20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

20 năm đi dạy học sinh giỏi, giờ tôi mới nhận ra

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

“Tôi hỏi, đố các con biết môn học nào là quan trọng nhất? Đa số em trả lời là các môn kiến thức phổ thông. Tôi thoáng buồn, các em chưa bao giờ được dạy cẩn thận về môn học quan trọng nhất trong cuộc đời”.

Tôi là giáo viên dạy tiếng Anh ở trường tiểu học đã 20 năm. Trong nhiều năm, tôi được giao bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi tiếng Anh. Tôi luyện cho các cháu tương đối tốt nên năm nào trường tôi cũng có học sinh đạt giải cao của quận, của thành phố. Vì vậy, nhà trường tín nhiệm và bổ nhiệm tôi làm tổ trưởng bộ môn, các phụ huynh, học sinh cũng rất yêu mến, tin tưởng.

Nhưng cũng chính vì vậy mà tâm danh lợi của tôi nổi lên rất cao. Các phụ huynh muốn con được vào đội tuyển để đi thi thường đến nhờ tôi dạy. Vì đội tuyển chỉ chọn một số em thôi nhưng số đăng kí thì đông hơn rất nhiều, nên những em nào có kiến thức tốt mà bố mẹ lại gửi gắm thì tôi quan tâm hơn. Sau đó, họ thường tặng tôi quà, tiền và tôi cũng thấy mình xứng đáng được nhận những thứ đó.

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Tôi dạy tiếng Anh đã 20 năm…

“Lo chí thú kiếm tiền như vậy cũng là lúc tâm tôi không lúc nào an định”

Lo lắng, áp lực công việc khiến tôi thường xuyên ức chế về những điều không như ý của chồng con. Thân thể cũng bất ổn. Tôi bị bệnh thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm. Lưng thường xuyên đau nhức và đau rút cả xuống chân phải khiến tôi đi đứng và chuyển tư thế rất khó khăn. Tôi đã phải tiêm trực tiếp vào đốt sống và chạy đôn chạy đáo đi châm cứu, bấm huyệt.

Tôi tập Yoga hơn 1 năm và cả khí công, nhưng cơn đau cũng chỉ giảm bớt chút xíu rồi lại trở lại. Thêm vào đó, bệnh huyết áp thấp làm cho tôi rất khó ngủ, triền miên gây đau đầu và chóng mặt. Đi dạy học lúc nào tôi cũng phải để sẵn bánh hoặc kẹo trong túi để ăn, không thì tụt huyết áp sẽ rất mệt.

Học sinh của tôi là các em tiểu học nên việc đi dạy không chỉ là kiến thức, ghi chép bài là xong. Các em rất hiếu động, cứ vào lớp là cô giáo còn phải làm “quan tòa” phân xử đủ thứ chuyện. Nhiều hôm về đến nhà là tôi không thiết làm gì nữa, nhưng vì cuộc sống với đồng lương giáo viên không đủ trang trải cho gia đình, nên ngoài việc dạy học ở trường, tôi đi dạy thêm rất nhiều để tăng thu nhập.

Ở ngoài mọi người thấy tôi ôn hòa, dễ gần bao nhiêu thì khi về nhà, tôi khó tính, dễ bực bấy nhiêu. Tất cả mệt mỏi tôi trút hết lên những người thân của mình. Tôi nghĩ rằng mình đã hy sinh nhiều thế thì mọi người phải hiểu và chu tất các việc khác để tôi không phải bận tâm những việc trong gia đình nữa. Tính tôi lại rất cầu toàn nên dặn con làm gì mà không như ý là nổi giận, cáu gắt. Mỗi lần như vậy, không những khiến tôi càng chán nản, thân tâm mệt mỏi mà không khí gia đình trở nên rất căng thẳng.

“Rồi một biến cố lớn của gia đình ập đến…”

… 5 năm trước, chồng tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Nghe tin dữ, tôi suy sụp hoàn toàn. Gánh nặng gia đình đổ ập lên đôi vai tôi. Nhiều đêm không ngủ được, nước mắt tôi cứ trào ra… Tôi đã cố gắng đến kiệt sức rồi, tôi không còn biết hy vọng vào đâu nữa, không còn điểm tựa nào để tôi vực dậy, mà tôi còn 2 đứa con…

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Không còn điểm tựa nào để tôi vực dậy, mà tôi còn 2 đứa con…

Trong lúc tuyệt vọng cùng cực đó thì tôi gặp một người tật nguyền, chị ấy ngồi trên xe lăn đã 7 năm rồi nhưng chị ấy rất hạnh phúc. Chị kể cho tôi về cuộc đời khổ đau trước kia và giờ đây chị ấy sống tốt, vui vẻ như thế nào. Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy có một cú sốc trong nhận thức về cuộc đời. Tại sao một người tật nguyền như chị ấy lại có thể hạnh phúc còn tôi thì không?

