Dưới đây chúng tôi đưa ra 8 tạo tác nổi bật lên nhờ sự độc đáo, khả năng gợi sự tò mò hoặc tăng kiến thức của chúng ta về những khía cạnh chưa từng được biết trong lịch sử nhân loại.

Chúng tôi đã cố ý không lựa chọn các tạo tác nổi tiếng như cỗ máy Antikythera, pin Baghdad, hay đá thạch anh Viking và rất nhiều di vật nổi tiếng khác. Thay vào đó, chúng tôi muốn nêu bật một số tạo tác từ thế giới cổ đại, ít được biết đến hơn nhưng cũng không kém phần nổi bật.

Xem thêm:

 

Chiếc búa của thần Thor (khoảng năm 900 SCN, Đan Mạch)

Thor’s Hammer
(Ảnh: Discovery.com)

Việc phát hiện một tạo tác vùng Viking từ thế kỷ 10 trông giống chiếc búa của Thor đã giải đáp cho một bí ẩn lâu dài xoay quanh hơn 1.000 miếng bùa hộ mạng cổ đại được tìm thấy trên khắp khu vực Bắc Âu. Những di vật này, được gọi là bùa hộ mệnh Mjolnir, dường như khắc họa những chiếc búa, mà đã được các nhà sử gia liên hệ với Thor – một vị thần Bắc Âu. Tuy nhiên, chúng ta không thể đưa ra kết luận chắc chắn vì hình dạng của chúng không xác định, và không chiếc nào trong số chúng có khắc những dòng tiết lộ danh tính.

Nhưng vào đầu năm nay, một chiếc mặt dây chuyền tương tự đã được phát hiện tại khu giáo xứ Købelev trên đảo Lolland, Đan Mạch, trên đó có khắc dòng chữ Rune “đây là một cái búa”. Được đúc bằng đồng, và có lẽ được mạ bạc, thiếc và vàng, chiếc mặt dây chuyền 1.100 năm tuổi này cho thấy huyền thoại về vị thần Thor đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đồ trang sức của người Viking.


Tranh ‘Cuộc chiến giữa Thor và những tên khổng lồ’ của Mårten Eskil Winge. (Ảnh: Wikipedia)

Hai bên mặt miếng bùa hộ mệnh hình búa (chữ rune bên tay trái). (Ảnh: Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch)

Theo thần thoại Bắc Âu, Thor là vị thần cầm búa có liên hệ với sấm sét, bão, cây sồi, sức mạnh, sứ mệnh bảo vệ nhân loại, sự thiêng liêng, sự hồi phục và sinh sôi. Thor là một vị thần nổi tiếng được nhắc đến trong lịch sử các tộc người German (Giéc-manh), từ sự chiếm đóng các khu vực Germania của quân La Mã, cho đến sự bành trướng bộ lạc trong Giai đoạn di cư (21–700 năm SCN), và cho đến sự nổi tiếng của ông trong Thời đại Viking. Khi đó, trong quá trình Kitô giáo được truyền sang vùng Scandinavia, người ta đeo bùa hộ mệnh Mjolnir như một cách phản kháng, và tên riêng của những người Bắc Âu ngoại đạo (không theo Ki-tô giáo) có chứa tên của vị thần này, qua đó minh chứng cho sự nổi tiếng của ông.

Nhánh Quipu ở thành phố Caral (năm 3.000 TCN, Peru)

The Quipu of Caral
(Ảnh: Ancient Origins)

Thành phố thần thánh Caral là thủ phủ 5.000 năm tuổi đại diện cho nền văn minh lâu đời nhất được biết đến ở châu Mỹ, được gọi là Norte Chico. Trong số những tạo tác đáng kinh ngạc được khai quật tại di chỉ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một đoạn dây thắt nút gọi là nhánh quipu.

Những nhánh quipu, đôi khi được gọi là ‘những đốt biết nói’, là các thiết bị ghi âm bao gồm các đường ren có màu sắc, được bện thành sợi và đan tay, hay những chuỗi từ lông lạc đà không bướu hay lạc đà nhà Nam Mỹ Anpaca, hay làm bằng sợi cotton.

Cho đến thời Inca, hệ thống này đã hỗ trợ việc thu thập dữ liệu và lưu trữ hồ sơ, từ việc giám sát việc thu thuế, thu thập hồ sơ điều tra dân số một cách chính xác, thông tin ngày tháng cho đến tổ chức trong quân đội. Những sợi dây chứa các giá trị số và các giá trị khác được mã hóa bằng những nút thắt trong hệ thống định vị thập phân. Kết hợp với nhau, các loại sợi len, các màu sắc, các nút thắt và các mấu nối chứa đựng các thông tin mang tính chất thống kê và tường thuật mà một vài xã hội Nam Mỹ trước đây có thể hiểu được.

Ở một số ngôi làng, quipu là những vật dụng quan trọng đối với cộng đồng địa phương, và thường mang tính nghi lễ hơn là để ghi nhớ thông tin. Cho đến khi nhánh quipu được phát hiện ở Caral, chưa có một ví dụ nào khác có niên đại từ trước năm 650 SCN. Vì vậy, phát hiện này là minh chứng rõ ràng cho thấy cư dân vùng núi Andes ở Nam Mỹ đã sử dụng hệ thống lưu trữ phức tạp như vậy từ nhiều ngàn năm sớm hơn tưởng tượng lúc ban đầu.

Bình sữa, đồ chơi và trống lắc: chiếc lọ đất nung 3 trong 1 (năm 400 TCN, Ý)

Terracotta baby bottle, toy, and rattle, all in one
(Ảnh: Cục Quản lý Khảo cổ Puglia)

Năm 2013, các nhà khảo cổ người Ý tìm thấy một cái lọ đất nung 2.400 năm tuổi dành cho trẻ sơ sinh to gấp đôi bình thường, trông giống một món đồ chơi hình con lợn. Tạo tác độc đáo này là một trong nhiều văn vật hiếm có được phát hiện cuối cùng ở thành phố Manduria, khi quá trình thi công xây dựng làm lộ ra lăng mộ của người Messapian.

Di vật này được gọi là guttus, tức là một cái bình có cái miệng hay cái cổ nhỏ hẹp để rót chất lỏng. Chúng được dùng để đựng rượu vang và các loại đồ uống khác, nhưng trong trường hợp này, chiếc bình guttus được dùng để cho đứa bé hoặc trẻ nhỏ ăn. Điểm đáng chú ý là chiếc bình guttus này còn được tạo hình một con lợn với đôi tai nhọn và cặp mắt giống người. Nó cũng có những cái trống lắc bằng đất nung ở phần bụng.

Chiếc bình có niên đại khoảng 2.400 năm, khi đó khu vực đông nam nước Ý được người Messapian sinh sống định cư. Đây là một nhóm bộ tộc di cư từ Illyria (một khu vực ở phía tây Bán đảo Balkan) vào khoảng 1000 năm TCN. Người Messapian đã dần biến mất sau khi Cộng hòa La Mã xâm chiếm vùng đất và đồng hóa người dân ở đây.

Đĩa thiên văn Nebra (khoảng 1.600 năm TCN, Đức)

The Nebra Sky Disk
Đĩa thiên văn Nebra. (Ảnh: Wikipedia)

Đĩa thiên văn Nebra là một chiếc đĩa bằng đồng có niên đại 3.600 năm tuổi. Đây là một văn vật đánh kinh ngạc đến nỗi nó từng được nhìn nhận là đồ khảo cổ giả mạo khi mới được khai quật. Tuy nhiên, các phân tích khoa học tỉ mỉ cho thấy đây xác thực là đồ thật và hiện tạo tác quý giá này đã có mặt trong danh sách ‘Di sản tư liệu thế giới’ của tổ chức UNESCO.

Đĩa thiên văn Nebra được phát hiện trong khu rừng Ziegelroda, Saxony-Anhalt, Đức. Tại một khu đất có rào vây quanh thời tiền sử trên đỉnh ngọn đồi Mittelberg, chiếc đĩa này đã được chôn cất theo nghi lễ, cùng với hai thanh kiếm báu, hai chiếc rìu, hai vòng tay xoắn ốc và một cái đục bằng đồng.


Trình tự chạm khắc các họa tiết trên mặt đĩa thiên văn Nebra. (Ảnh: LDA Sachsen-Anhalt)

Chiếc đĩa có đường kính khoảng 30 cm, nặng 2,2 kg, được phủ một gỉ đồng màu xanh lam và xanh lá cây, và khảm các biểu tượng bằng vàng. Những biểu tượng này thường biểu thị cho một mặt trời hoặc một mặt trăng tròn, một mặt trăng lưỡi liềm, và các vì sao (bao gồm một cụm được nhìn nhận là cụm sao Tua Rua – Pleiades). Hai vòng cung vàng dọc theo hai bên được thêm vào sau đó. Hai vòng cung mở rộng một góc 82°, thể hiện chính xác số đo góc giữa các vị trí của mặt trời vào mùa hè và thời điểm đông chí tại vĩ tuyến Mittelberg (51° Bắc). Một điểm cuối cùng là một vòng cung khác ở phía dưới, bao xung quanh bởi nhiều đường nét không có ý nghĩa rõ ràng, được nhìn nhận là chiếc Xà lan Thái dương (“chiếc thuyền mặt trời”) với vô số mái chèo, hoặc dải Ngân Hà.

Tuy rằng nhiều công trình khảo cổ và tổ hợp thiên văn cự thạch có niên đại cổ hơn như vòng tròn Goseck hay công trình tượng đài cự thạch Stonehenge đã được sử dụng để đánh dấu các điểm chí (hạ chí, đông chí), nhưng chiếc đĩa này lại là “công cụ cầm tay” lâu đời nhất để thực hiện các phép đo đạc như vậy.


Công trình cự thạch Stonehenge ở Anh. (Ảnh: Britannica)

Hình dựng lại Vòng tròn Goseck ở Saxony-Anhalt, Đức. (Ảnh: Flickr)

Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch

Xem thêm: