Thái Tông hướng đến triều đình không có phế nhân. Do đó, tất cả các loại người với tính cách và ưu khuyết điểm khác nhau, dưới sự sắp đặt của Thái Tông đều được phát huy hết sở trường, tránh sở đoản, cùng nhau đạt được thành tựu huy hoàng. 

Đối với bậc thánh hoàng đại quân mà nói, chỉ có tu luyện bản thân tới đắc đạo viên mãn, quản lý triều đình theo dạng thức ‘vô vi mà trị’ thì vẫn chưa đủ. Thái Tông với thân phận Kim Luân Thánh Vương giáng sinh nơi hoàng thất, chăm lo thiên hạ, phổ độ chúng sinh: “Muốn lấy nhạc mây hòa, cùng với tiếng trống Pháp để hoằng dương giáo hóa. Tiếng nhạc Nhã tụng thịnh thế cùng với Phạn âm Phật Pháp vang xa”. “Dùng phép tắc của bậc đại Thánh, không nơi tối tăm nào không xem xét tới, muốn cho người người đều không phải khổ não, nhà nhà đều no đủ, nhân nghĩa, trường thọ, các nguyện cầu duyên ẩn đều linh ứng, che chở hết thảy sinh linh. Ngũ phúc tỏ rõ nơi phép tắc, tam tai chấm dứt chốn thế gian”. Dẫn đầu đương triều và vô lượng chúng sinh phía sau, hoàn thành công trình sáng tạo thiên thu là đặt nền móng cho tư duy của nhân loại, thiết lập tiêu chuẩn vận hành muôn đời cho xã hội loài người, Thái Tông kết thánh duyên rộng lớn, tôn sùng Đạo gia, nâng đỡ Phật gia, đề cao Nho gia, tiếp nhận tôn giáo phương Tây, với tấm lòng biển lớn dung chứa trăm sông đã giúp cho trăm nghề đều hưng thịnh, khai sáng thời ‘Trinh Quán chi trị’ huy hoàng thịnh thế. Văn hóa hưng thịnh thời nhà Đường trở thành điểm sáng huy hoàng cho nhân loại.

Bắt đầu cất nhắc Nho học

[Hiên Viên] Hoàng Đế tu đạo đạt viên mãn, rồng bay về trời, khi đó chưa có ‘Nho’, Phật gia cũng trưa truyền đến Trung thổ. Lúc ấy văn hóa thần truyền của Đạo gia chiếm vị thế chủ đạo. Vào thời điểm đó, Thần và người cùng tồn tại, đạo đức cao thượng, Thánh hoàng Nghiêu, Thuấn, Vũ… dùng ‘Đạo’ để cai trị thiên hạ. 

Thuận theo đạo đức con người bắt đầu trượt dốc, ‘Đạo’ dùng để cai trị thiên hạ đến triều đại nhà Chu cũng phát sinh thay đổi. Con dân thiên triều nhà Chu cũng mang đến một bộ hệ thống về quản lý đất nước, giáo dục, tín ngưỡng, thậm chí bao gồm cả phương thức ăn uống, cách thức sinh hoạt hằng ngày, tế lễ, mai táng… Về phương diện ‘Lễ’, quy chế pháp luật cùng quy phạm hành vi đều dùng tiêu chuẩn lễ của triều đại nhà Chu làm quy phạm cho các tộc, tất cả đều thay đổi nội dụng lễ nhạc. Nhạc trong hầu hết các nghi lễ đều sử dụng ‘nhã nhạc’ – Nhạc cung đình của tổ tiên nhà Chu. Tthông qua hình thức thể chế mà phổ biến đến mọi mặt xã hội nhằm tăng cường mối liên hệ huyết thống nhà Chu, gìn giữ tôn ti trật tự gia tộc. ‘Chu Lễ’ (lễ của nhà Chu) cho rằng, ‘Thượng Thiên’ chỉ đem ‘Thiên mệnh’ thống trị thiên hạ giao cho người có đức, một khi thiên tử mất đức thì sẽ không còn được thượng thiên phù hộ nữa. Cho nên, bậc quân vương quân lâm thiên hạ phải ‘dựa vào đức để liên thông với Trời”. 

