Đối với học sinh, có lẽ, khai trường là ngày ý nghĩa nhất trong năm. Đó là cảm giác háo hức được gặp lại thầy cô, bạn bè; lại có một chút tiếc nuối mùa hè thú vị đã trôi qua. Hòa chung không khí thu khai trường của đất nước, chúng ta hãy cùng dạo quanh một vòng thế giới để xem bạn bè năm châu đón ngày lễ đặc biệt này như thế nào.

Nhật Bản

Ngày khai trường của Nhật Bản rơi vào đầu tháng 4 mỗi năm. Học sinh ở đất nước mặt trời mọc có một năm học dài nhất trên thế giới với 250 ngày. Thay vì nghỉ hè như nhiều nước khác, các em sẽ có những kỳ nghỉ ngắn trong năm vào mùa hè, mùa đông và mùa thu.

Ở Nhật, nhà trường sẽ cung cấp sách miễn phí cho học sinh, vậy nên, các em chỉ cần chuẩn bị đồ dùng học tập. Theo tờ Little Oassports, học sinh Nhật mang theo dụng cụ học tập trong chiếc cặp có tên randoseru để tới trường. Đó là chiếc cặp khá cứng cáp chứa sách vở, giấy origami và hộp bút chì đặc biệt có tên gọi afudebako.

Chắc hẳn không có học sinh quốc gia nào mong ngày khai trường bằng học sinh Nhật Bản, nhìn ai cũng hăng hái, phấn khởi.

Theo truyền thống của ngày đầu tới trường, nếu học sinh mang theo bữa trưa gồm cơm trắng, nước sốt rong biển và trứng cút đồng nghĩa là sẽ gặp nhiều may mắn cho năm học mới.

Học sinh Nhật Bản không được đem giày đi ngoài đường vào trường để giữ gìn vệ sinh chung

Bên cạnh đó, để giữ gìn, các em học sinh cần chuẩn bị đôi dép để đi riêng trong trường, những đôi giày đi ngoài đường thì không được phép mang vào trường.

Hà Lan

Ngày khai giảng ở Hà Lan có một điều đặc biệt so với các quốc gia khác. Đó là những chiếc xe có tên bakfietsen thường được phụ huynh sử dụng để đưa trẻ tới trường. Đây là loại xe có một cái thùng lớn đặt phía trước người lái như những thùng chở hàng.

Đặc biệt, ở đất nước này, những chiếc xe bakfietsen rất được yêu thích vì thân thiện với môi trường và không chiếm chỗ khi tìm chỗ đậu xe. Thậm chí, chúng còn trở nên phổ biến đến nỗi phụ huynh nào cũng dùng nó để chở trẻ đi khắp nơi trong thành phố.

Ở Hà Lan, những chiếc xe có tên bakfietsen thường được phụ huynh sử dụng để đưa trẻ tới trường

Thêm một điều đặc biệt nữa, vào ngày tựu trường, tùy theo khả năng và sở thích bản thân, tất cả học sinh Hà Lan cần lựa chọn ghi danh sáng chế ở trường.

Đức

Theo truyền thống hơn 200 năm, trẻ em ở Đức sẽ được tặng một “chiếc nón trường học” khổng lồ mang tên Schultuete vào ngày khai trường.

Schultuete được làm bằng giấy cứng, trang trí sáng tạo và đầy màu sắc rực rỡ; bên trong chứa đồ dùng học tập, những món quà nhỏ, chocolate và bánh kẹo. Đôi khi, chiếc nón này to bằng một đứa trẻ.

Schultuete được làm bằng giấy cứng, trang trí sáng tạo và đầy màu sắc rực rỡ, có khi to gần bằng đứa trẻ

Đối với các phụ huynh Đức, đây là cách khiến ngày đầu tiên đến trường hoặc trở lại trường của trẻ trở nên vui vẻ và thú vị hơn.