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

“Như một người không biết tìm ở đâu lời giải cho sự tuyệt vọng, tôi kể với chị ấy tất cả những khổ đau chất ngất trong lòng. Chị ấy nói rằng sở dĩ tôi thấy chị ấy hạnh phúc như vậy là bởi vì chị ấy không oán trách cuộc đời, bởi vì chị ấy tu luyện Phật Pháp; chị ấy có thể hiểu rõ nguyên nhân của mọi khổ đau hay hạnh phúc trong đời; và những điều buồn đau, bất hạnh của tôi đều có nguyên do cả.”

Rồi chị nói với tôi rằng cuốn sách về Phật Pháp giúp chị ấy thấu hiểu mọi điều có tên là Chuyển Pháp Luân. Vừa tò mò, vừa ao ước có được thần thái trong sáng như chị, tôi đã xin chị sách về để đọc và tu luyện. Khi bắt đầu đọc cuốn sách đó tôi rất chấn động, ngay bởi chương đầu tiên. Tôi hiểu được rằng, thước đo nhân cách tốt xấu của một con người không nằm ở tài sản vật chất, hay đánh giá của dư luận, mà nằm trong cách hành xử có Chân – Thiện – Nhẫn hay không.

Tôi ngẫm lại mình, so với cuộc đời từ trước tới giờ thì tôi chưa bao giờ thực sự làm một người tốt cả. Một người tốt thì sẽ không kiếm tiền bằng quà cáp biếu xén của học sinh. Làm người tốt chưa nổi thì nói gì đến là một giáo viên tốt để có thể truyền dạy cho các con.

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Cuốn sách về Phật Pháp giúp chị ấy thấu hiểu mọi điều có tên là Chuyển Pháp Luân

“Càng đọc sách tôi càng ngộ ra rất nhiều những pháp lý uyên thâm ở trong đó”

Trước đây tôi vẫn oán trách số phận, oán trách trời đất là tại sao mình sống tốt như vậy mà phải chịu nhiều khổ đau. Nhưng đọc sách rồi tôi hiểu được rằng “tướng tại tâm sinh”, khi tâm mình không tịnh, luôn luôn bất an, chỉ có lo kiếm tiền, lại còn kiếm tiền bất chính thì đã tích tụ rất nhiều nghiệp lực, và những điều bất hạnh đau khổ đến với mình thực ra là để trả nghiệp mà thôi.

Tôi ra công viên bắt đầu luyện tập 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Ở đây tôi gặp một cậu thanh niên chừng 20 tuổi. Trước nay, tôi chưa từng thấy một cậu thanh niên nào ở lứa tuổi đó mà có cách hành xử như cậu. Cậu ấy rất hiền lành, lương thiện và vô cùng nhẫn nại, từ tốn chỉ cho tôi từng động tác. Và tất cả mọi người ở đó ai cũng như vậy, họ toả ra một trường năng lượng hoà ái từ bi khiến tôi cảm thấy xúc động và hạnh phúc, cảm giác như nỗi đau đớn và thống khổ trong lòng được xoa dịu và nguôi đi. Lúc đó tôi có ý nguyện là muốn đóng góp một phần nào đó như kiểu tôi đi chùa và hay quyên góp cho nhà chùa, nhưng các bạn ấy nhất quyết không nhận. Tất cả những điều này khiến tôi rất ngạc nhiên, vì sao bây giờ lại vẫn có một nhóm người tốt đến như vậy!

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Tôi ra công viên bắt đầu luyện tập 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Lúc đó tôi mới hiểu được giá trị của sinh mệnh đời người, không phải kiếm được nhiều tiền là hạnh phúc, mà tâm hồn mình phải trong sáng, phải thiện lương đối đãi với mọi người.

Lần đầu tiên tôi cảm nhận được thứ hạnh phúc đến với mình không phải bằng nhận lấy mà là ở sự cho đi. Trong tôi trào lên một niềm cảm ân sâu sắc, khi mà tôi hiểu được về chính mình và cuộc đời, tôi cảm thấy sự bình yên từ trong sâu thẳm. Nó khiến tôi xúc động vô cùng, bởi từ nay tôi đã biết mình phải sống như thế nào, làm một giáo viên đúng nghĩa như thế nào. Tâm và thân tôi trở nên an hoà. Những căn bệnh tiền đình hay thoái hoá đốt sống thì gần như biến mất trong vòng 2 tuần đầu tôi tập luyện.

Khi chồng tôi mất, tôi cảm thấy một nỗi trống vắng, một lỗ hổng rất lớn trong cuộc đời. Anh là chỗ dựa tinh thần cho tôi và các con, cũng như cho cả gia đình. Tôi cảm thấy suy sụp và không thể gượng dậy được. Nhưng sau đó, tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, hiểu được về sự khởi đầu và kết thúc sinh mệnh đời người nên tôi có thể vững vàng trước những mất mát, biến cố, bước ngoặt khủng khiếp trong cuộc đời đó.

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

“20 năm đi dạy học sinh giỏi, giờ tôi mới nhận ra môn học quan trọng nhất cuộc đời”

Tôi được giao dạy tiếng Anh cho cả khối 5 với khoảng 700 học sinh. Điều tôi luôn trăn trở là đa số học sinh bây giờ rất được nuông chiều, thậm chí là được bao bọc quá mức. Những lễ nghi thông thường như chào, hỏi, cảm ơn, xin lỗi… nhiều em còn không biết. Cái nổi cộm nhất là các em thường ích kỷ, hay đổ lỗi và ít khi nhận lỗi. Thêm vào đó các gia đình thường chỉ có 1 hoặc 2 con, kinh tế khá giả nên càng tạo điều kiện cho các con chỉ biết hưởng thụ. Vậy là, trong các bài giảng, tôi lồng ghép những câu chuyện ngắn trích trong các bài của báo Đại Kỷ Nguyên, Tân Sinh và Chánh Kiến để giúp các em hiểu thế nào là hành vi và cách ứng xử đúng mực, bồi đắp bản tính thiện lương nguyên sơ trong trẻo trong tâm hồn các em.

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Giúp các em hiểu thế nào là hành vi và cách ứng xử đúng mực, bồi đắp bản tính thiện lương nguyên sơ trong trẻo trong tâm hồn…

Một hôm, có 2 em đang đùa nghịch trong giờ học, tôi nhắc thì ngay lập tức các em sẽ đổ lỗi cho nhau. Tôi liền giải thích việc đổ lỗi cho người khác là không tốt. Mình có thể làm chưa tốt, khi nhận ra lỗi sửa chữa thì mới có thể tốt hơn. Và sau đó dạy các con biết tự nhận ra những tính xấu của mình để sửa. Các em rất vui vì mình không bị phạt mà lại còn được cô khích lệ. Khi dạy đến bài kể những mẩu chuyện ngụ ngôn hay cổ tích, tôi cũng giảng cho các con về sự tồn tại của Thần Phật, về nền văn minh nhân loại đã từng bị hủy diệt ra sao. Nguyên nhân là do đạo đức con người không còn tốt nữa.

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Khi dạy về bài các môn học ở phổ thông, không có từ “môn Đạo Đức”. Tôi hỏi, đố các con biết môn học nào là quan trọng nhất? Đa số em trả lời là các môn văn hóa thông thường. Tôi thoáng buồn, các em chưa bao giờ được dạy đạo đức là bài học đầu tiên và quan trọng nhất cuộc đời, giáo viên bây giờ cũng không chú trọng việc dạy đạo đức cho học sinh nữa.

Tôi liền dạy cho các con biết vì sao phải rèn luyện đạo đức, dạy các con luôn sống Chân-Thiện-Nhẫn trong mọi hoàn cảnh thì mới có thể trở thành người tốt. Học sinh thường hỏi tôi: Sao cô dạy tiếng Anh mà cô biết nhiều thế? Con thấy cô như là nhà triết học vậy! Tôi nói là vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đọc các sách của Sư Phụ Lý Hồng Chí nên mới được như thế. Có nhiều em đã xin thông tin để về đọc sách và giới thiệu với bố mẹ về môn tu luyện.

Sau đó các em đi thi vẫn luôn đạt giải cao trong các kì thi Học sinh giỏi thành phố và quốc gia, phụ huynh các em đến cảm ơn tôi có kèm theo quà và tiền. Trước khi chưa tu luyện, tôi thường nhận và không cảm thấy áy náy gì. Nhưng giờ tôi không nhận và tôi giải thích cho họ bởi vì tôi là người tu luyện Pháp Luân Công, và Chân – Thiện – Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để tôi hành xử. Và rất nhiều phụ huynh đã đồng ý với tôi, họ cũng bắt đầu tìm hiểu về môn tập và xin sách để đọc.

Sau đó các phụ huynh cũng chia sẻ với tôi về việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp quả thực là tốt. Nếu áp dụng những nguyên lý trong đó thì gia đình hạnh phúc, các con sẽ trở nên thuần chính và quay lại với văn hoá truyền thống, biết kính trên nhường dưới, không còn tranh công, cũng không đổ lỗi.

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Các con sẽ trở nên thuần chính và quay lại với văn hoá truyền thống…

“Có một chuyện xảy ra với một cậu học sinh khiến tôi nhớ mãi…”

Hôm đó, tôi vào lớp và một em học sinh nam đứng lên nói: “Cô ơi, đây là tiết học cuối cùng con được học với cô”.

Hỏi ra mới biết là cậu bé sẽ chuyển về quê ở với ông bà và học ở đó. Đây là một cậu học sinh rất hiếu động và khó bảo. Đến tiết của tôi, cậu ấy cho là môn phụ nên thường phá phách, gây nhiễu để lớp không học được. Tôi đã nhẹ nhàng hỏi thăm và nhắc nhở cậu bé nhưng chỉ được một lúc là đâu lại vào đấy. Vì thế nên khi nghe cậu bé nói chuyển trường, tôi thấy nhẹ cả người.

Nhưng ngay lập tức tôi thấy sao mình lại có suy nghĩ bất Thiện như thế, những người đến với mình đâu phải vô duyên vô cớ. Gần hết giờ, tôi gọi cậu bé lên và hỏi mới biết bố mẹ cậu ấy đã ly hôn, cậu còn có một em trai nhỏ mới 7 tháng tuổi. Giờ bố lấy vợ khác nên mẹ phải đưa cậu về quê ở với ông bà. Trong đôi mắt ngây thơ của đứa bé 10 tuổi, tôi thấy vẻ đượm buồn, mặc dù cậu bé kể làu làu chẳng chút đắn đo.

Tôi nói với cậu bé rằng con phải biết trân quý khi được làm một người khỏe mạnh và còn có ông bà chăm sóc. Rất nhiều người thiệt thòi hơn con khi sinh ra đã bị khuyết tật hoặc không có người đỡ đầu. Tôi chia sẻ với em rằng tôi đã từng vượt qua những giai đoạn khốn khó nhất trong đời nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Và tôi tin là nếu em cũng có duyên biết đến Đại Pháp em cũng sẽ vượt qua được những tổn thương trong lòng.

20-nam-di-day-hoc-sinh-gioi-gio-toi-moi-nhan-ra-mon-hoc-quan-trong-nhat-cua-cuoc-doi

Tu luyện Đại Pháp đã giúp tôi có được năng lượng thuần chính, từ bi giúp tôi có thể lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp rộng khắp trong cộng đồng…

Tôi cho cậu bé số điện thoại của mình và nói bất cứ lúc nào con cần cô giúp đỡ thì hãy gọi cho cô. Cậu bé cảm ơn tôi và nói “con thấy cô rất lương thiện và dạy tốt”.

Tôi rất bất ngờ, vì cậu bé mới 10 tuổi và gần như chẳng chú ý gì trong giờ tôi dạy ngoài việc gây rối. Và tôi nhận ra, tu luyện Đại Pháp đã giúp tôi có được năng lượng thuần chính, từ bi giúp tôi có thể lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp rộng khắp trong cộng đồng.

Là một giáo viên là trưởng bộ môn 20 năm qua, tôi thực sự tin rằng nếu các trường học đều đưa Pháp Luân Công vào giảng dạy như một số nơi trên thế giới thì những giá trị đạo đức sẽ được khôi phục và đề cao mạnh mẽ. Điều tốt đẹp phải xuất phát từ trong nội tâm mỗi giáo viên và học sinh thì mới có thể bền vững. Có như vậy, các thế hệ tương lai biết lấy Chân Thiện Nhẫn để ước thúc hành vi của mình, và gia đình, nhà trường, xã hội sẽ trở nên an định, thái bình.

Giờ đây tôi có thể sống an nhiên tự tại và các con tôi cũng thoải mái chia sẻ với tôi rất nhiều thứ. Cuộc sống của tôi thực sự thanh thản và bình an. Sau những biến cố mất mát lớn trong đời, tôi biết mình còn rất nhiều những điều cần phải làm cho cuộc đời này, chia sẻ những giá trị Chân Thiện Nhẫn đến cho mọi người; để ai cũng có thể hiểu được làm người tốt chân chính và lan toả những giá trị đạo đức đẹp đẽ cho cuộc sống này.

Ảnh: DKN
Võ Thu Lan