Phi là cơ quan hô hấp có liên hmt thiết vi mũi, họng, da, đại tràng và các cơ quan nội tạng khác.  Phi và Phế kinh bt n thì hhô hp và svn hành khí huyết ssuy yếu. Biết điều dưỡng Phế kinh thì rất nhiều bệnh sẽ được đẩy lui.

Phổi điều khiển hô hấp, hỗ trợ lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi nước, tác động đến da và tuyến mồ hôi, thông mũi, có mối quan hệ mật thiết với đại tràng. Đặc trưng hoạt động của khí phổi là “tuyên phát” (dẫn truyền) và “túc giáng” (làm sạch).

“Tuyên phát” là hấp thu dưỡng khí vào máu, đưa oxy cùng dưỡng chất đến bề mặt cơ thể, da và tuyến mồ hôi, đồng thời ngăn cản khí độc từ bên ngoài. Làn da cần được kinh khí của Phế kinh nuôi dưỡng: Nhưng nếu kinh khí này quá mạnh thì da dễ bị dị ứng, còn quá yếu thì sự tuần hoàn khí huyết ở da kém, khiến da khô nẻ. Đây là lý do mà da của người già bị nhăn nheo.

Phế hư khiến sự tuần hoàn khí huyết ở da kém làm da khô nẻ. (Ảnh: )

“Túc giáng” là đưa chất thải cùng lượng nước dư thừa trong cơ thể đến thận, bàng quang, đại tràng để bài tiết ra ngoài. Vì thế, nếu phổi và Phế kinh bất ổn thì hệ hô hấp và sự vận hành khí huyết sẽ suy yếu, mồ hôi cùng các chất thải khác bài tiết bất thường, thậm chí còn gây nên bệnh phù thũng. Ngược lại, nếu ta biết điều dưỡng Phế kinh thì cả “tuyên phát” lẫn “túc giáng” đều hoạt động hiệu quả.

Triu chng ca Phế kinh

Triu chng kinh lc: Sợ gió, vã mồ hôi, dễ bị cảm (nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng), sưng nhức, tê bại, ớn lạnh và có cảm giác bất thường ở vùng dọc theo Phế kinh.

Triu chng phtng: Hen suyễn, thở dốc và yếu, đau ngực, da khô nẻ, nhăn nheo, lông tóc rụng nhiều.

Triu chng khi bnhit: Cơ thể nóng, vã mồ hôi, ho hen, nhiều đờm, thở dốc (suyễn), máu dồn lên đầu, vai mỏi, lưng đau.

Triu chng khi bhàn: Có thể tê lạnh, đổ mồ hôi hột, nghẹt mùi, khô họng, nhạt miệng, ho khàn, xương đòn và vùng ngực đau nhức, ngón tay ngón chân tê dại, da dẻ khác thường, mất ngủ, xanh xao.

Đường đi của kinh Phế. (Ảnh: benhhoc.com)

Đường đi của Phế kinh

Phế kinh xuất phát từ huyệt Trung phủ ở ngực chạy men theo mé trong cánh tay rồi kết thúc tại huyệt Thiếu thương ở góc trong móng tay cái.

Phế kinh hoạt động mạnh nhất từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần). Lúc này, ta nên vỗ nhẹ để kích thích Phế kinh. Đây là cách dưỡng phổi tốt nhất.

Các huyt vchyếu ca Phế kinh

1. Trung ph– Huyt trho và tc ngc

Trung phủ là mộ huyệt của phổi, là nơi khí phổi hội tụ. Huyệt này đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị các bệnh về phổi. Đây là một “điểm đau” phản ánh diễn biến bệnh lý của phổi. Vỗ hoặc day ấn thường xuyên đều có tác dụng phòng trị ho và tức ngực.

Huyệt Trung phủ. (Ảnh: Farmacia Ribera)

Cách tìm huyt

Tay chống eo, chỗ lõm hình tam giác ở mé ngoài phía dưới xương đòn là huyệt Vân môn. Từ huyệt này hạ xuống một xương sườn (ngang với khe hở của xương sườn thứ nhất) là huyệt Trung phủ. Dang rộng hổ khẩu (kẽ giữa ngón tay cái và ngón trỏ), đặt bốn ngón tay luồn dưới nách, vị trí mà đầu ngón tay cái chạm vào là huyệt Trung phủ. “Huyệt Trung phủ nằm trên vú 3 xương sườn”.

2. Xích trch – Huyt trviêm phi

Xích trạch là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Phế kinh và thuộc hành Thủy theo gnu4 du du huyệt. Nó là huyệt con của Phế kinh nên có thể dùng để thanh nhiệt, làm sạch phổi. Vỗ vào huyệt này có thể trị được các chứng bệnh do viêm phổi gây ra như: Ho kèm nóng sốt, ho ra máu, đờm, hen suyễn, tức ngực, viêm họng, đau nhức cánh tay, tê liệt nửa người, v.v…

Huyệt Xích trạch

Cách tìm huyt

Khuỷu tay hơi gập, bàn tay đưa về phía trước. Sờ vào đường ngấn khuỷu tay, ta sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay chính là huyệt Xích trạch. “Huyệt Xích trạch nằm trên ngấn khuỷu tay”.

3. Khng ti – Huyt trho hu hiu nht

Khổng tối là khích huyệt của Phế kinh, dùng để chữa trị các chứng bệnh nặng và dai dẳng của phổi như: Ho ra máu, viêm họng, khan tiếng, khuỷu tay đau và khó cử động… đặc biệt là chứng không toát mồ hôi.

Huyệt Khổng tối

Cách tìm huyt

Từ trung điểm giữa ngấn cổ tay thứ nhất và ngấn khuỷu tay đo lên trên 1 thốn, vị trí nằm ở mép xương cẳng tay là huyệt. (Cong ngón tay giữa sao cho đầu ngón tay giữa và đầu ngón tay cái chạm vào nhau. Khoảng cách từ nếp nhăn này đến nếp nhăn kia của đốt giữa ngón tay giữa là 1 thốn (khoảng 1 đốt ngòn chỏ người bệnh). “Huyết Khng ti nm trên ctay 7 thn”.

4. Lit khuyết – Huyt trbnh c

Liệt khuyết là lạc huyệt của Phế kinh và là giao điểm của Phế kinh và Đại tràng kinh. Ngoài ra, nó còn là một trong các huyệt bát mạch giao hội và thông với Nhâm mạch: “Nhâm mạch thông với phổi qua Liệt khuyết”. Cho nên, huyệt này không chỉ trị được các bệnh về đốt sống cổ, mà còn có thể trị ho, suyễn cũng như các chứng bệnh liên quan đến Nhâm mạch như đau tim hay đau dạ dày.

Huyệt Liệt khuyết – Nằm trên mỏm xương cổ tay quay

Cách tìm huyt

Nắm tay lại, lòng bàn tay hướng vào trong, cổ tay hơi buông xuôi, ở mép cổ tay phía ngón cái sẽ xuất hiện một mỏm xương nhô cao. Xiết nấm tay lại sẽ thấy phía trên mỏm xương ấy có một chỗ lõm vào. Đó chính là huyệt Liệt khuyết.

Hoặc hai bàn tay cài nhau ở hổ khẩu (giữa ngón chỏ và ngón cái), dùng ngón trỏ của bàn tay bên ngoài đặt lên mỏm xương nhỏ cao ở mép cổ tay kia. Vị trí mà ngón trỏ chạm vào chính là huyệt Liệt khuyết. “Huyt Lit khuyết nm ở đầu ngón tay trkhi hai hkhu giao nhau.

5. Thái uyên – Huyt trho, suyn

Thái uyên là nguyên huyệt của Phế kinh, có chức năng điều hòa, bổ sung khí phổi và khơi thông kinh lạc. Vỗ hay day ấn huyệt này giúp trị ho, suyễn và các bệnh do khí phổi suy yếu gây ra như nghẽn mạch máu, cơ thể nặng nề, khớp xương đau nhức, v.v…

Huyệt Thái uyên trên lằn chỉ cổ tay

Cách tìm huyt

Bàn tay ngửa, huyệt Thái uyên nằm trên ngấn cổ tay thứ nhất, tại chỗ có mạch đập, ngay dưới đầu xương tròn ở góc bàn tay phía ngón cái. “Huyt Thái uyên nm trên ngn ctay phía ngón cái”.

6. Thiếu thương – Huyt trviêm hng

Huyệt Thiếu thương là tỉnh huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Phế kinh, có tác dụng cấp cứu thanh nhiệt. Khi bị cảm cúm, sốt cao hay viêm họng, ta chỉ cần dùng kim chích vào huyệt Thiếu thương, rồi trích ra 7 giọt máu thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Thông thường, khi ấn vào huyệt Thiếu thương mà thấy đau thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm họng mãn tính. Nếu xoa bóp huyệt Thiếu thương hàng ngày sẽ phòng trị được bệnh này.

Huyệt Thiếu thương nằm ở góc móng tay cái

Cách tìm huyt

Huyệt Thiếu thương nằm cạnh góc trong móng tay cái. “Huyt Thiếu thương nằm cách góc trong móng tay cái mt lá h.

Thường xuyên xoa bóp hay vỗ 6 huyệt trên: Có tác dụng phòng chống các bệnh ngoại cảm, đẩy lùi các bệnh liên quan đến phổi.

Minh Hoàng