Nhà Nguyễn là triều đại  phong kiến cuối cùng ở Việt Nam (1802 – 1945). Tồn tại 143 năm, đây là triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.

1. Gia Long 

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Vua Gia Long (8/2/1762 – 3/2/1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

2. Minh Mạng

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25/5/ 1791 – 20/1/1841), tức Nguyễn Thánh Tổ là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán,  Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.

3. Thiệu Trị

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.

4. Tự Đức

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Hoàng đế Tự Đức (tên sinh thành Nguyễn Dực Tông) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.

5. Hiệp Hoà

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.

6. Kiến Phúc

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

7. Hàm Nghi

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Hoàng đế Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Ông cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.

Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.

8. Đồng Khánh

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864 tại Huế. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo. Ở ngôi được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 24 tuổi.

9. Thành Thái

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế.

10. Duy Tân

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Theo Kiến Thức

Xem thêm: