Lo lắng, trầm cảm, trở ngại xã giao (chẳng hạn như chứng tự kỷ)… những điều do đại não quyết định này kỳ thực có nguồn gốc từ vi khuẩn đường ruột. Điều này khiến mọi người phải suy nghĩ lại về cơ hội điều trị, và làm thế nào để điều chỉnh hệ thống vi khuẩn đường ruột-não trong cuộc sống để nó hoạt động tốt hơn.

Tiếp nối ba bài viết trước, chúng tôi đã đề cập rằng hệ vi khuẩn đường ruột bình thường có thể cải thiện tình trạng lo lắng, trầm cảm, trong khi áp lực căng thẳng có thể gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, vì vậy, hàng ngày cần lưu ý hơn đến chế độ ăn uống, bảo trì tâm trạng tích cực có thể bảo vệ sức khỏe của bạn. Bởi vì tình tự cảm xúc ảnh hưởng đến hành vi, bài viết này từ nghiên cứu suy luận rằng, cân bằng vi khuẩn đường ruột có thể cải thiện các hành vi chướng ngại xã giao.

Vi khuẩn đường ruột có thể thay đổi hành vi xã giao?

Nếu vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta, và nếu tâm trạng và cảm giác đường ruột ảnh hưởng đến những hành vi mà chúng ta quyết định làm ra, thì theo logic, vi khuẩn đường ruột có thể thay đổi hành vi của chúng ta. Và nếu vi khuẩn đường ruột có thể thay đổi hành vi của chúng ta, liệu những dị thường trong thành phần vi khuẩn đường ruột có khiến chúng ta xuất hiện hành vi dị thường không? Nếu sự thực là như vậy, liệu việc thay thế vi khuẩn đường ruột dị thường bằng vi khuẩn khỏe mạnh sẽ không chỉ cải thiện các vấn đề về đường ruột, mà còn cải thiện hành vi? Jonathan và mẹ anh tin rằng điều đó là có thể.

Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột gây ra các vấn đề về đường ruột

Khi họ đến điều trị, Jonathan mới 25 tuổi, ngoài mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và chứng lo âu mãn tính, anh còn được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder, ASD, thuật ngữ hiện nay được dùng để chỉ những người mắc chứng tự kỷ). Giống như nhiều người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, Jonathan luôn gặp nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Trong trường hợp của Jonathan, anh thường xuyên bị chướng bụng, đau bụng và táo bón.

Sau khi Jonathan nhận được một số liệu trình kháng sinh phổ rộng, các triệu chứng của anh trở nên tồi tệ hơn đáng kể, điều đó có nghĩa là những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột có thể liên quan đến sự phát tác các triệu chứng đường tiêu hóa của Jonathan.

Giống như nhiều người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, Jonathan đã thử nhiều chế độ ăn kiêng, bao gồm chế độ ăn không có gluten và không có sữa, nhưng không có kết quả lâu dài. Chế độ ăn kiêng kỳ lạ hàng ngày của anh ấy không giúp ích gì, điều này không có gì đáng ngạc nhiên – Jonathan hiếm khi ăn trái cây hoặc rau quả vì không thích chất và mùi vị của chúng; thay vào đó, chế độ ăn của anh chủ yếu là tinh bột tinh chế, bao gồm bánh quế, khoai tây, mì, pizza, đồ ăn nhẹ, protein thanh, một số loại thịt và thịt gà.

Qua Internet, Jonathan biết rất nhiều về các vấn đề sức khỏe nói chung, đặc biệt là kiến ​​thức về vi khuẩn đường ruột. Thông tin trên Internet mà anh đọc được đề cập đến ảnh hưởng của vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột xấu đến hệ tiêu hóa, và anh tin rằng các triệu chứng đường ruột của mình là do ký sinh trùng đường ruột gây ra.

Gần đây, Johnathan bắt đầu tiếp nhận trị liệu nhận thức hành vi để chống lại chứng sợ hãi và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, việc trị liệu yêu cầu anh phải ăn những món bản thân không thích, điều này khiến anh sản sinh cảm giác lo lắng và áp lực đáng kể. Tôi e rằng áp lực tạm thời này có thể đã khiến các triệu chứng tiêu hóa của anh trở nên trầm trọng hơn.

Hệ vi khuẩn đường ruột của bệnh nhân tự kỷ có thể khác với người bình thường

Tôi đã yêu cầu một bản phân tích chi tiết về hệ vi sinh vật trong phân của Johnathan từ Dự án Đường ruột Mỹ (American Gut Project). Dự án nghiên cứu do cộng đồng tài trợ này đã lấy mẫu phân từ hàng nghìn người bình thường để tìm hiểu chế độ ăn uống và lối sống ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta như thế nào.

