Người xưa có câu: “Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng”. Gừng không chỉ là gia vị được yêu thích mà còn là một vị thuốc trong Đông y, đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe.

Tuy nhiên, sử dụng gừng đúng cách không dễ và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.

Gừng rất tốt cho sức khoẻ nhưng cần thận trọng khi sử dụng. (Ảnh: gingersoftware.com)

1. Không dùng gừng cho người bị say nắng

Gừng được biết với tính nóng nên rất thích hợp dùng cho những người bị cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Tuy nhiên trong trường hợp người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt hoặc những người bị say nắng thì tuyệt đối không được dùng gừng

Ngoài ra, gừng có thể giúp chống say tàu xe, nhưng khi đã bị say nóng thì không được dùng gừng.

Ảnh: CLAS Healthcare

2. Không dùng gừng cho người sốt cao, huyết áp cao

Một nguyên tắc trong Đông y khuyến cáo khi sử dụng gừng hay bất kỳ vị thuốc nào đó là: “Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng“. Nghĩa là hàn gặp hàn tất sẽ dẫn đến tử vong, nhiệt gặp nhiệt tất sẽ dẫn đến phát cuồng điên.

Gừng có tính nhiệt. Như vậy những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt, nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao. Lúc ấy nước gừng sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng cao, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến…

Tương tự khi thân nhiệt đang cao, nếu uống nước gừng hoặc ăn thức ăn có gia vị gừng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao hơn.

Ảnh: Albest.al

Lưu ý: Sốt do cảm lạnh, nếu muốn uống nước gừng để chữa cảm, đẩy khí lạnh ra khỏi cơ thể thì bạn cần phải hạ sốt trước. Khi cơ thể hết sốt thì bạn mới được uống nước gừng.

3. Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng

Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu, gừng có thể bào mòn và gây ra những vết loét.

Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng. Cũng giống như niêm mạc dạ dày, nếu ăn gừng với số lượng nhiều có thể gây ra những viêm, loét bao phủ hết thành ruột và đại tràng.

Ảnh: LinkedIn

Ngoài ra cần tránh gừng đối với những bệnh nhân có bệnh ung thư tại đường ruột vì gừng kích thích khối u phát triển.

4. Bệnh về gan không nên ăn gừng

Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

5. Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng

Theo truyền thống thì gừng thường được dùng trong nửa đầu thai kỳ để làm giảm các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn hoặc tiết nước bọt. Còn trong nửa cuối thai kỳ nên sử dụng gừng một cách thận trọng vì nó có thể tác động làm tăng huyết áp là điều rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

Ảnh: thedolcediet.com

Trong thời kỳ cho con bú cũng nên cẩn trọng nếu dùng gừng vì nó được bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây mất ngủ với trẻ em.

6. Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng

Do tính chất nóng của gừng, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng vì có thể khiến các mạch máu bị yếu có thể bị vỡ gây tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Nguyên Hy