Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên phù nề và các cơ trơn phế quản dễ bị co thắt khi gặp kích thích làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè, cò cử và khó thở; nặng nữa có thể dẫn đến suy hô hấp cấp, ngừng thở, tử vong. Cho tới hiện tại, điều trị hen suyễn bằng Tây y tỏ ra không khỏi dứt. Còn Đông y thì hiệu quả thế nào?

Người bị hen suyễn có thể đột nhiên xuất hiện nhiều cơn khó thở, nếu cơn khó thở xuất hiện về đêm thì bệnh đã nặng rồi. Khi vận động thể lực nặng hoặc gắng sức, cơn hen phế quản cũng xuất hiện.

Bệnh hen có liên quan tới di truyền cơ địa và môi trường sống. Nhân tố môi trường chính là môi trường bị ô nhiễm và người bệnh tiếp xúc với nguồn gây dị ứng. Có một số loại thuốc cũng dẫn tới hen ví dụ aspirin, thuốc ức chế Beta trong điều trị bệnh lý tim mạch.

Cho tới hiện tại Tây y chưa có phương đáp để điều trị khỏi hen. Muốn tránh xuất hiện các triệu chứng chỉ có cách tránh xa các nguồn gây dị ứng và các chất kích ứng và sử dụng các thuốc giãn phế quản dạng kích thích beta 2, nhóm xanthin và steroid dạng hít hoặc dạng tĩnh mạch. Nếu cơn hen phế quản ở mức nặng cần nhập viện cấp cứu để chống suy hô hấp. Tại bệnh viện, người ta dùng các thuốc khí dung giãn phế quản như Salbutamol, các Corticoid dạng hít, nếu nặng hơn có thể tiêm truyền đường tĩnh mạch hoặc đặt nội khí quản thở máy nhân tạo xâm nhập.

Người bị hen suyễn thường hay bị co thắt phế quản, khó thở, tức ngực. (Ảnh: Woman secret)

Co thắt phế quản (cò cử) là đặc trưng điển hình chủ yếu nhất của người bị hen, đồng thời thường đi kèm các triệu chứng như khó thở, tức ngực, đờm nhiều nhưng đôi khi không ho ra được. Sau khi cơn hen thuyên giảm, người bệnh có thể khạc ra những cục đờm rắn gọi là tinh thể Charcotte – Laden, có thể lẫn đờm mủ màu xanh hoặc màu vàng hoặc đục. Vào buổi tối và sáng sớm, hay khi hít phải khí lạnh, hít phải khói độc như khói bếp lò, khói pháo, khi vận động gắng sức, cơn hen có thể xuất hiện.

Vấn đề có liên quan

Có một số vấn đề sức khỏe cũng đồng thời xuất hiện khi mắc hen ví dụ trào ngược thực quản, viêm xoang, tạm thời ngừng thở khi ngủ… Một số vấn đề về thần kinh cũng thường đi kèm với bệnh hen ví dụ như lo lắng bồn chồn, xác suất xảy ra triệu chứng này là 16 – 52%; những vấn đề về tâm lý tỉ lệ xuất hiện từ 14 – 41%. Cũng bởi vậy một số chuyên gia bắt đầu nghi ngờ rốt cuộc cảm xúc tinh thần dẫn tới hen hay hen gây ra những vấn đề về cảm xúc tinh thần. Nếu tình trạng hen ở mức độ nghiêm trọng không kiểm soát được tốt nhất không nên sử dụng chất cản quang để tránh bệnh hen phát tác.

Nghiên cứu y học hiện đại phát hiện những đứa trẻ bị hen trước 12 tuổi đa phần là bởi di truyền (cơ địa dị ứng, viêm mũi xoang, viêm đa khớp dạng thấp…), còn sau 12 tuổi mắc bệnh là do các ảnh hưởng của nhân tố môi trường.

Nhân tố môi trường

Có rất nhiều nhân tố môi trường cũng có liên quan làm bệnh phát tác và trở nên trầm trọng ví dụ như có rất nhiều nguồn gây dị ứng, ô nhiễm không khí, các chất hóa học… Hút thuốc sẽ dẫn tới các triệu chứng như thở dốc, khi chất lượng không khí trở nên xấu ví dụ như ô nhiễm không khí giao thông, môi trường ozone cao, có thể gây hen và làm bệnh hen trở nên tồi tệ hơn.

Ô nhiễm môi trường khiến cho bệnh trở nên nặng hơn

Môi trường dễ bay hơi cũng có thể gây ra bệnh hen, như formaldehyde và PVC. Một số chuyên gia nghi ngờ rằng thuốc trừ sâu cũng có thể gây hen.

Nguồn gây dị ứng trong phòng cũng có thể gây ra hen ví dụ bụi bọ ve, gián, lông động vật, nấm mốc. Nhiễm virus cúm lạnh có thể dễ dẫn đến hen.

Cơn hen phế quản ác tính

Hen phế quản ác tính là cơn hen có co thắt gây tắc nghẽn phế quản rất nặng, tiến triển nặng dần hay tối cấp, không thể điều trị được bằng các phương pháp thông thường, ngay cả khi đã dùng adrenaline và diaphylline. Đó là những cơn hen phế quản ít đáp ứng với các loại thuốc làm giãn phế quản và Theophylline, steroid, kích thích beta 2. Từ đó làm đường hô hấp bị tắc nghẽn nặng, giảm oxy máu dẫn tới bệnh nhân có thể tử vong cần phải điều trị tích cực.

Điều trị hen bằng Tây y

Theo quan điểm y học hiện đại, hen không có cách gì chữa khỏi mà chỉ có thể khắc phục bằng cách phòng tránh bệnh biến chứng nặng hơn. Phương pháp điều trị là cố gắng tránh xa những nguồn gây dị ứng, nếu vẫn còn xuất hiện các triệu chứng cần dùng thuốc để khống chế bệnh.

Có thể dùng các loại thuốc giãn phế quản để làm giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn; nếu như bệnh thi thoảng tái phát không nhất định cần điều trị. Dùng các loại thuốc như steroid dạng hít để điều trị hoặc dùng đối kháng thụ thể leukotrien dạng hít để điều trị là được. Nếu bệnh tái phát hàng ngày thì cần dùng steroid liều cao dạng uống hoặc hít để khống chế bệnh.

Có thể dùng các loại thuốc như steroid dạng hít để điều trị 

Singulair là loại thuốc dạng viên nén hoặc bột với chất đối kháng thụ thể Leukotriene có tác dụng ức chế bệnh hen rất hiệu quả. Tuy nhiên theo công bố thông tin về an toàn dược phẩm của Hoa Kỳ Singulair có thể làm bệnh nhân thay đổi hành vi cử chỉ trong quá trình sử dụng thuốc thậm chí còn nảy sinh ý định tự sát. Loại thuốc này không có hiệu quả lập tức ngăn chặn cơn hen vì vậy không thể sử dụng chúng như thuốc làm dịu khi cơn hen phát tác.

Điều trị hen bằng Đông y

Hen phế quản theo y học cổ truyền thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là suyễn.

Theo Y học cổ truyền Trung Hoa nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng: Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó: chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở; Đờm do tạng Tỳ không vận hóa được mà sinh ra, đờm ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh; tạng Thận không nạp khí nên khí nghịch gây khó thở, cò cử. Người bị bệnh hen phế quản luôn sống trong căng thẳng, không dám lao động nặng nhọc, người gầy yếu, xanh xao, có thể dẫn tới tổn thương phổi và suy tim, sức khỏe ngày càng suy kiệt. Hen phế quản tái phát nhiều lần sẽ liên lụy tới Tâm và Thận, xuất hiện các biểu hiện như tim đập nhanh, phù thũng ở những bệnh nhân nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời còn dẫn tới tử vong.

Y học cổ truyền nói rằng nguyên nhân gây hen là do Tỳ-Phế-Thận không khoẻ, vì vậy cần điều trị 3 tạng này. (Ảnh minh hoạ)

Bệnh hen suyễn loại Hàn Háo: Bệnh nhân có biểu hiện ho khan ho có đờm, trong cổ họng có đờm, sắc mặt tái nhợt, miệng không khát nhưng muốn uống đồ uống nóng, lúc này cần ôn phế tán hàn (làm ấm phổi giải tỏa hàn lạnh), thông đờm bình suyễn có thể sử dụng các loại thuốc: Ma Hoàng, can khương, bạch giới tử, tử tô tử, lai phục tử, bán hạ, bổ cốt chỉ…

Hen suyễn loại Nhiệt Háo: Có các biểu hiện sốt, đổ mồ hôi, buồn bực, khí tức, ho có đờm, đờm màu vàng đặc, khát nước, mặt đỏ. Lúc này nên thanh nhiệt tuyên phế, tiêu đờm bình suyễn, có thể dùng các loại thuốc: ngư tinh thảo, lô căn, tang bạch bì, địa long, ma hoàng, hoàng cầm, hạnh nhân… Bình thường khi bệnh không phát tác nên chăm sóc ích khí, kiện tì, bổ thận có thể dùng các loại: Bổ cốt chỉ, hoàng kỳ, đẳng sâm, phục linh, bạch truật, bán hạ, trần bì, mạch môn…

Một số vị thuốc chữa hen phế quản

Y học hiện đại cho rằng hen suyễn không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể ức chế bệnh. Ngược lại điều trị bằng Đông y hen suyễn có thể tách rời dùng steroid để ức chế tuy nhiên cần kiên trì điều trị đạt tới tình trạng cuối cùng không cần phụ thuộc vào thuốc. Điều trị theo Đông y sẽ tập trung vào gốc bệnh, ít gặp tác dụng phụ hơn so với Tây y. Trên cơ sở biện chứng luận trị và lựa chọn lý pháp phương dược hợp lý sẽ chữa khỏi bệnh mà không tái phát. Đối với hen mạn tính, việc nâng cao, phục hồi và điều hòa 3 tạng Tỳ – Phế – Thận sẽ giúp bệnh chuyển nhanh và không tái phát, nhờ vậy bệnh mới giải quyết dứt điểm được.

Theo Secretchina

Kiên Định