Một loạt nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra, so với những người không mắc rối loạn phổ tự kỷ ASD, những người mắc ASD có thành phần vi khuẩn đường ruột bị thay đổi, bao gồm tỷ lệ Firmicutes cao hơn và ít hệ vi khuẩn Bacteroidetes. Những người mắc hội chứng ruột kích thích cũng xuất hiện biểu hiện tương tự.

Phân tích phân của Jonathan cho thấy anh ấy có kiểu mẫu tương tự – hệ vi khuẩn đường ruột của anh chứa ít Proteobacteria và Actinobacteria hơn người Mỹ trung bình. Tuy nhiên, do thói quen ăn uống đặc dị của Jonathan, có vấn đề lo lắng và căng thẳng, còn có triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, chúng tôi không thể phán định liệu những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột của anh là do rối loạn phổ tự kỷ, hội chứng ruột kích thích hay một chứng rối loạn do thói quen ăn uống đặc biệt tạo thành.

Nghiên cứu tìm thấy chế phẩm sinh học có thể hoãn giải một phần hành vi tự kỷ

Câu hỏi lớn nhất mà Jonathan và mẹ anh muốn biết là, để cải thiện các chứng trạng tâm lý và tiêu hóa của anh, Jonathan liệu có nên cân nhắc việc nhận cấy ghép phân hay uống men vi sinh để thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột của anh. Họ hỏi vì tin tức gần đây về nghiên cứu động vật đã lan truyền như cháy rừng trong cộng đồng người tự kỷ, khiến rất nhiều người hy vọng về phương pháp điều trị thử nghiệm này.

Có tới 40% bệnh nhân rối loạn phổ tự kỷ có các triệu chứng về tiêu hóa, chủ yếu là cải biến thói quen đại tiện và đau bụng, khó chịu, rất nhiều bệnh nhân trong số họ phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn phổ tự kỷ còn có những hiện tượng dị thường khác ở trục vi khuẩn ruột-não. Nồng độ serotonin trong máu của phân tử truyền tin trong ruột-não thường cao hơn. (Bạn có nhớ không? Hơn 90% phân tử này được lưu trữ trong ruột, và các tế bào ruột chứa serotonin được kết nối chặt chẽ với dây thần kinh phế vị và não.) Những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ không chỉ có những biến hóa trong thành phần vi khuẩn đường ruột của họ, mà còn có một số chất đại tạ trong máu của họ.

Một trong những nghiên cứu trên động vật nổi bật và có ảnh hưởng nhất được thực hiện bởi Học viện California Institute of Technology, Caltech ở Pasadena, Mỹ, nghiên cứu của Sarkis K. Mazmanian và Elaine Hsiao.

Họ tiêm vào chuột mang thai những vật chất mô phỏng nhiễm virus để kích hoạt hệ thống miễn dịch của chúng. Những chú chuột con được sinh ra từ những bà mẹ như vậy biểu hiện nhiều biến hóa hành vi tương tự như những biến hóa hành vi được thấy ở những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm hành vi lo lắng, hành vi lặp đi lặp lại điển hình và suy giảm tương tác xã hội. Vì vậy, cái gọi là “mô thức hoạt hóa miễn dịch của mẹ” này là mô thức hữu hiệu của động vật mắc chứng tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California phát hiện, những thay đổi xảy ra trong ruột và hệ vi khuẩn đường ruột của chuột non: thành phần vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, tình trạng rò rỉ ruột biến trở nên nghiêm trọng hơn, và độ tham dự của hệ thống miễn dịch đường ruột cũng biến lớn. Các nhà nghiên cứu đã xác định được một chất chuyển hóa (metabolite) cụ thể của vi khuẩn đường ruột có liên quan chặt chẽ với chất chuyển hóa được tìm thấy trước đây trong nước tiểu của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Khi họ đưa chất chuyển hóa này vào những con chuột con khỏe mạnh của những chuột mẹ có hệ miễn dịch chưa hoạt hóa, những con chuột con này cũng có biểu hiện dị thường về hành vi tương tự như những con chuột con tự kỷ của chuột mẹ có hệ thống miễn dịch bị hoạt hóa.

Điều thú vị nhất là khi họ cấy phân từ những con chuột dị thường vào những con chuột vô khuẩn biểu hiện bình thường, thì những con chuột được cấy phân cũng xuất hiện hành vi dị thường. Điều này cho thấy rõ ràng rằng phân được cấy ghép từ động vật bị bệnh có thể sản sinh ra chất chuyển hóa có thể đến đại não và cải biến hành vi của động vật khỏe mạnh.

Điều quan trọng nhất đối với những người mắc bệnh tự kỷ ASD là, các nhà nghiên cứu đã điều trị cho những con chuột bị tự kỷ bằng vi khuẩn Bacteroides fragilis, một loài được tìm thấy trong ruột người, kết quả có một số, nhưng không phải tất cả các hành vi dạng tự kỷ biến mất. 

Nghiên cứu được thiết kế tỉ mỉ này đã thu hút nhiều sự chú ý và hứng thú, không chỉ từ giới khoa học mà còn từ các bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ và các công ty mong muốn phát triển các phương pháp điều trị mới cho căn bệnh có tính phá hoại này. Jonathan và mẹ anh cũng được thông báo về nghiên cứu này, và họ hỏi tôi liệu Jonathan có nên cân nhắc việc cấy ghép phân hay dùng men vi sinh để giúp hoãn giải các triệu chứng tâm lý và tiêu hóa của cậu ấy.

Lý luận mới về tình tự cảm xúc: Vi khuẩn đường ruột có thể phát huy ảnh hưởng có tính then chốt

Trục ruột-não không chỉ tham gia vào các mạch điều tiết trong thân thể (hệ thống miễn dịch và nội tiết) mà còn liên quan mật thiết với thế giới xung quanh chúng ta. Bộ não sản sinh phản ứng đối với nhiều loại ảnh hưởng tâm lý xã hội, trong khi ruột và vi khuẩn đường ruột sản sinh phản ứng với thực phẩm chúng ta ăn, thuốc chúng ta dùng và bất kỳ sinh vật thể có tính truyền nhiễm nào. Toàn bộ hệ thống hoạt động giống như một siêu máy tính, tích hợp lượng thông tin khổng lồ từ bên trong cơ thể chúng ta và từ thế giới bên ngoài để sản sinh công năng tiêu hóa và não tối ưu.

Sự hiểu biết của chúng ta về hệ vi khuẩn đường ruột và sự tương tác của chúng với não-ruột mới xuất hiện tiến bộ đáng kể trong thập kỷ qua. Sự lý giải này khiến chúng ta không thể không mở rộng những lý luận hiện đại để đưa hệ vi khuẩn đường ruột như một yếu tố then chốt thứ ba vào trong lý luận về cảm xúc.

Lý luận này giả thiết: các mạch cảm xúc cơ bản lấy não làm cơ sở của chúng ta hầu hết được quyết định bởi gen, và đã tồn tại từ khi sinh ra, từ thời thơ ấu khả năng tại cấp độ di truyền biểu sinh (Transgenerational Epigenetics) đã xuất hiện một số điều chỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển hoàn chỉnh của cảm xúc và phản ứng đường ruột đòi hỏi phải học tập suốt đời, trong quá trình đó bạn vi chỉnh và huấn luyện hệ thống ruột-não của bản thân, khiến nó vận tác tốt hơn.

Quá trình phát triển cá nhân độc đáo, lối sống và thói quen ăn kiêng đều sẽ điều chỉnh cơ chế sản sinh tình tự cảm xúc của chúng ta, và tạo ra kho dữ liệu khổng lồ về thông tin cá nhân hóa cao độ trong não của chúng ta. Sự thực chứng minh, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta có tác dụng then chốt trong quá trình này, có thể khiến chúng ta sản sinh những tình tự cảm xúc riêng có của cá nhân. Hệ vi khuẩn đường ruột chủ yếu dựa vào chất chuyển hóa mà nó chế tạo ra để phát huy lực ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta.

Có khoảng 8 triệu gen vi sinh vật trong ruột, gấp 400 lần bộ gen của con người. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là con người có rất ít sự khác biệt về di truyền với nhau, có hơn 90% gen giống nhau, nhưng tổ hợp gen vi khuẩn đường ruột của mỗi người lại vô cùng khác nhau, chỉ có 5% gen giống nhau giữa hai người bất kỳ. Vi khuẩn đường ruột làm tăng thêm độ phức tạp và tính khả năng hoàn toàn mới cho cơ chế sản sinh cảm xúc trong ruột-não của con người.

Bởi vì hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta có ảnh hưởng rất quan trọng đến cách chúng ta cảm nhận tình tự cảm xúc, nên bất kỳ nhân tố nào làm thay đổi hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột, bao gồm căng thẳng, chế độ ăn uống, kháng sinh và men vi sinh, về nguyên tắc đều có thể điều chỉnh sự phát triển và mức độ phản ứng của các mạch sinh thành tâm trạng.

Ví dụ, liệu sự khác biệt về tâm trạng có tính địa khu mà chúng ta thấy ở mọi người trên khắp thế giới có liên quan đến sự khác biệt về địa lý trong chế độ ăn uống và chức năng của vi khuẩn đường ruột không? Nếu lý luận cảm xúc mới được đề xuất là chính xác, thì câu trả lời là khẳng định.

Tôi thực sự tin tưởng rằng ruột và sự tham gia của vi khuẩn đường ruột phát huy tác dụng then chốt trong việc xác định cường độ, thời gian kéo dài và tính độc đáo của tình tự cảm xúc của chúng ta.

Tác giả: Emeran Mayer, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật và nhà thần kinh học.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch