Tháng 8 tới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ ghé thăm miệng núi lửa Loihi nằm sâu dưới đáy biển Hawaii, Thái Bình Dương.

NASA lên kế hoạch thám hiểm núi lửa dưới đáy biển Hawaii
Miệng núi lửa Loihi nằm sâu hơn 900m so với mực nước biển.

Cuộc thám hiểm này được lấy tên SUBSEA và mục tiêu là để củng cố giả thiết về sự sống ngoài Trái Đất. Các nhà khoa học của NASA tin rằng thảm thủy sinh vật phong phú xung quanh miệng núi lửa Loihi sẽ cho họ câu trả lời.

NASA đã tìm ra điểm tương đồng ở các hành tinh Europa (mặt trăng của sao Mộc) và Enceladus (mặt trăng của sao Thổ) . Họ phát hiện cả hai hành tinh này đều có rất nhiều miệng phun thủy nhiệt dưới lớp băng dày bao phủ. Nếu sự sống tồn tại ở xung quanh miệng núi lửa Loihi thì đó là cơ sở để tin vào sự sống dưới lớp băng dày trên Europa và Enceladus.

NASA lên kế hoạch thám hiểm núi lửa dưới đáy biển Hawaii
Thảm sinh vật sinh sôi quanh qmiệng núi lửa miệng núi lửa Loihi, một môi trường khắc nghiệt, lạnh giá và thiếu ánh sáng.

Miệng phun thủy nhiệt là thứ xuất hiện khá phổ biến trong đại dương của Trái Đất. Chúng nằm sâu dưới đáy biển và phun ra cột khói đen dày đặc đóng vai trò như thức ăn của nhiều loại thủy sinh trong khu vực. Tại một số vùng biển, người ta còn tìm thấy nhiều loại tôm, của và sên biển sống dựa vào các miệng phun khí nóng.

Kể từ lần phun trào cuối cùng hồi năm 1996, miệng núi lửa Loihi khá yên tĩnh và đã phần nào nguội đi. Tình trạng hoạt động ôn hòa, không có các chấn động bất thường và nhiệt độ ổn định là điều kiện lý tưởng cho các nhà thám hiểm thực hiện nghiên cứu.

NASA đang hợp tác với Cục Hải dương học và Khí quyển Quốc gia (NOAA) để nghiên cứu Loihi trong 21 ngày. Các phương tiện vận hành từ xa (ROV) sẽ được gửi xuống Loihi để thu thập đá và quan sát thảm thủy sinh vật xung quanh miệng núi lửa.

T.Vũ

Từ Khóa: