Khí tiết thứ 17 trong 24 tiết khí là Hàn lộ, nhiệt độ không khí khi Hàn lộ thấp hơn Bạch lộ, sương lạnh giá hơn. Nếu Bạch lộ là sự chuyển dịch từ nóng bức sang mát mẻ thì Hàn lộ là chuyển từ mát mẻ sang lạnh giá. Tục ngữ có câu: “Hàn lộ bất lộ chân”. Theo Trung y, hàn từ chân lên, vì thế vào tiết khí này quan trọng nhất là chú ý giữ ấm đôi chân, và ngâm chân nước gừng là một trong những phương pháp rất tốt.

Ngâm chân nước gừng có rất nhiều lợi ích, có thể trừ gió đuổi hàn, trị cảm mạo, giảm phong thấp và viêm xương khớp, đồng thời còn hỗ trợ cải thiện giấc ngủ; là phương tiện tuyệt vời nhất trong dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe mùa đông, vừa đơn giản, thuận tiện lại tiết kiệm. Dưới đây xin giới thiệu những công dụng khác nhau của ngâm chân nước gừng:

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

1. Dùng miếng gừng tươi bằng ngón chân cái đập dẹp rồi đun với nước, khi ngâm hòa thêm nước lạnh cho đến khoảng 400C, người bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm mạo khi ngâm chân sẽ giúp kích thích trao đổi chất, giúp ra mồ hôi.

2. Gừng có công hiệu chống lạnh giải gió, người bị bệnh phong thấp có thể dành thời gian khoảng 30 phút mỗi tối để ngâm chân sẽ giúp bệnh thuyên giảm.

3. Gừng giúp trừ lạnh, tay chân lạnh một phần chủ yếu là vì việc lưu thông máu trong cơ thể bất ổn. Ngâm chân nước gừng giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ làm thuyên giảm bệnh trạng lạnh tay chân.

4. Khi ngâm chân nước gừng có thể cho thêm một ít giấm đen giúp kích thích các huyệt vị bàn chân rất tốt, nhờ đó cơ thể sảng khoái nhẹ nhõm, giảm bớt mệt mỏi, hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5. Ngâm chân nước gừng cũng giúp cải thiện tình trạng cung cấp máu không đủ, có thể kết hợp với chất bổ thận có tác dụng làm ấm thận.

6. Người nhiều tuổi khiến thận suy cũng có thể ngâm chân nước gừng để cải thiện khí huyết giúp điều dưỡng thân, trì hoãn lão suy.

Cần lưu ý, ngâm chân nước gừng không phải là cho gừng vào trong nước sôi rồi ngâm. Dùng 15 – 30 gam gừng, đập bẹt ra, cho vào trong nồi đun sôi với nước, khi đun đậy nắp, thời gian đun khoảng 10 phút. Đun xong thì đổ toàn bộ nước gừng ra, pha thêm nước lạnh cho được khoảng 400C. Khi ngâm nước không ngập qua mắt cá.

Thành phần vị thuốc của gừng đa số là vật chất có phân tử nhỏ, vì thế nên đậy kín nắp nồi khi đun để trách bị bốc hơn đi. Tùy theo triệu chứng bệnh mắc phải nặng hay nhẹ mà có thể cho nhiều hay ít gừng.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: