Các nhà thiên văn học đã phát hiện những biểu hiện mới của những cơn gió sao phát ra từ các ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ. Phát hiện này làm thay đổi lý thuyết về hiện tượng gió sao.

Với những ai am hiểu thiên văn học thì hiện tượng gió sao không còn quá xa lạ nữa. Mặc dù đã có những lý thuyết về gió sao và đã quan sát được hiện tượng này trong thực tiễn nhưng những hiểu biết của các nhà khoa học về gió sao vẫn còn rất ít. Mới đây, khi quan sát từ đài thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, các nhà thiên văn học đã nhìn thấy sự va chạm của các gió sao. Kết quả của sự va chạm này làm cho gió sao có biểu hiện lạ mà chưa từng được quan sát trước đây. Các gió sao khi va chạm trở nên sáng hơn và phát ra nhiều tia X hơn.

Phát hiện mới về sự va chạm của các gió sao
Hiện tượng gió sao va chạm với nhau giải phóng lượng lớn năng lượng được ghi lại trong vũ trụ

Trước hết, gió sao là hiện tượng nhân của một ngôi sao bị kích hoạt và gây phát ra gió dưới dạng khí. Bản chất của nó là điện từ và proton năng lượng cao có thể gây ra bão điện từ mạnh. Khi gió này di chuyển ra ngoài không gian nó có thể va chạm với gió từ các ngôi sao khác, giải phóng năng lượng khổng lồ. Theo ESA, gió sao có tốc độ lên đến hàng triệu km mỗi giờ và có thể thổi bay Trái đất chỉ trong một tháng. Nhưng khi nghiên cứu 2 ngôi sao khổng lồ HD 5980 và NGC 346 các nhà thiên văn học đã thấy một điều kỳ lạ. Hai ngôi sao này có khối lượng lớn hơn 60 lần so với Mặt trời và khoảng cách của chúng chỉ là 100 triệu km, nhỏ hơn khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Những quan sát đầu tiên về 2 ngôi sao này đã được thực hiện từ những năm 1994. Theo lý thuyết HD 5980 sẽ bị biến mất hoàn toàn khi nó bị gió sao từ NGC 346 thổi bay sau vài năm. Nhưng thật bất ngờ, sau một thời gian không quan sát, giờ đây các nhà thiên văn học vẫn thấy sự hoạt động bình thường của HD 5908. Không những vậy, gió sao của nó tạo ra còn sáng hơn, mạnh hơn và có nhiều tia X.

Phát hiện mới về sự va chạm của các gió sao
Phát hiện mới về sự va chạm của các gió sao

Theo các nhà khoa học hiện tượng này có thể được giải thích do 2 ngôi sao này ở rất gần nhau, gió sao giữa chúng va chạm với nhau, tạo ra nhiều năng lượng hơn, làm cho cấu trúc bên trong chúng trở nên không ổn định và quá trình bên trong diễn ra không đúng theo lý thuyết đã từng được nghiên cứu trước đây. Có lẽ sau sự kiện này, lý thuyết về sự va chạm của các gió sao phải được phát biểu lại.

L.H