Ả Rập Saudi

Năm học bắt đầu cuối tháng 8 và kết thúc cuối tháng 4. Với những học sinh lần đầu tiên đi học, các em sẽ được chào mừng với lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày. Trong thời gian này, các em không phải học mà chỉ tìm hiểu bạn bè, xây dựng những mối quan hệ mới và làm quen với mọi thứ ở trường thông qua rất nhiều hoạt động. Các giáo viên sẽ tặng hoa và đồ ăn cho học sinh.

Nam sinh và nữ sinh học ở các trường riêng biệt. Tất cả nam sinh mặc trang phục truyền thống là áo choàng trắng vì không có quy định đồng phục cụ thể. Học sinh không phải mua sắm nhiều bởi sách, bút bi và bút chì được trường cung cấp.

Nga

Ở Nga năm học mới diễn ra vào ngày 1/9 và được gọi là Ngày Tri thức. Vào ngày này, học sinh xếp hàng, diễu hành qua các trục đường chính.

Các em học sinh Nga diễu hành vào “Ngày tri thức”

Theo truyền thống, các em sẽ mang theo những bó hoa rực rỡ để tặng thầy cô, bạn bè và được nhận lại những quả bóng bay.

Ấn Độ

Ở Ấn Độ, học sinh cũng được nhận các món quà đặc biệt vào ngày khai trường, mang tên là Praveshanotshavan. Vì ngày khai trường thường trùng với mùa mưa nên các món quà các em nhận được thường là những chiếc ô.

Dù phải chen nhét trên một chiếc xe nhỏ để đến trường nhưng các em học sinh Ấn Độ vẫn không ngại khó khăn và ai cũng nở một nụ cười hạnh phúc

Triều Tiên

Lễ khai giảng năm học mới của Triều Tiên thường được tổ chức vào ngày 1/4 hàng năm. Đây là mùa đâm chồi, nảy lộc trên bán đảo Triều Tiên. Do đó, đất nước bí ẩn nhất thế giới chọn ngày này với ý nghĩa trẻ em là mầm non của đất nước.

Nhà nước sẽ phát cho học sinh những bộ đồng phục. Theo truyền thống, cha mẹ, thầy cô hoặc anh chị lớp trên sẽ đeo cho các em nhỏ những bông hoa cài trước ngực. Ngoài ra, trước khi buổi lễ dưới sân trường bắt đầu, toàn bộ học sinh diễu hành qua một con đường giăng kín băng giấy màu.

Trước khi buổi lễ dưới sân trường bắt đầu, toàn bộ học sinh diễu hành qua một con đường giăng kín băng giấy màu

Theo tờ SBS Australia, học sinh ở CHDCND Triều Tiên thường bắt đầu đi học khi 5 tuổi và học 11 năm. Tuy nhiên, từ năm học 2017-2018, quốc gia này sẽ thực thi chương trình cải cách phổ cập 12 năm, gồm một năm mẫu giáo, 5 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông.

Học sinh ở Triều Tiên phải mặc đồng phục theo quy định và thường xuyên học về đạo đức người cộng sản cùng các môn học chính trị khác

Đặc biệt, học sinh ở Triều Tiên phải mặc đồng phục theo quy định và thường xuyên học về đạo đức người cộng sản cùng các môn học chính trị khác. Các môn học xã hội được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi dạy cho học sinh. Và dĩ nhiên là ngày khai trường sẽ không có cái kẹo nào được dành tặng cho học sinh.

Việt Nam

Học sinh Việt Nam ngày tựu trường

Ở Việt Nam, học sinh trên khắp cả nước sẽ cùng khai trường vào ngày 5-9. Trong ngày quan trọng này, các học sinh mặc đồng phục và cùng hồi hộp chờ đợi tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới lại đến, từ học sinh tiểu học đến phổ thông, nhìn ai cũng vô cùng vui vẻ, hạnh phúc.

nhìn ai cũng vô cùng vui vẻ, hạnh phúc

Hiểu Minh (TH)

Xem thêm: