Quốc gia là của chúng ta, xã hội là của chúng ta, thực ra không có gì là không liên quan đến chúng ta. Sinh ra và lớn lên ở Vũ Hán sau thập niên 90, Đồ Long (bút danh) nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã thay đổi anh hoàn toàn, và anh muốn lên tiếng thay cho những người đã khuất. Đồ Long cho biết nếu anh không vượt tường lửa, nếu không phải một vài người bạn ở nước ngoài nói cho anh biết sự thật thì có lẽ giờ phút này nói không chừng anh đã vào lò hỏa thiêu.

Trong những ngày thành phố Vũ Hán bị phong tỏa đã khiến anh suy nghĩ lại rất nhiều điều: “Ngày trước, khi họ (chính quyền) chèn ép những người dân thuộc tầng đáy của xã hội ở Bắc Kinh, tôi đã tự nhủ với mình rằng mình đã rất cố gắng, tôi không phải người dân thuộc tầng đáy của xã hội, và tôi sẽ không chèn ép. Khi họ lập các trại cải tạo ở Tân Cương, tôi nghĩ mình không phải là dân tộc thiểu số, tôi không có tín ngưỡng tôn giáo và tôi sẽ không bị đàn áp.

Tôi cũng rất đồng cảm với cảnh ngộ của người dân Hồng Kông, nhưng tôi không nghĩ mình sẽ xuống đường hay biểu tình, vậy nên điều đó cũng không liên quan gì đến tôi. Vụ việc lần này phát sinh ở chính quê tôi [Vũ Hán], xung quanh tôi có rất nhiều người đã mắc bệnh, cũng có người đã mất đi sinh mệnh, vậy nên tôi không thể chịu đựng thêm được nữa”.

Không lên tiếng vì chính nghĩa cũng chính là đồng lõa với cái ác. Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm chặn đứng cái ác để chúng ta có được hòa bình. Điều quan trọng nhất trong xã hội chính là tín ngưỡng, các giá trị và văn hóa của nó. Cũng như chủ nghĩa cộng sản muốn tước bỏ “Giấc mơ Mỹ” của người dân Mỹ, văn hóa truyền thống và đạo đức xã hội của Trung Quốc đều đã bị ĐCSTQ phá hủy. Liệu người Trung Quốc còn có thể có “Giấc mộng Trung Hoa” nữa chăng?