Hiện việc mua bán thông tin cá nhân trên mạng diễn ra khá phổ biến, nhiều người đã rất bất ngờ khi thông tin cá nhân của mình xuất hiện công khai trên mạng Internet.

Tình trạng công khai mua bán thông tin cá nhân (TTCN) của hàng triệu người như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thậm chí cả thu nhập hay số dư tài khoản ngân hàng,… dù bị nghiêm cấm vẫn ngang nhiên diễn ra từ nhiều năm nay. Trong khi đó, những vướng mắc về pháp lý, cộng thêm việc thiếu chế tài mạnh để xử phạt đã khiến cuộc chiến chống lại vấn nạn này không mang lại kết quả như mong đợi.

Thanh niên áo trắng, người bán thông tin cá nhân. (Ảnh cắt clip)

Muốn tìm mua TTCN, chỉ cần gõ từ khóa “danh sách khách hàng” trên trang tìm kiếm Google, lập tức có ngay hàng chục địa chỉ trang điện tử hoặc tài khoản Facebook rao bán đủ loại danh sách TTCN khác nhau. Những danh sách này được phân loại rất cặn kẽ để tiện sử dụng, từ dạng tổng hợp như tập thông tin 50 nghìn người có thu nhập hơn

Nhắc đến thông tin cá nhân như: số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ nhà hay quan trọng hơn là số tài sản đang sở hữu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc phải bảo mật và hạn chế tối đa tiết lộ những thông tin thiết yếu cho người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, việc mua bán thông tin cá nhân trên mạng hiện đang diễn ra tràn lan.

20 triệu đồng sống tại TP Hồ Chí Minh hay hai nghìn người gửi tiết kiệm hơn bốn tỷ đồng tại Hà Nội, hoặc chi tiết hơn như 171 khách hàng sống tại chung cư M5 đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ðống Ða, Hà Nội), danh sách phụ huynh học sinh có thu nhập cao của Trường tiểu học Ðền Lừ (quận Hoàng Mai, Hà Nội),…

Ảnh minh họa

Mức giá của những danh sách này dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy theo số lượng khách hàng, mức độ cập nhật cũng như tầm quan trọng của thông tin. Tựu trung, thông tin tương đối đầy đủ về một cá nhân có giá rất rẻ, chỉ vài chục đồng.

Ðể tìm hiểu kỹ hơn, trong vai nhân viên của một trung tâm gia sư, PV đã thử “bắt sóng” với tài khoản facebook “Danh sách phụ huynh học sinh – bất động sản – khách hàng thu nhập cao” tìm mua danh sách phụ huynh học sinh các trường tiểu học tại Hà Nội.

Liên lạc qua số điện thoại 0169.935.77xx được cung cấp sẵn nhiều lần không nghe máy, nhưng khi để lại tin nhắn, chỉ sau khoảng 30 phút, PV  đã nhận được tin nhắn trả lời.

Theo đó, giá danh sách mới nhất năm 2017 bao gồm tên tuổi của hàng trăm nghìn phụ huynh học sinh cùng số điện thoại, địa chỉ liên lạc,… không chỉ của các trường trên địa bàn Thủ đô mà còn có cả khoảng 8.250 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở phía bắc được ra giá chỉ với… 250 nghìn đồng. Người nhắn tin còn nhấn mạnh, đây là giá siêu khuyến mại và “rẻ nhất vịnh Bắc Bộ”.

Phương thức thanh toán cũng hết sức đơn giản, người mua chỉ cần nhắn tin mã nạp thẻ điện thoại di động với giá trị tương đương, khi người bán nạp tiền thành công, lập tức danh sách sẽ được gửi ngay.

Lấy cớ sợ bị lừa, đồng thời muốn kiểm tra kỹ thông tin nhận được có đúng và cập nhật hay không, PVđặt vấn đề gặp trực tiếp để “tiền trao, cháo múc”.

Người này nhắn lại: “Bên em là địa chỉ tin cậy, làm ăn uy tín, lâu dài nên anh cứ yên tâm. Ngày nào em chả bán cho vài chục người đều theo cách này. Thích thì em gửi trước thông tin của vài người cho ông anh gọi thử”.

Tuy nhiên, khi thấy PV vẫn tiếp tục đòi hỏi gặp mặt trực tiếp mới trao tiền, người này bèn trở giọng: “Bên này chỉ bán qua mạng nhé, mua thì chuyển tiền, không thì biến”.

Theo Ðiều 66, Nghị định 174/2013/NÐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị xử phạt tiền ở mức từ 50 đến 70 triệu đồng.

Theo Ðiều 66, Nghị định 174/2013/NÐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị xử phạt tiền ở mức từ 50 đến 70 triệu đồng.

Quang Minh (TH)