Có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng rất thú vị trong những bộ phim nổi tiếng mà dường như nhiều khán giả không phát hiện ra.  

5 tiet lo thu vi danh cho cac mot phim chinh hieu

Luôn có một cốc Starbucks trong mọi cảnh quay của phim Fight Club (1999): Việc trong cảnh quay nào của Fight Club cũng xuất hiện cốc Starbucks, như ngầm khẳng định hãng cafe này có rất nhiều ở Los Angeles. Phía Starbucks cũng hoàn toàn cho phép việc đoàn phim sử dụng hình ảnh hãng.

5 tiet lo thu vi danh cho cac mot phim chinh hieu

Hầu hết bộ phim Mỹ sản xuất trước năm 1929 đều đã bị thất lạc và phim 3D đầu tiên trên thế giới cũng nằm trong số đó: Theo Tổ chức bảo tồn phim Martin Scorsese’s Film Foundation, 90% phim sản xuất trước năm 1929 đều đã bị mất, trong đó có cả The Power of Love – bộ phim 3D đầu tiên trên thế giới. Trên hình là một cảnh quay trong phim và đó là tất cả những gì còn sót lại.

The Power of Love được sản xuất năm 1922 với sự trợ giúp của hệ thống 2 camera, 2 máy chiếu định dạng lập thể Fairall-Elder. Phim sử dụng hệ thống kính Anaglyph đỏ – xanh lá để mang đến trải nghiệm 3 chiều cũng như sự lựa chọn về kết phim cho khán giả: một bi thương và một hạnh phúc. Tuy nhiên, cả hai phiên bản đều đã bị thất lạc.

5 tiet lo thu vi danh cho cac mot phim chinh hieu

Chân dung người thật truyền cảm hứng cho nhân vật Strek: Maurice Tillet hay còn có tên “Thiên thần người Pháp” chính là nguyên mẫu của Shrek. Ông sinh năm 1903 tại Nga. Đến tuổi 17, Tillet được chuẩn đoán mắc chứng bệnh lạ khiến xương phình to bất ngờ. Chàng thanh niên Tillet lúc ấy được chú ý bởi hình thể vạm vỡ nên được đặt biệt danh là “thiên thần”.

Bản phác họa nguyên gốc của Stein không dựa trên hình ảnh ông nhưng phiên bản cuối cùng của DeamWorks lại giống hệt Tillet.

5 tiet lo thu vi danh cho cac mot phim chinh hieu

Hiệp hội phòng chống ngược đãi động vật Mỹ đã kiện nhà sản xuất phim The Shawshank Redemption vì … một con giun: Phim có cảnh quay một chú chim được nhân vật chính cho ăn giun. Hiệp hội phòng chống ngược đãi động vật Mỹ cho rằng ê-kíp không nên sử dụng một “miếng mồi” còn sống để thực hiện cảnh này.

5 tiet lo thu vi danh cho cac mot phim chinh hieu

Diễn viên phim Sherlock Holmes – Benedict Cumberbatch có quan hệ họ hàng với tác giả Sir Arthur Conan Doyle: Nhân vật Sherlock Holmes do nhà văn Sir Arthur Conan Doyle tạo nên. Và nam diễn viên thủ vai này – Benedict Cumberbatch lại là họ hàng xa với Sir Arthur Conan Doyle. Cả hai có cùng 1 cụ tổ là John of Gaunt.

Đức huy (Tổng hợp)

Từ Khóa: