Bản Piano Concerto No. 3 in C minor, Op. 37 là tác phẩm số 3 dành cho solo piano số 3 trong Opus 37 của Beethoven, được viết trên giọng Đô thứ vào năm 1800 được trình diễn lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 4 năm 1803 và chính Beethoven đã đảm nhiệm vai trò nghệ sĩ độc tấu piano trong buổi công diễn này.

Nó vẫn luôn được Beethoven chỉnh sửa và chưa hoàn thiện kể cả vào ngày công diễn, trong một buổi hòa nhạc mà Beethoven đã đặt trước. Trong cùng buổi biểu diễn còn 2 tác phẩm khác lần đầu tiên được ra mắt: Bản giao hưởng số 2 và Oratorio (thanh xướng kịch) “Christ on the Mount of Olives” (Tạm dịch: Chúa Jesus trên dãy núi Olives). Các tác phẩm được dành riêng cho Hoàng tử Louis Ferdinand của Phổ. Chủ đề chính đầu tiên gợi nhớ đến chủ đề Piano concerto thứ 24 của Mozart.

Bản concerto được viết cho 2 sáo, 2 obo, 2 clarinet trong Si giáng, 2 bassoon, 2 horns trong Mi giáng, 2 kèn ở Đô, timpani, dây và nghệ sĩ độc tấu piano.

Theo tiêu chuẩn cho các buổi hòa nhạc Cổ điển / Lãng mạn, tác phẩm có ba chương:
Chương 1: Allegro con brio
Chương 2: Largo
Chương 3: Rondo. Allegro

Clip là trọn vẹn tác phẩm được biểu diễn trực tiếp bởi dàn nhạc Staatskapelle Berlin, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng và cũng là nghệ sỹ solo piano Daniel Barenboim.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

Chương 1 là chương nhạc dài nhất tác phẩm, trong đó chủ đề và những biến tấu được bộc lộ vô cùng tinh tế và giàu sắc thái. Trong những phút đầu thính giả có thể còn cảm thấy linh hồn âm nhạc của Mozart, nhưng càng ngày sự mạnh mẽ dữ dội càng được lột xác và bung ra phẩm chất nội tâm rất đặc trưng của Beethoven, khiến tâm hồn người thưởng thức được xao xuyến trong những biến tấu đầy sáng tạo ấy. Đặc biệt những khoảnh khác chỉ có tiếng piano độc tấu, và sự xuất hiện hoành tráng của cả dàn nhạc khi kết chương. Sau một khoảng lặng ngắn, khúc coda nặng trĩu và chất chứa nỗi niềm đưa chương đầu tiên đến một cái kết đầy dấu ấn.

Chương 2 là chương nhạc chậm lãng mạn và giàu tình yêu, xuất hiện với cách mở bài quen thuộc của Beethoven. Trong cách mở bài này thính giả có thể thấy trong nhiều tác phẩm của ông trước đó. Nhưng khi tiếp tục thưởng thức, thính giả sẽ thấy những biến tấu tuyệt vời, thấy những cảm giác phiêu bồng lả lơi của tâm hồn người nghệ sỹ, sự ngẫu hứng đó cũng chính là nét tự do sáng tạo đầy trí tuệ đơm hoa kết trái trong sáng tác.

Chương 2 là chương nhạc chậm lãng mạn và giàu tình yêu, xuất hiện với cách mở bài quen thuộc của Beethoven (Ảnh: pictame.com)

Chương 3 quay về nhịp nhanh Allegro theo đúng chuẩn mực của Concerto cổ điển, nên thính giả có thể nhìn lại bố cục của toàn bộ tác phẩm là Nhanh – Chậm – Nhanh. Với sự sôi động, hoành tráng đáng có của một chương kết, đã mở ra những không gian vô cùng quý báu cho những đoạn solo của piano trở nên đầy lôi cuốn. Và một lần nữa, Beethoven không rời xa phong cách hài hước trong những chương nhạc kết Allegro như thế này.

Đôi nét về tác giả

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Ông có thể được coi là người dọn đường (Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và khán giả về sau.

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 Đô thứ (Định mệnh), Giao hưởng số 6 Fa trưởng (Đồng quê), Giao hưởng số 7 La trưởng, Giao hưởng số 9 Rê thứ (Niềm vui), các tác phẩm cho dương cầm như Für Elise và các sonata Bi tráng (Pathétique), Ánh trăng (Moonlight), Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)… các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer… các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major… các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont… và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Kim Cương

Từ Khóa: