Năm 2005: Những phát hiện của các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Baylor

Năm 2005, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Baylor tại Houston, Texas đã công bố một bài báo có tiêu đề “Hồ sơ gen của bản sao bạch cầu trung tính ở người luyện khí công châu Á: một nghiên cứu tiên phong về cách điều chỉnh gen thông qua tương tác giữa tâm và thân” (Genomic profiling of neutrophil transcripts in Asian Qigong practitioners: a pilot study in gene regulation by mind-body interaction). Bài báo này được đang tải trên “Y học Thay thế và Bổ sung”, tạp chí chính thức của Hiệp hội Nghiên cứu Châm cứu.

Trong bài báo này, các nhà nghiên cứu đã phân tích sự tương tác giữa tâm và thân bằng cách kiểm tra hồ sơ gen thông qua công nghệ DNA microarray (còn gọi là DNA chip hay gene chip). So với nhóm đối chứng, các học viên Pháp Luân Đại Pháp cho thấy khả năng miễn dịch vượt trội, khả năng trao đổi chất của tế bào tốt hơn, và khả năng phản ứng của tế bào trước tác nhân gây viêm nhiễm cũng tốt hơn.

Ngoài ra, vòng đời của các tế bào bạch cầu trung tính thông thường, một thành phần thiết yếu của hệ miễn dịch, cũng được kéo dài. Hệ miễn dịch mạnh hơn cũng được xác nhận qua số lượng tế bào chết gây ra bởi bạch cầu trung tính kháng viêm. Một điều nữa nhất quán với quan sát này là số lượng bạch cầu thực bào cũng gia tăng đáng kể ở các học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Theo thông tin từ Trung tâm Quốc gia về Y tế Bổ sung và Tích hợp, một khảo sát năm 2012 của Hoa Kỳ cho thấy hơn 30% người trưởng thành và khoảng 12% trẻ em Hoa Kỳ có sử dụng thuốc thay thế hoặc bổ sung.

2016: Nghiên cứu của ASCO

Trong cuộc họp thường niên 2016 của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), một bài thuyết trình có tiêu đề “Nghiên cứu quan sát nhóm đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sống sót nhờ tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc” (An observational cohort study on terminal cancer survivors practicing falun gong (FLG) in China) đã nêu bật những lợi ích của Pháp Luân Công (PLC) đối với bệnh nhân ung thư.

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập các báo cáo từ các bệnh nhân ung thư Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2015, bao gồm các báo cáo chẩn đoán bệnh, thời gian tu luyện PLC, thời gian sống thêm thực tế (AS) tính đến ngày báo cáo, tiến triển về triệu chứng, và chất lượng cuộc sống (QoL). Tất cả những báo cáo này đều được hai bác sỹ đánh giá. Tiên lượng sống thêm (PS) được đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu SEER (giám sát, dịch tễ học, và kết quả sau cùng) của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và các báo cáo về các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối (PS≤12 tháng) có thông tin y tế đầy đủ và có thể xác minh được được coi là hợp lệ.

Khi tìm kiếm bằng các từ khóa “ung thư” và “giai đoạn cuối” trên cơ sở dữ liệu web, các tác giả đã tìm thấy 406 trường hợp có triển vọng, trong đó, 152 trường hợp giai đoạn cuối (PS≤12 tháng) được coi là hợp lệ. Các dạng ung thư cơ bản gồm ung thư phổi (n=38), gan (n=29), dạ dày (n=17), bạch cầu (n=12), thực quản (n=10), phụ khoa (n=9), tuyến tụy/ống mật (n=8), đại trực tràng (n=7) và các dạng khác (n=22).

Trong số những bệnh nhân này, 65 người từng điều trị nhưng không có tác dụng, 74 người không tiến hành điều trị nữa sau khi được chẩn bệnh, và 13 người đã tiến hành điều trị song song với tu luyện Pháp Luân Công. Tính đến ngày báo cáo, 149 bệnh nhân vẫn còn sống. “So với chỉ số tiên lượng sống thêm (PS) là 5.1±2.7 tháng, thời gian sống thêm thực tế (AS) cao hơn nhiều, lên tới 56.0±60.1 tháng (P<0,0001). Chỉ số CPS (5.1±2.0 tháng) rất gần với chỉ số SEER (5.2±3.2 tháng) cho thấy độ tin cậy của CPS và các báo cáo này”, các tác giả cho biết. “Tổng cộng 147 bệnh nhân (96,7%) được ghi nhận đã bình phục hoàn toàn, trong đó 60 bệnh nhân được xác nhận bởi các bác sỹ điều trị.”

Các tác giả nhấn mạnh, “Các phân tích đa chiều cho thấy khoảng thời gian tu luyện Pháp Luân Công là yếu tố tiên lượng chính đối với thời gian sống thêm thực tế (AS) và thời gian sống thêm mà không có triệu chứng bệnh (SFS). Chúng tôi đã quan sát thấy tu luyện Pháp Luân Công, ngoài việc cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh, có thể giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối sống lâu hơn nhiều.”

Pháp Luân Đại Pháp nói riêng dạy các học viên sống chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, theo đó đã thực sự cải thiện sức khỏe của các học viên, về cả thể chất lẫn tinh thần. (Ảnh: Một người phụ nữ đang đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp)

Năm 2020: Đánh giá chính sách và hành vi sức khỏe

Vào cuối năm 2020, tạp chí bình duyệt Thẩm định Chính sách và Hành vi Sức khỏe (Health Behavior and Policy Review) đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Tình hình sử dụng dịch vụ y tế và tình trạng sức khỏe theo cảm nhận của các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan” (Healthcare Utilization and Perceived Health Status among Falun Gong Practitioners in Taiwan).

Theo báo cáo Khảo sát Phỏng vấn Sức khỏe Quốc gia (NHIS), trong nghiên cứu này, các tác giả đã tìm hiểu tình trạng sức khỏe theo cảm nhận, tình hình sử dụng y tế và các yếu tố liên quan ở các học viên Pháp Luân Công Đài Loan, rồi so sánh với bản thân các học viên trước khi tu luyện Pháp Luân Công, cũng như với các quy chuẩn phổ biến của Đài Loan. Nghiên cứu liên ngành này dựa trên một khảo sát tự nguyện trên giấy được tiến hành từ tháng 10 năm 2002 tới tháng 2 năm 2003.

Nghiên cứu này chỉ ra, “Trong những người bị bệnh mãn tính, có 70% đến 89% cho biết bệnh của họ đã có tiến triển tốt hoặc đã khỏi. Ngoài ra, 74,2% đến 79,2% số người tham gia đã dừng uống rượu và bỏ thuốc lá; 62.7% cho biết đã giảm số lượt khám bệnh ngoại trú (nghĩa là, trước đó khi tu luyện PLC = 11,96; sau khi tu luyện PLC = 5,87; định mức = 14,4).

Trong số những người tu luyện Pháp Luân Công từng mắc một trong bốn bệnh mãn tính (tim mạch, tiểu đường, rối loạn phổi và huyết áp cao) trước khi tu luyện, thì phần lớn (70% tới 89%) cho biết bệnh của họ hoặc đã được chữa khỏi hoặc đã được cải thiện.

Các tác giả kết luận, “Trong nhóm người này, những người tu luyện Pháp Luân Công có số điểm sức khỏe cảm nhận cao hơn định mức chung của dân số và có số lần thăm khám ngoại trú giảm so với trước khi tu luyện.”

Kết luận

Qua các khảo sát và nghiên cứu do các cơ quan chính phủ, các tổ chức danh tiếng, và các nhà nghiên cứu đề cập trên đây, có thể thấy Pháp Luân Đại Pháp có tác dụng siêu thường trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và thăng hoa tinh thần.

Trong những năm gần đây, mối tương quan giữa tâm trí và thân thể đã được quan sát và nghiên cứu kỹ lưỡng. Pháp Luân Đại Pháp nói riêng dạy các học viên sống chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, theo đó đã thực sự cải thiện sức khỏe của các học viên, về cả thể chất lẫn tinh thần.

Từ khi Minh Huệ (Minghui.org) ra mắt vào năm 1999, hàng ngày, trên trang web này luôn có một hay một vài học viên đã chia sẻ về quá trình Pháp Luân Đại Pháp chữa khỏi những căn bệnh vô phương cứu chữa của họ. Họ thường bày tỏ lòng cảm ân vô hạn. Và những điều kỳ diệu này cũng không chỉ giới hạn ở các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Khi những học viên vô tội bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn, những người bênh vực họ cũng đã được nhận phúc báo.

Pháp Luân Đại Pháp hiện đang được thực hành ở hơn 100 quốc gia, và các Pháp lý đều có trong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ. Đối với những ai đang tò mò về thế giới này và mong muốn khám phá bản nguyên của sinh mệnh, Pháp Luân Đại Pháp ở đây để trợ giúp các bạn.

Theo Văn Hân, Minh Huệ Net