“Tống nhân họa lịch đại cầm thức đồ sách ‧ Hoàng đế chi chế”, hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố cung Quốc gia, Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

Đây là văn hóa lễ nghi và âm nhạc “Úc Úc hồ văn tai” (văn chương rực rỡ thay) mà Khổng Tử kính ngưỡng. Khi Đạo của nhà Chu suy tàn, các bản ghi nhớ bị phân tán, khen chê đều không đúng sự thật, Khổng Tử mới theo đạo lý của ‘Kinh dịch’ mà giản lược ‘thơ’ và ‘sách’, sửa lại kinh ‘Xuân Thu’ để làm chính lại ‘Nhã’ ‘Tụng’. Đây cũng là công trạng to lớn mà Khổng Tử để lại cho nhân loại. Khổng Tử quản lý trường học, người đời sau gọi là ‘gương tốt muôn đời’.

“Đương nhiên, khi bậc trí giả qua đời thì lời dạy thâm thúy của họ cũng bị đoạn đứt, 70 người con rơi rớt mà làm trái đại nghĩa, thời Chiến Quốc tung hoành, thật giả không ai phân biệt, các gia phái đều thuyết nói, nhưng rất lộn xộn và rối loạn. Cái đức cao thượng nhất của thánh nhân đã không còn nữa, đạo của bậc đế vương cũng mất”.

Trong ‘Chí 27 cuốn 23 Tùy thư’ có phân biệt rõ thân phận ‘Triết nhân’ Khổng tử và Tiên hoàng Thánh quân: “Thánh nhân hướng đến đại đức, Tiên vương hướng đến yếu đạo (đạo lý quan trọng)”. Khổng Tử nói: “Chí với Đạo, căn cứ vào đức, dựa theo nhân, giao du với nghệ” (Luận ngữ – thuật nhi), nếu như không có bậc Tiên vương coi trọng đạo lý chính sự thì sao Khổng Tử lại phải tiến hành chỉnh lý? Nhưng đạo lý ‘Vi chính dĩ đức” (cầm quyền phải có đức) của ông càng làm tôn lên đạo lý “Dĩ đức phối thiên” (Dùng đức liên thông với Trời) của nhà Chu, người và Trời liên thông với nhau.  

Khổng Tử thuận theo nghi lễ của nhà Chu, thực tế đã gạt bỏ vị thế của ‘Đạo’ trong nền tảng văn hóa Trung Hoa. Chu lễ quy định hàng ngàn vạn lễ nghi, thế là ‘Nho’ đã có được vị trí chính thức. Nho, chỉ nho gia; trước đây nói về người đọc sách. ‘Thuyết văn’ có viết: “Nho, nhu vậy, danh xưng của nho sinh”. Thời nhà Hán, Nho Thị là quan Tư Đồ, đồng thời cũng liệt kê trong ‘Sử ký – Khổng Tử thế gia’: “Ưu, Xướng, Chu, Nho”. Trong ‘Luận ngữ – thuật nhi’, Khổng Tử có viết: “Tử bất ngữ quái lực loạn thần” (Khổng Tử không giảng loạn thần có lực dị thường), không giảng thần tích, không nói Thần, vậy Khổng Nho giúp bậc quân vương thuận theo âm dương giảng giải rõ ràng như thế nào?  

Ngô Đạo Tử thời Đường vẽ Khổng Tử vừa đi vừa giảng dạy. (Phạm vi công cộng)

Khi bắt đầu lên ngôi, Thái Tông nói: “Trẫm thấy chỗ tốt hiện nay, duy chỉ ở đạo của Nghiêu Thuấn. Giáo của Chu Khổng cho rằng như chim có cánh, như cá gặp nước, mất đi thì sẽ không sống nổi, không thể không nghe”. ‘Trinh Quán chính yếu – Thận sở hảo đệ 21’, ‘Đạo’ mà Nghiêu Thuấn hướng đến, cùng ‘Giáo’ mà Chu Khổng nói tới, một bên Đạo, một bên Giáo, nội hàm bên trong và hình thức bên ngoài, cao thấp rõ ràng. Vậy nếu không có chim và không có cá thì ‘cánh’ và ‘nước’ sẽ thế nào? Ngoại trừ đạo chính thống trong văn hóa Trung Hoa của Nghiêu Thuấn ra thì bất luận ‘Gia’ phái nào của người đời sau gọi là ‘Đạo thống’ (đạo chính thống), đều là đôi cánh không phải con chim, nước không có cá, hữu hình vô thực. Đem đạo của Tiên thánh Nghiêu Thuấn nhập vào Nho giáo của Khổng Tử, đây thật sự là một thiếu sót lớn, giống như liều đem vũ trụ nhét vào quả trứng vậy.  

Từ sự thật lịch sử mà xem, tại thời điểm đó đã nói rằng Nho học là nói về người làm công tác văn hóa giáo dục, không phải người truyền thừa nghĩa hẹp trong tư tưởng của Khổng Nho. Trong ‘Trinh Quán chính khách – Sùng nho học cuốn 27’ có viết đại ý là, Thái Tông lên ngôi không lâu liền bắt đầu chọn lựa văn nho trong thiên hạ một cách cẩn thận tỉ mỉ, rồi giữ họ lại và ban cho chức quan, đồng thời phụ trách làm học sĩ ở Hoằng văn quán, cung cấp chức quan ngũ phẩm hưởng thụ đồ ăn tinh mỹ, hơn nữa còn để họ ngủ lại trong cung. Khoảng thời gian mà Thái Tông vào triều nghe báo cáo và quyết định sự việc, để họ tiến vào nội điện, thảo luận điển tịch cổ đại, thảo luận sách lược chính sự. Sau đó lại hạ chiếu để cho hoàng thân quốc thích thuộc hàng quan tam phẩm trở lên, hiền thần lương tướng và con cháu tới làm học trò tại Hoằng văn quán. (Nguyên văn: “Thái tông sơ tiễn tộ, tức vu chính điện chi tả trí hoằng văn quán, tinh tuyển thiên hạ văn nho, lệnh dĩ bản quan kiêm thự học sĩ, cấp dĩ ngũ phẩm trân thiện, canh nhật túc trực, dĩ thính triêu chi khích dẫn nhập nội điện, thảo luận phần điển, thương lược chính sự, hoặc chí dạ phân nãi bãi. Hựu chiếu huân hiền tam phẩm dĩ thượng tử tôn vi hoằng văn học sinh”)

Khắc bản “Trinh Quán chính khách” năm Minh Thành Hóa thứ 9, hiện nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Cố cung Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

Thái Tông thực hiện ‘Trinh Quán chi trị’ cũng không nóng lòng sử dụng ‘Chu Lễ’. “Năm Trinh Quán thứ 2, ban chiếu ngừng công nhận Chu Công là bậc Thánh Tiên, bắt đầu lập miếu đường Khổng Tử với quốc học, tra cứu nghi lễ cổ điển, coi Trọng Ni (Khổng Tử) làm bậc Tiên thánh, Nhan Tử làm Tiên sư, đặt ở hai bên cúng bái bắt đầu từ thời điểm hiện tại. Năm này cũng là năm có thu hoạch lớn về nho sĩ, ông ban thưởng tơ lụa, mời tới kinh sư, đề bạt không theo thứ tự, bố trí ở lại triều đình rất nhiều. Học trò thông hiểu từ một đại kinh điển trở lên, đều được sắp xếp chức quan. Học xá tại trường quốc học tăng lên hơn 400 gian, Quốc tử, Thái học, Tứ môn, người dạy cũng bố trí tăng lượng sinh viên, sách vở, kế hoạch tất cả đưa cho Tiến sĩ, học sinh làm công tác chuẩn bị phục vụ các ngành nghề khác nhau. Thái Tông lại chọn trường quốc học được quan tâm, tổ chức tiệc rượu mừng, cùng bàn luận với hiệu trưởng và tiến sĩ, tất cả những người này đều được ban thưởng bằng tơ lụa. Nho sinh tứ phương cõng sách tới, tính ra đến ngàn người. Không lâu sau, dân tộc Thổ Phiên và Cao Xương, Cao Ly, Tân La cùng các tù trưởng của tộc man di khác cũng phái người tới học. Thế là trong trường quốc học, gõ tráp giảng lễ cho hàng vạn người, nho học hưng thịnh tới mức xưa nay chưa từng có”. (‘Trinh Quán chính khách – sùng Nho học quyển 27’)      .       

Trong ‘Trinh Quán chính khách – sùng Nho cuốn 27’ có viết “Thái Tông nói với tùy tùng: “Vi chính chi yếu, duy tại đắc nhân. Dụng phi kỳ tài, tất nan trí trì. Kim sở nhâm dụng, tất tu dĩ đức hành, học thức vi bản”. Tạm dịch: “Điều chủ yếu của làm chính sự là cần đắc được lòng dân. Chỉ dựa vào tài năng sẽ rất khó làm. Đối với công việc này, phải dựa vào nền tảng đức hạnh và sự hiểu biết”. Thái Tông không chỉ thiết lập mà còn hoàn thiện việc bồi dưỡng quan lại hướng đến thể chế giáo dục chính quy. 

Đường vô phế nghiệp (Nhà Đường không bỏ đi chức nghiệp) 

‘Tùy thư’ gọi “Nho gia là người giúp bậc quân vương anh minh giáo hóa dân chúng. Lời của Thánh nhân không thể đến từng nhà mà giảng nói nên cần nhờ người học chữ truyền đạt… Hành động của bậc nho học tầm thường là không để ý bản thân, cẩu thả tham lam gây ồn ào trong dân chúng, hỏi vặn vẹo nhiều, nói năng không suy nghĩ, từ đó mất đi hình ảnh tốt đẹp về bậc nho gia, đến mức khiến cho học giả khó hiểu, cổ nhân gọi đây là ‘người có chữ mà lại thiếu hiểu biết”. (‘Tùy thư’ cuốn 34 chí 29)    

‘Nho giả’ cùng ‘Pháp giả’ ‘Nông giả’, ‘Binh giả’, ‘Y phương giả’ cũng giống nhau, là một trong trăm ngành nghề trong xã hội. Nói theo cách của người ngày nay, họ chính là thầy giáo dạy học ở trường. Nho giả chính là người mang trách nhiệm trợ giúp người làm quân vương truyền bá giáo lý của Thánh nhân cùng với giáo hóa dân chúng. Trong số đó cũng có người làm công tác viết sách, cũng tức là người soạn tài liệu giảng dạy. Chức năng của Nho giả là đem ‘giáo lý của Thánh nhân’ ‘giảng nói cho minh bạch’, còn bản thân họ không phải là ‘Thánh nhân’ hoặc người viết ra ‘giáo lý của Thánh nhân’. Nếu họ không nắm được yếu lĩnh thì sẽ làm mất đi ý nghĩa chân chính mà Thánh nhân nói viết, làm hư học sinh, đó chẳng khác nào “người học Nho nhưng lại không chú ý đến bản thân”, “Làm hỏng hình tượng chính mình và khiến người học khó hiểu”. 

Về so sánh giữa Phật và Đạo, nội dung trong ‘Tùy thư’ viết rất khác nhau, cũng không giống với Nho: “Đạo gia chứa huyền cơ của vạn vật, Thánh nhân hướng đến cực cao nhất của huyền cơ ấy”. “Đạo và Phật nói về những điều ở nơi thế ngoại đào viên cùng với chí hướng cao xa của thánh nhân”. 

Vậy thì “lời dạy của thánh nhân” mà Nho gia nói rõ ra như thế nào? Đây là chỗ khai sáng của bậc thánh hoàng minh quân, đề ra và sửa chữa, theo Nghiêu, Thuấn, Vũ bắt đầu truyền ra văn hóa chính thống. Thời Xuân Thu, Khổng Tử biên soạn ‘Lục Kinh’ làm sách giáo khoa trường tư thục. Về sau, một số thánh hoàng như Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thành Tổ, Thanh Khang Hy… đích thân chủ trì việc thu thập và chỉnh sửa chuẩn hóa thành bản chính thống đầy đủ, dùng để bảo trì và quy chính lại văn hóa Trung Hoa, giáo hóa chúng sinh. 

Thái Tông hướng đến triều đình không có phế nhân. Do đó, tất cả các loại người với tính cách và ưu khuyết điểm khác nhau, dưới sự sắp đặt của Thái Tông đều được phát huy hết sở trường, tránh được sở đoản, cùng nhau đạt được thành tựu huy hoàng. 

Thái Tông cũng hướng đến triều đình không có người thất học, không thất nghiệp. Bách gia trăm nghề là trời ban sứ mạng cho xã hội, công dụng đặc điểm, biểu hiện ra hết sức rõ ràng, dưới bàn tay sắp đặt của Thái Tông, tất cả đều thuận theo Thiên mệnh, đều tự làm theo chức phận, cùng nhau tạo nên cảnh tượng rực rỡ. 

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch