Xin chào tất cả mọi người, và chào mừng bạn đến khám phá những bí ẩn chưa được giải mã cùng chúng tôi. Hôm nay chúng ta sẽ nói về một “cơ quan ẩn hình” trong cơ thể con người…

Vào năm 2018, các nhà khoa học Mỹ đã công bố một bài báo trên kỳ san “Science Reports” (Báo cáo khoa học) thuộc tạp chí “Nature” (Thiên nhiên), rằng họ đã phát hiện ra một hệ mạch “chưa từng biết” gọi là “vật chất trung gian”. Tất nhiên, khái niệm “hệ mạch chưa từng biết” này là dựa trên nhận thức của y học thực nghiệm, dựa trên giải phẫu của Tây y. Các nhà khoa học cho biết, thông qua kỹ thuật kiểm trắc tối tân nhất, họ phát hiện trong thân thể người có một hệ thống “đường cao tốc lưu động”, chúng tựa hồ như không đâu không có, nằm dưới da, bao quanh động mạch và tĩnh mạch, giữa các tổ chức tinh vi của các mô cơ, xung quanh lục phủ ngũ tạng, đều có sự tồn tại của chúng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong một thời gian dài, các nhà khoa học trong quá trình giải phẫu đã vô ý thức phá hoại kết cấu tổ chức của “vật chất trung gian” của nhân thể, dẫn đến dịch thể trong đó bị chảy ra. Khi phóng to dưới kính hiển vi quan sát tổ chức của vật chất trung gian này, chúng chỉ giống như một tầng tổ chức kết cấu đơn giản. Vì vậy, con người không ý thức được sự tồn tại của chúng.

Ngay sau khi tin tức được đưa ra, giới học thuật Âu Mỹ đã dậy sóng, một số phương tiện truyền thông chính thống, bao gồm Tạp chí ‘Time’, Tạp chí Địa lý Quốc gia, ‘The Independent’, v.v. đều báo cáo. Tuy nhiên, một số nước châu Á, đặc biệt là các nhà nghiên cứu Trung Quốc, sau khi xem nghiên cứu này đã nghĩ: Hả? Làm thế nào để mô tả này có vẻ dễ hiểu và quen thuộc hơn? Xem kỹ lại, thì điều này rất giống với hệ thống “kinh lạc” được đề cập trong Trung y.

Kinh lạc thần kỳ

Chiểu theo y học Trung Quốc, kinh lạc là thuật ngữ chung để chỉ các kinh mạch và lạc mạch, là những đường vận hành khí huyết, liên lạc tạng phủ, câu thông nội ngoại, quán xuyến từ trên xuống dưới cơ thể con người. Kinh và lạc tổ thành hệ thống kinh lạc tương giao và đan chéo ngang dọc, phân bố toàn thân thể. Mà sự vận hành của khí huyết đối với sức khỏe của nhân thể là cực kỳ trọng yếu.

Có thể hình dung, kinh lạc cũng giống như một đường cao tốc giao thông của nhân thể, mà năng lượng khí huyết chính là liên tục không ngừng, cũng như xe cộ lưu thông trên cao tốc. Nếu xe vận hành thông suốt, thì tự nhiên mọi thứ đều có trật tự, đối ứng với nhân thể cũng cảm giác tâm tình thư thái, thân thể khỏe mạnh. Nhưng nếu ở đâu đó xuất hiện vấn đề, ví như trường kỳ bị nghẽn xe, phát sinh sự cố giao thông nghiêm trọng, thì chính là ảnh hưởng đến cả đại cục. Đối ứng với nó, khí huyết thân thể không thông, đầu đau não sốt, thân thể vô lực, trạng thái suy nhược nào cũng ập tới.   

Các huyệt vị. (Ảnh: Wiki)

Khi mọi người nhìn vào sơ đồ kinh lạc, sẽ phát hiện thượng diện còn có rất nhiều điểm then chốt gọi là “huyệt vị”. Huyệt vị được coi là biểu hiện của thể tạng phủ trong lộ tuyến tuần hoàn của kinh lạc, là vị trí đặc định nơi khí huyết hội tụ, xuất nhập, giống như những điểm trạm trọng yếu trên cao tốc giao thông.

Tổ tiên đầy trí huệ của chúng ta đã phát hiện, chỉ cần kích thích một huyệt vị đặc định, có thể sản sinh ra hiệu quả đặc biệt, có thể làm chậm, thậm chí trị khỏi một số khu vực bị đau nhức, khó chịu. Ví như, huyệt hợp cốc trên thủ dương minh kinh có thể trị liệu các chứng đau ngũ quan trên mặt. Nếu có đau đầu, đau răng, nhức mắt, thì châm cứu có thể có hiệu quả ngay; nếu không có kim, bạn có thể tự mình dùng tay ấn một ấn sẽ có hiệu quả hoãn giải cơn đau. Một ví dụ khác, trên túc dương minh vị kinh có huyệt vị túc tam lý, đúng như tên gọi của nó, chỉ cần ấn vào huyệt vị này, một ngày có thể đi ba dặm đường. Cũng chính là nói, huyệt vị túc tam lý này có thể giảm đau đầu gối và đùi, đồng thời đây cũng là huyệt vị trọng yếu có công năng điều lý tràng vị (ruột và dạ dày), bất kỳ những vấn đề gì liên quan đến tràng vị, đau dạ dày, trướng khí, đều có thể thử huyệt vị này. 

Mỗi huyệt vị có công hiệu khác nhau, phối hợp nhiều huyệt vị lại có thể sản sinh công hiệu mới, học vấn trong lĩnh vực kinh lạc huyệt vị là tương đối bác đại tinh thâm. Các bạn có hứng thú có thể mua bản “Hoàng Đế Nội Kinh” để nghiên cứu, đây là tác phẩm ghi chép về kinh lạc và huyệt vị sớm nhất được biết đến, có lịch sử cách đây hơn hai nghìn năm, trong đó ghi chép lại nội dung thảo luận về y học giữa Hoàng Đế và các đại thần, trong đó truy hồi tới cả Hiên Viên hoàng đế, người sống cách đây 5000 năm trước. Kể từ đó, các thần y của Trung Quốc cổ đại, như Biển Thước, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân v.v. cũng nghiên cứu nó, không ngừng hoàn thiện duy nhất hệ thống Trung y cổ lão này.

Ví dụ như, thanh ngải cứu mà mọi người đều biết, chỉ cần tại huyệt vị điểm một thanh ngải cứu, lợi dụng nhiệt độ kích thích huyệt vị. Sách “Hoàng Đế Nội Kinh” viết: “Châm cứu bất vi, cứu chi sở nghi”, chính là nói, nếu phương pháp kim kích (châm kim) không tới được nơi đó, có thể dùng hơi nóng ngải cứu để bổ túc. Người ta nói rằng, Biển Thước chính là đệ nhất chuyên gia trong phương diện này, ông trong cuốn “Biển Thước nội kinh” đã thảo luận về lợi thế của châm ngải cứu, cung cấp nhiều tham khảo hữu dụng cho hậu nhân.

Nói đến đây, chúng tôi muốn đưa ra một câu hỏi rằng: mọi người đã bao giờ nghĩ tại sao cổ nhân lại chỉ dùng mỗi loại cây cỏ ngải để làm ngải cứu chưa? Các loại thực vật khác, như mạch tuệ (lúa mì), lô vĩ (lau sậy) cây bồ công anh dùng không được sao? Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện, nhân thể chính là một nguồn bức xạ hồng ngoại, và phổ năng lượng bức xạ do ngải cứu sản sinh ra khi đốt ngải cũng là hồng ngoại tuyến, và nó chủ yếu là cận hồng ngoại. Khi đưa hơi nóng ngải cứu vào gần huyệt, bức xạ cận hồng ngoại của nó có năng lực xuyên thấu cao, có thể thông qua hệ thống kinh lạc đưa năng lượng đến chỗ tổn thương mà khởi tác dụng. Dùng các loại thực vật khác đều không được.

Vậy thì những tri thức cao thâm này làm sao tổ tiên của chúng ta biết được từ hàng ngàn năm trước?

Cổ nhân phát hiện ra kinh lạc huyệt vị có phải là may rủi?

Có một thuyết pháp, tôi gọi đó là “một chuỗi may rủi”. Điều đó nghĩa là gì? Lấy một ví dụ, một ngày nọ, một vị cổ nhân chặt gỗ và tình cờ làm bị thương huyệt hợp cốc trên bàn tay của mình, để giảm đau và cầm máu, ông liền nhanh chóng giữ chặt nơi đó, sau đó, đột nhiên phát hiện ra: Hả? Đầu tôi không còn đau nữa, vì vậy mà huyệt hợp cốc được phát hiện ra. Sau đó, cũng thông qua phương thức tương tự, dần dần hữu ý vô ý mà khám phá tất cả các kinh lạc huyệt vị trên cơ thể con người.

Tất nhiên, chúng ta không thể loại trừ rằng có một số huyệt đạo sẽ được phát hiện theo cách tương tự. Ví dụ, Tôn Tư Mạc, một đại y học gia thời Đường, đã ghi lại “Á Thị huyệt” của đất Ngô Thục trong tác phẩm “Thiên kim yếu phương” Tập 29 của ông. Nó là gì? Chính là, một vị bác sĩ ở Ngô Thục tiến hành ấn vào các bộ vị khác nhau của cơ thể bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân hét lên, “Á! là chỗ này, là chỗ này rồi!” Bác sĩ đó ấn vào bộ vị bị đau hoặc cảm thấy dị thường của bệnh nhân, rồi ấn hoặc châm kim, trị liệu ngải cứu, quả nhiên khiến bệnh tình chuyển biến tốt, do đó gọi là “Á Thị huyệt”.

Nói qua rồi nói lại, nếu toàn bộ lý luận huyệt vị kinh lạc khổng lồ, phức tạp, hoàn chỉnh, chi tiết và nội hàm thâm hậu đều được phát hiện thông qua phương thức mò mẫm trên, thì đó gọi là một “chuỗi may rủi”. Giả sử, trong ví dụ về khám phá huyệt hợp cốc nói trên, người phát hiện phải có đủ năng lực liên tưởng để tức khắc liên hệ giữa việc ấn bàn tay và cơn đau đầu, còn phải có đủ sự cẩn thận tỉ mỉ, sau đó lại cần kiểm chứng nhiều lần trên bản thân hoặc người thân, bạn bè của mình, còn phải có đủ ngộ tính, để biết đây là phát hiện trọng đại, cần ghi chép lại và truyền thừa cho con cháu… Xác suất phát hiện huyệt vị theo cách này thực sự quá nhỏ, nếu vậy có lẽ đến giờ người ta vẫn phải mò mẫm và không cách nào hình thành một lý luận hệ thống.

Phát hiện kinh lạc huyệt vị là “Thuyết nội quan”?

Còn có một thuyết pháp khác, gọi là “Thuyết nội quan”, chính là thuyết mà cổ nhân gọi là “phản chiếu nội cảnh”, Lý Thời Trân trong tác phẩm “Kỳ kinh bát mạch khảo” của ông nhấn mạnh: “Nội cảnh toại đạo, duy phản quan giả năng sát chiếu chi”, ý tứ là nói, cảnh tượng nội trong tạng phủ và hệ thống kinh lạc, chỉ có thông qua một số phương thức tu dưỡng thân tâm, như đả tọa tĩnh tu, mới có thể xuất hiện công năng đặc dị, nhận thức thể nghiệm được thế nào là “phản quan” hoặc “nội thị” (nhìn vào trong). 

Trong cuốn “Thánh tế tổng lục” của biên giả Thái Y Viện triều Tống cũng viết: “Bế mục nội thị, ngũ tạng lịch lịch phân minh, tri kỳ sở xứ, nhiên hậu ngũ tạng khả an… thị biểu như lí, diệc năng khu ngũ tạng chi thần, vi nhân trị bệnh!” Ý tứ là bác sĩ có tài nghệ cao thâm có thể nhắm mắt thấu thị nhân thể, ngũ tạng đều có thể nhìn thấy rõ, không những thế, còn có thể vận dụng công năng, điều khiển năng lượng uẩn hàm trong ngũ tạng, trị khỏi tật bệnh.

Nghe có vẻ thật thần kỳ đúng không? Kỳ thực trong thư tịch lịch sử cổ đại, đã sớm có ghi chép về một số đại sư Trung y như Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Tôn Tư Mạc, Lý Thời Trân v.v. đều có trang bị thần lực, chỉ là rất nhiều người không nghĩ tới phương diện này. 

Ví dụ, mọi người có thể đã từng đọc qua bài tản văn “Biển Thước gặp Tề Hoàn Công” do Hàn Phi Tử viết, kể rằng: một lần khi Biển Thước gặp Tề Hoàn công, liền nói với Tề Hoàn Công rằng ông ấy mắc một căn bệnh ở dưới da, làm Tề Hoàn Công rất mất hứng, cho rằng thầy thuốc chỉ thích trị bệnh cho những người không có bệnh để hiển thị bản sự của họ. Kết quả khi Biển Thước gặp lại ông ấy lần thứ hai, liền nói bệnh của Tề Hoàn Công đã vào đến dạ dày rồi, cần nhanh chóng điều trị bệnh. Tề Hoàn Công cũng vẫn không nghe. Lần thứ ba khi Biển Thước gặp lại ông, liền quay đầu bỏ đi. Tề Hoàn Công sai người đến hỏi, Biển Thước nói, bệnh đã nhập vào tủy rồi. Kết quả Tề Hoàn Công Công nhanh chóng thật sự mắc bệnh mà chết. Biển Thước làm sao mà nhìn qua qua liền biết được bệnh?

Còn có câu chuyện về thần y Hoa Đà và Tào Tháo. “Tam quốc diễn nghĩa” kể rằng, Tào Tháo mắc chứng đau đầu, tìm kiếm các danh y nhưng cũng đành bất lực, sau này thần y Hoa Đà đã đề xuất với Tào Tháo cho giải phẫu đầu và lấy khối “phong diên” ra. Tào Tháo tưởng rằng Hoa Đà muốn chặt đầu mình, vì vậy hạ lệnh giam Hoa Đà lại. Hoa Đà sau đó chết trong ngục. Cuối cùng Tào Tháo vì chứng đau đầu mà chết. Sử sách tuy không ghi “phong diên” là gì, nhưng kết hợp với các triệu chứng của Tào Tháo, chúng ta có thể đoán được có lẽ Tào Tháo bị u não. Vậy Hoa Đà đã phát hiện ra điều đó như thế nào?

Trung y luôn có phương pháp chẩn trị “vọng, văn, vấn, thiết” (nhìn, nghe, hỏi, bắt mạch), tuy nhiên, từ cổ chí kim, có thể đạt đến trình độ của các đại y học gia như Biển Thước, Hoa Đà vô cùng ít. Bởi vì các đại y học gia thời cổ đại kia, họ đều rất chú trọng tu tâm dưỡng tính, trong tâm thương xót thiên hạ, một lòng tế thế, do đó dù không giống như phương thức tu luyện của hòa thượng hay đạo sĩ, nhưng họ không tu đạo mà đã ở trong đạo, tự nhiên đắc được rất nhiều công năng và thần thông siêu thường. 

Nói đến đây, mọi người có thể cảm thấy quá huyền hoặc, nhưng những công năng như “thấu thị”, “thiên lý nhãn” v.v. đều đã kinh qua khảo nghiệm khoa học, được thế giới chứng nhận là công năng đặc dị. Các bạn muốn liễu giải nội dung phương diện này, có thể xem qua các video “Cô gái Nhật Bản có thiên lý nhãn” 日本千里眼之女 và “Thần thám ba mắt ở châu Âu” 歐洲『三眼』神探 mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó, các bạn có thể tìm các link liên quan trong phần giới thiệu nội dung.

Khoa học chứng minh sự tồn tại của kinh lạc

Lý luận kinh lạc huyệt đạo của Trung y chưa được Tây y chấp nhận, nguyên nhân là do Tây y áp dụng phương pháp thực nghiệm giải phẫu, khi giải phẫu cơ thể người họ không tìm thấy kinh lạc, liền coi nó như không tồn tại. Trên thực tế, lý thuyết của khoa học thực chứng theo quan niệm “thấy mới tin” thực sự có quá nhiều hạn chế. Chúng tôi cũng đã đề cập với các bạn trong các chương trình trước rằng, trong trường quang phổ dài vô tận, “ánh sáng khả kiến” mà mắt người có thể nhìn thấy chỉ là một rất dải hẹp, những gì nằm ngoài phạm vi quang phổ “ánh sáng khả kiến”, thì mắt người đều không nhìn thấy được. Tia hồng ngoại, tia cực tím và tia X đều không thể nhìn thấy đối với mắt người, nhưng chúng đều đã được phát hiện và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Những gì không được khoa học xác nhận không có nghĩa là nó không tồn tại, rất có thể là do khoa học không đủ tiên tiến và các công cụ không đủ tiên tiến để có thể nhận biết và đo lường.

Tần số dao động của năng lượng khí huyết không nằm trong dải “quang phổ khả kiến” và không thể nhìn thấy bằng mắt thịt. Nhưng hiện nay một số nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra sự tồn tại của “kinh lạc huyệt vị” bằng thiết bị tiên tiến. Ví dụ, như chúng tôi đã giới thiệu trong chương trình “Bí mật sự phát quang của nhân thể”, nhà vật lý cơ học lượng tử người Nga – Konstantin Korotkov đã sử dụng kỹ thuật khí thể phóng điện hiển tượng, gọi tắt là GDV (Gas Discharge Visualization), để đo quang huy của cơ thể người, phát hiện rằng nhân thể có tồn tại những điểm sáng, tương hợp với các huyệt vị trong Trung y.

Năm 2021, Viện Nghiên cứu Khoa kỹ Sinh mệnh của Tập đoàn Tân Úc và Trường Y Harvard, Hoa Kỳ đã lần đầu tiên quan sát rõ ràng các đường huỳnh quang liên tục di chuyển dọc theo các huyệt đạo trong kinh mạch của cơ thể con người. Các nhà nghiên cứu cho biết, công trình này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ để khẳng định sự tồn tại của các đường kinh lạc trong Trung y.

Từ lâu, Tây y luôn coi cơ thể con người như thể một cỗ máy cơ khí, linh kiện nào hoạt động không hiệu quả thì chỉ sửa chữa tu bổ, thay thế linh kiện mới nếu không thể hoạt động. Nhưng Trung y theo quan niệm “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, coi con người là một chỉnh thể, và là một bộ phận của sự vận hành tự nhiên của toàn vũ trụ. Nếu trong tương lai, lý luận của Trung y được chứng thực và công nhận, thì toàn bộ nền y học sẽ phải đối mặt với một cuộc biến cách cực đại.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng một khi các nguyên lý của y học truyền thống Trung Hoa có thể được khám phá và chứng minh, tính ưu việt của “phương pháp trị liệu chỉnh thể toàn tín tức” thì y học truyền thống Trung Hoa có thể được xã hội nhân loại nhận thức thấu đáo toàn diện, và nền y học trên toàn thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới. Khi đó, người ta có thể phát hiện ra rằng, văn hóa do tổ tiên người Hoa Hạ lưu lại thật là trí huệ, chẳng những không phải là “mê tín phong kiến”, mà còn vượt xa “khoa học thực nghiệm” đến từ phương Tây.

Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch