Thế Chiến I được cho là xảy ra cách đây khoảng 100 năm, nhưng kết quả khảo cổ lại cho thấy một cuộc chiến sơ khai cũng rất khốc liệt đã xảy ra cách đây 13.000 năm ở Jebel Sahaba, Châu Phi.

Nhân loại từ khi hình thành cho đến nay thì chiến tranh vẫn thường xuyên xảy ra trên quả địa cầu bé nhỏ này. Lý do dẫn đến chiến tranh là: tranh đoạt tài nguyên thiên nhiên, xung đột sắc tộc, tham vọng mở rộng đế chế…

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chứng cứ rằng một cuộc xung đột quân sự to lớn đã xảy ra hàng nghìn năm về trước ở Jebel Sahaba.

Jebel-Sahaba-2

Vào thời điểm khi chúng ta kỷ niệm cái gọi là Thế Chiến I, các nhà nghiên cứu đã phát hiện dấu vết của cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Bây giờ, chúng ta biết chắn chắc rằng chiến tranh và hủy diệt không phải là mới trong lịch sử loài người. Đáng ngạc nhiên thay, những lý do tranh chấp cũng không khác là mấy sau cả vài thế kỷ.

Nhóm nghiên cứu của Pháp đã tìm thấy trên những di thể của người bên bờ sông Nile (Nin), cho thấy có một cuộc xung đột vũ trang lớn cách đây 13.000 năm và kéo dài trong nhiều tháng, đánh dấu một cuộc chiến “toàn cầu” quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

15sahara3
Một bức ảnh chup năm 1965, các nhà khai quật Pháp hợp tác cùng bảo tàng British để nghiên cứu các bộ xương tìm thấy (Ảnh: Bảo tàng Anh)

“Những bộ xương rất quan trọng, không chỉ vì chúng là bằng chứng của cuộc xung đột, mà nghĩa trang Jebel Sahaba này còn là khám phá có niên đại lâu đời nhất tại khu vực thung lũng sông Nile này”

– Tiến sĩ Daniel Antoine, một người phụ trách phòng trưng bày Ai Cập Cổ Đại và Sudan ở Bảo tàng Anh

Archaeologists during the excavation in the 1960s
Các nhà khảo cổ trong cuộc khai quật thập niên 1960. (Ảnh: internet)

Một cuộc điều tra tương tự được các nhà nhân chủng học người Anh và Mỹ dẫn đầu, chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến xung đột này là do sự khác biệt chủng tộc (một điều không hề “mới”). Lý do là những xác chết ở đây thuộc về dân châu Phi phía nam Sahara, tổ tiên của người da đen hiện đại; và kẻ thù của họ có thể là dân Levantine sống trong vùng lãnh thổ Địa Trung Hải.

Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ, hai nhóm có sự khác biệt rất sâu sắc về văn hóa và ngôn ngữ. Điều này được cho là nguyên nhân gây nên cuộc cạnh tranh khốc liệt về tài nguyên thiên nhiên.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này xảy ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, khi mà việc tìm kiếm thức ăn và của cải gây nên sự xung đột và bạo lực, dẫn đến một cuộc chiến lâu dài và bi thảm trong lịch sử.

“Tôi nghĩ rằng không có kẻ thù từ bên ngoài, đây là những bộ tộc tiến hành cướp phá thường xuyên và dữ dội vì nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm“, không có ai được tha: “Có rất nhiều phụ nữ và trẻ em trong số những người chết, là điều bất thường khi so với các nghĩa trang khác, và gần một nửa cho thấy dấu hiệu chết do bạo lực. Phần đa số còn lại chết vì vết thương trên da thịt, không còn lưu lại trên những di thể này”, Renee Friedman, nhà Ai Cập học người Mỹ nói.

Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Biên tập lại bản dịch của Tinh Hoa net.

Xem thêm: