Cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sồng hàng ngày của rất nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng được hưởng lợi từ nó.

Hoạt chất quan trọng nhất trong cà phê là cafein có thể kích thích gây nghiện, tạo ra những cảm giác hưng phấn cho người uống, nếu uống nhiều thì hoàn toàn không tốt cho một số trường hợp:

Phụ nữ mang thai: Khi người mẹ uống cà phê, chất cafein có thể trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và hưởng đến sức khỏe của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy cafein thể kìm hãm sự phát triển của thai thông qua các tác động bất lợi lên hệ tim mạch và hệ sinh sản. Những người mẹ uống nhiều cà phê lúc mang thai thường có các em bé nhẹ cân hơn so với người không uống.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: Cafein có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ. Do chức năng chuyển hóa và chức năng bài tiết của thận ở trẻ còn yếu, do đó sẽ khiến trẻ khi bú sữa mẹ có thể phát sinh tâm trạng căng thẳng, dễ cáu, lo lắng hoặc hiếu động. Trường hợp thèm quá thì cũng nên cho bé bú trước khi bạn uống cà phê, đồng thời uống bổ sung thêm nhiều nước sau đó để loại bớt chất cafein ra ngoài. 

Người khó ngủ: Cafein sẽ giảm thời gian ngủ của con người, gây khó ngủ, tăng số lần tỉnh giấc, giảm độ sâu của giấc ngủ. Uống cà phê thường kèm theo lợi tiểu, cần uống thêm nước, do đó việc đi tiểu nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Trước khi chuẩn đoán u tủy tuyến thượng thận: Tủy ở tuyến thượng thận sẽ tổng hợp thành adrenalin, mà adrenalin sẽ bị monoamin oxydase phân giải. Sản phẩm phân giải của nó có thể làm căn cứ chẩn đoán u tủy tuyến thượng thận. Sau khi uống cà phê, quá trình phân giải adrenalin trong máu và nước tiểu tăng lên, do vậy có tạo thành dương tính giả đối với u tủy tuyến thượng thận. Hai ngày trước khi thử nước tiểu, ngoài việc không uống cà phê, còn phải kiêng không uống trà, ăn quýt, chocolate, mứt hoa quả, rau câu…

Người mắc bệnh động kinh: Cafein có thể kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây co rút mạch máu, giảm lưu lượng máu ở não, rất bất lợi với người mắc bệnh động kinh.

Người dùng thuốc an thần: Uống cà phê trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc an thần.

Người mắc bệnh loét đường tiêu hóa: Cafein sẽ kích thích tiết acid gastric, bất lợi đối với quá trình bình phục của bệnh nhân.

Người mắc bệnh đái tháo đường: Cafein có thể giảm quá trình tiết insulin trong tuyến tụy, giảm lượng dung nạp glucose khiến đường huyết tăng lên.

Người mắc bệnh cao huyết áp: Cafein là chất gây co mạch, tăng áp lực của dòng máu, khiến huyết áp tăng. Vì thế hạn chế uống cà phê hoặc một số loại nước giải khát chứa các chất kích thích giúp cải thiện được bệnh cao huyết áp của bạn.

Người mắc bệnh suy thận: Người mắc bệnh suy thận nếu có hiện tượng potassium huyết cao, cần phải phối hợp chế độ ăn uống hạn chế potassium. Hàm lượng potassium trong cà phê cao, do đó nên tránh uống.

Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Khi bổ sung sắt hoặc ăn thức ăn giàu sắt như gan, thận, thịt có màu đỏ sẫm, tốt nhất tránh uống cà phê. Do sắt dễ hấp thu dưới môi trường axít, vì thế nên uống kèm nước cam hoặc sữa chua, hiệu quả tốt hơn nhiều so với uống cà phê.

Người mắc bệnh sỏi thận: Dựa theo thành phần tạo thành, sỏi thận có thể chia thành sỏi hữu cơ, sỏi base và sỏi can-xi oxalat… Đề phòng tái phát sỏi can-xi oxalat, ngoài việc uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu, đồng thời cần cấm ăn thức ăn giàu oxalat. Cà phê chính là thức uống giàu oxalat, do đó không nên uống.

Vận động viên: Cafein lượng thích hợp có lợi cho vận động, nhưng nếu hấp thu quá nhiều dễ gây mệt mỏi. Vì thế vận động viên tốt nhất không nên uống cà phê.

Ngoài ra, tác dụng không mong muốn của cà phê đôi khi xuất phát từ chất lượng loại sản phẩm mà bạn đang uống. Đó có thể là cà phê từ các nguyên liệu rẻ tiền bắp, đậu rang…cộng thêm với hương liệu tổng hợp và hóa chất bảo quản độc hại. Do vậy, tốt nhất vẫn nên dùng loại cà phê tự nhiên rang xay mà bạn có thể kiểm soát được chất lượng để tránh nguy cơ cho sức khỏe.

An Nhiên (sưu tầm và biên soạn)