châu Mỹ đã kể về một thời kỳ khi những trận lũ lớn sẽ tàn phá đất đai và khiến họ chạy lên đồi. Các nền văn hóa Nam Mỹ và khu vực Thái Bình Dương cũng có những truyền thuyết tương tự.

Xem thêm: Vương quốc Lyonnesse trong huyền thoại vua Arthur nay ở đâu?

Vậy, có chút chân thực nào đằng sau tất cả những chuyện này hay không, hay đó chỉ là sự trùng hợp?

Mặc dù giới khoa học không phủ nhận khả năng đã từng xảy ra một trận lũ lớn, nhưng có rất nhiều câu hỏi mà chẳng có mấy câu trả lời. Có hai lý thuyết khoa học chủ chốt, một xoay quanh trận lũ đánh vào khu vực biển Đen ở Đông Âu và một là một giả thuyết về một cơn lũ mang tính chất toàn cầu.

Khoảng 7000 năm trước, lượng nước từ những con sông băng tan chảy đã khiến Biển Địa Trung Hải tràn lên với lực độ tương đương với 200 Thác Niagara (Canada). Vào thời điểm đó, Biển Đen là một hồ nước ngọt, bao quanh là đất trồng trọt. Các phát hiện đã củng cố cho lý thuyết này, ví dụ như khi một châu thổ sông và bờ biển cổ xưa được phát hiện dưới đáy Biển Đen. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thám hiểm Robert Ballard của Hiệp hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ cũng đã khai quật được các mảnh hóa thạch của những chủng loại sinh vật nước ngọt đã tuyệt chủng có niên đại từ 7.000 đến 15.000 năm trước.

black sea
Tàn tích khu định cư của con người trước khi xảy ra cơn lũ, giờ đã chìm dưới đáy Biển Đen. (Ảnh: www.mediji.lv)

Người ủng hộ chính của lý thuyết thứ hai là Bruce Masse, một nhà khảo cổ học môi trường tại Thư viện Quốc gia Los Alamos. Ông tin rằng những vụ va chạm thiên thạch chủ yếu xảy ra thường xuyên hơn chúng ta tưởng. Theo Masse, vụ va chạm lớn cuối cùng xảy ra vào khoảng 5.000 năm trước, khi một ngôi sao chổi rộng 4,8 km đâm xuống biển Ấn Độ Dương, nằm ở ngoài khơi quần đảo Madagascar. Kết quả là một tai họa mang tính toàn cầu, với những cơn sóng thần cao đến gần 200 m đã phá hủy nhiều bờ biển và những cơn cuồng phong tàn phá tất cả những thứ khác. Cát bụi bị quăng lên bầu khí quyển đã gây nên một tuần đen kịt.

Ông Masse đã sàng lọc trong vài trăm huyền thoại có đề cập đến cơn đại hồng thủy và đã tìm thấy hai điểm thú vị. Một huyền thoại của Trung Quốc kể về một trận lũ lụt khủng khiếp xảy ra vào giai đoạn cuối thời kỳ trị vì của Nữ Oa và một huyền thoại của Ấn Độ giáo kể về một cơn lũ trong thời điểm các hành tính sắp thẳng hàng với nhau mà chỉ diễn ra một lần trong vòng 5000 năm qua. Theo Masse, thời điểm diễn ra cả hai sự kiện này là ngày 10/5/2807 TCN.

(Ảnh: gettyimages)

Thông thường, một sự kiện mang tính hủy diệt như vậy phải lưu lại các bằng chứng thay vì chỉ các huyền thoại. Khi ông Masse trình bày lý thuyết của mình tại một hội nghị liên tịch năm 2004, ông đã thu hút được sự chú ý của các đồng sự và họ đã thành lập nên Nhóm Holocene Impact Working Group với mục đích tìm kiếm các dấu hiệu của một cơn sóng thần khổng lồ.

Khi một cơn sóng thần cao đến 200 m đánh vào bờ, nó sẽ để lại phía sau một cấu trúc cát hình chữ V gọi là chevron. Đôi lúc những chevron này chứa các vi hóa đá từ đáy đại dương. Masse và nhóm của ông đã tìm thấy hàng chục chevron xung quanh bờ biển Châu Phi và Châu Á nên họ tin rằng chúng là bằng chứng cho thấy sự hiện hữu của một va chạm thiên thạch.

Mặc dù một số người phản đối giả thuyết này, nhưng Masse khá tự tin khi cho rằng rốt cục nó sẽ được chứng minh là đúng. Nếu điều này xảy ra, nó có lẽ sẽ dẫn tới nhiều cuộc điều tra về các huyền thoại trên khắp thế giới hơn nữa.

Đón xem phần 2.

Đăng tải với sự cho phép từ Locklip. Đọc bản gốc ở đây.

http://locklip.com/was-there-a-global-flood-five-thousand-years-ago/
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: