Chữa nghẹt mũi thật đơn giản, nhưng trước khi nó đến thì hãy chủ động phòng xa với một số lời khuyên dưới đây:

1. Chăm tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh

Hệ thống miễn dịch của cơ thể là “bác sĩ và thuốc kháng bệnh” tốt nhất. Tập luyện thể dục hợp lý giúp kích thích chức năng hệ tuần hoàn và bài tiết, khiến hoạt động của các tạng phủ, khí quan luôn duy trì với hiệu quả cao nhất, không ngừng tăng cường lượng tế bào bạch cầu (tế bào miễn dịch), loại bỏ tế bào chết, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, làm cho sức đề kháng của cơ thể luôn duy trì ở mức độ cao.

Lời khuyên là bạn hãy lựa chọn bài tập vừa sức, như đi bộ, đạp xe, chạy chậm, khiêu vũ, thái cực quyền, khí công… Còn việc luyện tập kiểu như chạy marathon không những không tăng cường được khả năng miễn dịch mà còn làm suy yếu đi.

the-nurturing-ways-of-chen-taiji-an-interview-with-yang-yang-209

2. Chú ý ăn uống hợp lý

Sức miễn dịch của cơ thể phần nhiều phụ thuộc vào gen di truyền, nhưng việc duy trì khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch lại dựa vào nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Có những đồ ăn giúp kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các đồ ăn có chứa protein, vitamin E, C, B, carotene, kẽm, selenium, calcium… giúp tăng cường lượng tế bào miễn dịch cho cơ thể. Nếu thiếu những dưỡng chất này sẽ khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chỉ cần ăn đúng bữa theo giờ giấc hàng ngày, không kén ăn, bữa ăn kết hợp thịt cá, rau quả, lương thực thô và tinh, vậy là đủ nhu cầu dinh dưỡng. Ăn dư thừa chất dinh dưỡng chỉ làm ảnh hưởng xấu cho khả năng miễn dịch.

3. Chăm sóc giấc ngủ hàng ngày

Khi ngủ, các chức năng có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cũng theo đó kích hoạt. Giấc ngủ hợp lý khiến lượng hai loại tế bào bạch huyết trong cơ thể tăng lên rõ rệt. Khi ngủ, cơ thể sẽ sinh ra chất axit muramic, chất này kích thích làm tăng lượng bạch huyết cầu, phát triển các đại thực bào làm tăng khả năng giải độc cho gan, giúp tiêu diệt vi khuẩn độc xâm nhập vào cơ thể.

Khi ngủ cũng là lúc cơ thể tổng hợp và giải phóng hoóc-môn tăng trưởng testosterone vào trong máu. Đây là hoóc-môn giúp phát triển chiều cao và hoàn thiện các chức năng cho các cơ quan ở trẻ, giúp người lớn duy trì trọng lượng cơ, hoạt động sinh lý và nhiều chức năng quan trọng khác nữa. M_Id_401088_Kids_Sleep

Còn khi đã bị nghẹt mũi, cảm thì bạn có một số giải pháp đơn giản sau:

p6200601a211107354
Triệu chứng của bệnh cảm cúm thường xuất hiện sau 1-3 ngày bạn bị nhiễm phải virus gây cảm cúm. Ban đầu là mũi và cổ họng thấy khó chịu, mũi nghẹt, tiếp theo là hắt xì hơi rồi chảy nước mũi và sốt nhẹ…

1. Ngâm chân

Trước khi đi ngủ hãy ngâm chân bằng nước ấm. Bạn đổ từ từ nước ấm vào chân để trong chậu, cảm giác do nước ấm kích thích từ bàn chân đến giữa sống lưng rồi phân bố khắp toàn thân, nếu bạn chưa đạt hiệu quả này thì hãy làm lại, mỗi ngày ngâm ít nhất từ 10 – 20 phút.

huong-dan-cach-ngam-chan-cuc-don-gian-chua-6-benh-hay-gap

2. Sắc nước xông

Dùng hành ta hoặc hành tây cắt mỏng rồi đem sắc thang để cho mũi hít khí nóng; hoặc cũng có thể dùng giấm nấu sôi rồi hít khí nóng, đều là cách chữa hay.

3. Nhét lỗ mũi

Giã nát củ hành lấy nước rồi dùng bông gòn thấm, nhét miếng bông này vào lỗ mũi; hoặc gọt củ tỏi thành hình trụ tròn vừa lỗ mũi, dùng vải xô mỏng cuốn lại nhét vào lỗ mũi, rất có công hiệu.

tre-so-sinh-bi-so-mui-3

4. Nằm nghiêng ấn huyệt

Tắc mũi trái thì nằm nghiêng bên phải, tắc mũi phải thì nằm nghiêng bên trái, dùng hai ngón tay ấn day hai huyệt nghinh hương ở hai bên mũi (nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 0,8-0,9 cm). Thời gian ấn day khoảng 1 – 2 phút là có thể giải trừ được nghẹt mũi.

5. Chườm nóng

Dùng khăn nóng ấp lên mũi, hoặc dùng máy sấy tóc phà hơi nóng vào lỗ mũi, vào cả hai bên huyệt thái dương, huyệt phong trì, huyệt đại trùy, sẽ giúp mũi hết nghẹt.

6. Đổi tư thế

Cách này dùng cho hài nhi, khi lỗ mũi của bé bị nghẹt bé thường khóc không chịu ngưng, lúc này có thể bồng bé thẳng đứng lên, bé sẽ dễ chịu hơn và dễ ngủ. Cần giữ ấm tai, mũi, họng cho bé. Triệu chứng bé cảm cúm ban đầu có thể là lỗ mũi bé bị khô, nóng, đau cổ họng, lỗ mũi nghẹt, chảy nước, đàm nhiều, phát sốt…

Theo NTDTV

Đoàn Thanh biên dịch

Xem thêm: