Khi lắng nghe “Mass in B minor”, còn gọi là “Bản Thánh Ca cung Si thứ”, tác phẩm âm nhạc được coi là vĩ đại đại nhất của nhân loại, của J.S. Bach, Mozart đã không kìm được thốt lên :”Đây rốt cuộc là thể loại âm nhạc gì vậy? Chúng ta cuối cùng cũng tìm ra một tuyệt tác để học hỏi theo rồi”. Với Beethoven thì “Bach không phải là con suối mà Bach là đại dương”.

Johann Sebastian Bach (1685-1750) là nhà soạn nhạc người Đức, được hậu thế coi là cha đẻ của nhạc hiện đại. Không có một lĩnh vực nào của nghệ thuật sáng tác âm nhạc mà Bach lại không cống hiến tài năng của mình và bất cứ ở đâu ông cũng đều vĩ đại như nhau: Hoặc viết cho clavexanh hay Organ, cho dàn nhạc hay hợp xướng, những bản nhạc chính biên, phát triển, biến tấu, chuyển biến trên giai điệu… – tất cả đều là những mẫu mực, đều là những viên ngọc quý giá.

Âm nhạc phải đi cùng với tôn giáo

Bach chào đời ở Eisenach, Đức, trong một gia đình 8 anh chị em có truyền thống âm nhạc, thân phụ ông, Johann Ambrosius Bach, phụ trách âm nhạc cho thị trấn, tất cả chú bác của ông đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Gia đình ông là tín đồ trung thành của Giáo hội Luther, vì vậy, ngay từ khi mới 5 tuổi, cậu bé Bach đã trở thành thành viên trong dàn hợp xướng thiếu nhi trong nhà thờ, lên 7 tuổi cậu đã bắt đầu đọc Kinh Thánh.

15 tuổi, Bach nhận được học bổng để theo học tại Trường St Michael danh giá ở Lüneburg và được nhận vào dàn hợp xướng của nhà thờ. Cả tuổi thơ của Bach gắn liền với các hoạt động trong nhà thờ, từ sáng sớm cầu nguyện, hát Thánh ca đến các ngày lễ hát Cảm ân ca v.v. Cuộc sống, sinh mệnh, tâm hồn và đức tin như được hòa trộn với nhau, tạo nên động lực và lòng nhiệt tình hăng hái to lớn cho Bach. Ông như người đã tìm ra mối liên kết của cuộc sống mà đã chờ đợi hàng bao nhiêu năm nay, ngày qua ngày, không ngừng chăm chỉ đọc Kinh Thánh, hòa mình vào với các bài hát Thánh ca trong những bản chép tay còn sót lại trong các thư viện sách, tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật từ thời trung cổ đến nay, suốt đêm suốt sáng khổ luyện đánh đàn organ.

Mỗi ngày nghỉ, ông đều đi bộ hàng mấy chục cây đến thành phố Hamburg để xem các buổi trình diễn của các nghệ sĩ lớn. Thậm chí có một mùa đông, ông còn đi bộ hơn 100 cây số từ Lüneburg đến Lübeck để đến viếng thăm một vị bậc thầy chơi đàn organ.

Bach bên chiếc đàn organ (Ảnh: Oxford Royale Academy)

Sự chăm chỉ cần mẫn không quản khó nhọc ấy của Bach đã giúp ông không chỉ kế thừa truyền thống âm nhạc ở miền Trung nước Đức, mà ông còn đi sâu tìm hiểu phong cách âm nhạc miền Nam và Bắc nước Đức.

18 tuổi, ông đã trở thành nghệ sĩ đàn organ nổi tiếng và nghệ sĩ violon. 23 tuổi ông bắt đầu học sáng tác nhạc, cùng năm đó, Bach đã sáng tác một bản cantata lễ hội, mang tên “Gott ist mein König, BWV 71”, sau khi phát hành, nhận được sự chú ý rất tích cực.

Nhà thờ St. Mark ở Lüneburg nơi Bach tham gia vào dàn hợp hợp xướng. (Ảnh: Epoch Times)

Tôn giáo cùng với tình yêu âm nhạc đã nuôi dưỡng trong Bach lòng thành kính, đức tin vào Chúa cùng với kỹ năng ngày càng tinh tế, vì tương lai âm nhạc người đợi sau mà đặt định cơ sở. Bach bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm của Luther Martin, người sáng lập ra Giáo hội Luther, âm nhạc có thể khiến cho kinh thánh trở nên sống động hơn, vì vậy ông đã sáng tác ra rất nhiều bài Cảm ân ca, được hát xướng trong nhà thờ, và thường được xướng bằng tiếng Đức.

Cảm ân ca được coi là đóng góp quan trọng của Bach cho âm nhạc tương lại sau này. Hơn 400 bài Cảm ân ca của Bach đều có cấu trúc chặt chẽ gồm 4 bộ hòa thanh, khi xướng lên mang lại cho người nghe cảm thấy được sự thánh khiết, cao quý của Chúa. Mục đích sáng tác những bài ca này của Bach chưa từng thay đổi, ca tụng sự từ bi vĩ đại của Chúa và thay tẩy tâm hồn của người nghe. Với Bach, có thể được sáng tác nên những bài cảm ân ca chính là sứ mệnh vinh dự của ông.

Một cuộc đời đầy những vất vả, gian truân

Tượng Johann Sebastian Bach đặt trước nhà thờ St. Thomas ở thành phố Leipzig, Đức. (Ảnh: tiasang)

Bach đặt ra tiêu chuẩn rất cao đối với chất lượng các tác phẩm của mình. Ông đảm nhận các loại vị trí, như người biểu diễn, hát dẫn, nhạc trưởng, nhạc sĩ v.v. Một người toàn năng như vậy, nhưng Bach dù chỉ 1 lần cũng chưa từng tỏ ra tự mãn, chưa từng quá coi trọng cái tôi của bản thân.

Không phải ông chưa từng bị ai ghen tị, dè bỉu qua, thậm chí vì ông sáng tạo ra nhiều cái mới nên bị chịu khiển trách, từng vì một lần đường xa đi viếng thăm danh sư mà bị nhà thờ tra hỏi xử phạt. Ông quật cường không chịu khuất phục, vì vậy đã phải đổi không biết bao nhiêu chỗ làm, từ nhạc công trong nhà thờ cho đến nhạc sĩ trong cung đình. Thậm chí còn vì người khác gài bẫy mà bị công tước Weimar tống giam 4 tuần, chịu qua vô số lần chịu bao nhiêu uất ức, khổ nhục.

“Cuộc đời tôi là một chuỗi những vất vả, phiền não…”, Bach đã viết thế trong bức thư gửi người bạn học cũ. Trên thực tế, cuộc đời Bach tràn đầy bất hạnh, sự nghèo đói, bần cùng cùng với cái chết luôn theo sát không rời. Quãng thời gian êm ấm hạnh phúc ngắn ngủi biết bao. Tuổi thơ, phụ mẫu mất sớm, cậu bé Bach, khi đó mới 10 tuổi, đến sống với người anh cả, Johann Christoph Bach. Chính anh là người đã dạy cậu chơi đàn clavichord, nhưng lại không cho phép cậu khi còn quá bé mở xem các cuốn nhạc phổ trong nhà. Nhưng vì quá say mê với âm nhạc, cậu bé 10 tuổi mỗi đêm thừa dịp anh trai ngủ say mà lén sao chép các cuốn nhạc phổ, dần dần khiến cho thị lực ngày càng kém.

Lớn lên chút nữa, ông đã ly biệt quê hương, rời đi cầu học kiếm sống, trải qua không biết bao nhiêu cay đắng mà tự mình trưởng thành. Sau đó ông đã trở thành người đệm đàn, trên đường ngoài phố hoặc trong những lễ cưới đám tang mà kiếm thêm chút phí.

Không tiền đi xe ngựa để đến những thành thị lớn tham gia những lễ hội âm nhạc, Bach dựa vào sức 2 chân mà băng đèo lội suối, tự mình đi. Đói thì ăn chút bánh, khát thì uống nước suối, mệt thì xin nghỉ chân ở trong những chuồng ngựa hoặc bãi cỏ nhà nông. Thậm chí có những lúc phải để bụng đói cồn cào, dãi gió dầm sương qua đêm.

Bach khi còn trẻ (Ảnh: Wikipedia)

Năm ông 35 tuổi, vợ ông mắc bệnh qua đời, sau đó, ông lại lần lần “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” trơ mắt nhìn các con mình mệnh yểu qua đời, điều này đã tạo thành chuỗi đả kích nặng nề với ông. Cái bóng của Thần Chết chưa 1 lần rời khỏi ông, vẫn theo theo bước ông.

Ông hai lần kết hôn, đã có tổng cộng 20 người con, nhưng số đứa con có thể yên ổn lớn lên trưởng thành thì chỉ 10 người. Nửa đời còn lại, ông có rất nhiều cống hiến nhưng cũng chỉ miễn cưỡng nuôi gia đình qua ngày. Sau khi ông qua đời cũng không có gì để lại nuôi sống vợ và các con. Anna Magdalena Wilcke, người vợ thứ hai của ông cuối đời đã phải nương nhờ tại viện cứu tế người nghèo sống qua ngày.

Bach và ba người con trai (Ảnh: Epoch Times)

Cuộc đời đầy rẫy những bất hạnh cũng phản ánh rất rõ trong các ca khúc của Bach. Hình bóng của cái chết cũng xuất hiện nhiều lần trong các nhạc khúc của ông. Nhưng hoàn toàn không mang đến cho người nghe cảm giác ủ rũ, tuyệt vọng, chán nản mà là sự thương tiếc cho cuộc đời ngắn ngủi của con người, sự đồng cảm, đồng tình tinh tế làm dịu lại tâm hồn đang “chảy máu” của những con người đang hằng ngày phải vật lộn với cuộc sống. Dùng âm nhạc để giải phóng nỗi buồn đau xót vì “sinh ly biệt tử” người vợ “đầu kề vai ấp”, nỗi buồn mất con, tất cả đều chuyển thành nhịp điệu, thanh âm an ủi, xoa dịu chúng sinh.

Bất hạnh này vừa qua, bất hạnh khác lại đến, những tưởng có thể đánh gục người đàn ông tài hoa ấy. Nhưng hoàn toàn ngược lại, cảnh giới cảm âm của ông ngày càng nâng cao. Không thể không thừa nhận, chính niềm tin tín ngưỡng ấy đã giúp Bach vượt qua mọi sinh tử, ly biệt. Cho dù, có thể đôi khi vẫn biểu hiện ra cảm giác bi sầu, nhưng vẫn hàm chứa dũng khí kiên định không gục ngã, tựa như xông qua bóng tối tìm ra nguồn sáng.

Nhạc trưởng người Anh, John Gardiner chia sẻ: “Điều khác biệt giữa âm nhạc Bach và âm nhạc của Mozart, Beethoven, chính là trong các ca khúc của Bach có bao hàm sự an ủi, xoa dịu mà không thể nói nên lời”.

Tờ phổ nhạc đầu tiên của tác phẩm “The Well-Tempered Clavier” (Ảnh: Epoch Times)

Theo Epochtimes.com

Cùng lắng nghe “Mass in B minor” (Bản Thánh Ca cung Si thứ) của J.S. Bach: