Thạc sỹ, bác sĩ Nguyễn Xuân Lợi, 61 tuổi, bác sĩ, phó trưởng khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Phổi Trung Ương

Trong bối cảnh dịch bệnh luôn đe dọa cuộc sống bình an của mỗi người, làm thế nào để có sức khoẻ tốt, có khả năng đề kháng cao trước mọi diễn biến khó lường của dịch bệnh là điều tất cả chúng ta cùng quan tâm. Chúng tôi có cuộc gặp gỡ với Thạc sỹ, bác sĩ Nguyễn Xuân Lợi, là phó trưởng khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Phổi Trung Ương, để có thêm thông tin về các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. 

Bác sỹ có thể chia sẻ các biện pháp bảo vệ sức khỏe để tránh nguy cơ bệnh tật xâm nhiễm nhất là khi có những dịch bệnh lớn như Covid vừa qua?

Về mặt sức khoẻ thì tuy là bác sĩ hồi sức tích cực, nhưng mà chúng ta cũng là những con người bình thường thì cũng không thể tránh khỏi bệnh tật. Trước đây, tôi cũng mắc phải khá nhiều bệnh, toàn những bệnh khó chữa, ví dụ như: bệnh Gút. Một tháng tôi có thể lên 2 cơn gút, thêm chứng rối loạn giấc ngủ vì chúng tôi làm hồi sức nhiều chục năm như thế thì rối loạn giấc ngủ đương nhiên rất dễ xảy ra, tâm căn suy nhược, tăng huyết áp, sỏi thận, trĩ nội, bệnh nặng, khó chữa khỏi hẳn.

Thưa, vậy khi đó bác sỹ có sử dụng các biện pháp chữa trị không?

Tôi có dùng thuốc Tây y, đặc biệt là những cơn gút cấp, chỉ đỡ trong giai đoạn cấp, sau đó bệnh lại tái diễn. còn các bệnh khác thì có dùng thuốc nhưng rất ít hiệu quả. Sau khi tập khí công tu luyện, tôi thấy tất cả các bệnh đều biến mất một cách kỳ diệu.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Lợi” “Tôi cảm thấy cho đến khoảng 4 tháng sau khi bắt đầu tu luyện, sức khoẻ của tôi tăng khoảng 500% so với trước kia.”

Đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ của cán bộ viên chức trong toàn cơ quan. Khi người ta siêu âm thận của tôi, họ không thấy sỏi đâu nữa, tôi cũng không thấy đi tiểu ra; còn bệnh gút của tôi đột nhiên biến mất. Lúc đầu tôi cũng không tin, tôi nghĩ rất dễ bị lại.

Trước đây tôi có ăn một quả trứng vịt lộn thì sẽ bị tái phát cơn đau gút. Nhưng lần này tôi thử ăn một quả xem sao thì không thấy đau; hôm tôi ăn nhiều quả cũng không thấy đau và tôi biết chắc chắn rằng bệnh gút của tôi đã khỏi hoàn toàn. Bệnh huyết áp của tôi cũng không thấy nữa, bệnh tâm căn suy nhược của tôi tức là mất ngủ cũng không thấy nữa và cho đến sau đó khoảng 2 tháng thì tôi chỉ sợ không có thời gian để ngủ. Ngủ rất sâu, rất ngon. Tôi cảm thấy cho đến khoảng 4 tháng sau khi bắt đầu tu luyện, sức khoẻ của tôi tăng khoảng 500% so với trước kia.

Bác sỹ có thể chia sẻ về môn tu luyện mà bác sỹ theo tập không?

Đầu năm 2016, sau khi đi trực ở bệnh viện về, bạn của con trai tôi có gửi cho tôi một cuốn sách Chuyển Pháp Luân để đọc thử. Đây là cuốn sách chỉ đạo tu luyện của môn khí công tinh thần Pháp Luân Công.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Lợi đọc sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chỉ đạo của Pháp Luân Công

Khi tôi đọc bài giảng thứ nhất thì tôi thấy vô cùng hay và sau đó tôi đọc liền một mạch 4 ngày 4 đêm hết cuốn đó một lượt. Tôi thấy tâm đắc với những lời giảng trong môn tu luyện này nên tôi quyết định ra điểm luyện công ngoài trời tập với các bạn học viên Pháp Luân Công và tôi thấy các bạn hướng dẫn tôi các động tác rất nhiệt tình. 

Tu luyện Pháp Luân Công thực tế là học và làm theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, đề cao tiêu chuẩn tâm tính làm một người tốt hơn. Sau khi đọc được một lượt ấy thì tôi thấy cơ thể tôi có chuyển biến khác hẳn. 

Là bác sĩ Tây y, vì sao chú tin tưởng và quyết định tham gia vào môn khí công tu luyện PLĐP?

Tôi tin tưởng và quyết định tham gia vào môn tu luyện khí công Pháp Luân Công là vì trong y học Tây y, cũng có rất nhiều bệnh nan y mà con người hiện nay không chữa được. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã minh bạch ra vấn đề mắc bệnh của con người không phải như quan niệm của y học hiện nay khiến việc điều trị bệnh rất khó khăn.

Ví dụ: một bệnh nhân bị viêm phổi bệnh viện, vi khuẩn gây bệnh thường gặp là acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa,… là những vi khuẩn kháng lại hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay. Nếu bệnh viện cố gắng điều trị đỡ được đợt này thì một thời gian sau, bệnh lại tái phát, làm cho việc điều trị rất khó khăn và làm cho tỷ lệ tử vong tăng lên. 

Bác sỹ Nguyễn Xuân Lợi: “Tây y chỉ có thể xét đến biểu hiện của bệnh mà không thể tìm ra nguyên nhân căn cốt của bệnh.”

Sau khi tu luyện, từ chính những cải biến của bản thân tôi hiểu ra rằng, bệnh tật có nguồn gốc từ nghiệp lực của mỗi người. Tây y chỉ có thể xét đến biểu hiện của bệnh mà không thể tìm ra nguyên nhân căn cốt của bệnh.

Thực tế có nhiều bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thực bào, các loại bệnh ung thư… không tìm ra căn nguyên cơ bản nên không thể điều trị khỏi. Nhưng khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, những bệnh này có thể được khắc phục hoàn toàn.

Vậy cơ chế khỏi bệnh của Pháp Luân Công là gì thưa bác sỹ?

Vì cơ chế khỏi bệnh của Pháp Luân Công là đề cao tâm tính đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, việc tu tâm tính này giúp tiêu trừ nghiệp lực, khi tâm thái thăng hoa, thì cơ thể cũng tăng sức đề kháng và làm cho toàn tâm và thân được khỏe mạnh, thoải mái, vì nghiệp lực đã bị tiêu trừ, cơ thể không bị mắc bệnh nữa. 

Tây Y là dùng thuốc để tiêu trừ tác nhân gây bệnh, họ không động chạm gì đến tiêu nghiệp, nên nghiệp bệnh vẫn còn, chỉ trì hoãn lại về sau, sau một thời gian, bệnh lại tái phát. Sức đề kháng không được tăng cường mà còn bị giảm đi; thân thể càng ngày càng yếu và tinh thần cũng không được thoải mái vì lo sợ bệnh tật.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Lợi tập các bài công pháp tại điểm luyện công

Theo ý kiến của riêng tôi, Tây y chỉ là một phần tri thức hạn hẹp tại tầng không gian này. Còn Pháp Luân Công là trí huệ của Phật Gia, có tầng thâm sâu hơn, phạm vi bao trùm rộng lớn hơn rất nhiều.

Ngoài chuyển biến về sức khỏe, việc tu luyện có ảnh hưởng gì đến gia đình bác sỹ không?

Gia đình tôi lúc trước cũng có nhiều mâu thuẫn, nhất là sau khi có con dâu. Nhưng, sau khi tôi và các con tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, gia đình tôi trở nên vui vẻ, mọi người đoàn kết, hỗ trợ cho nhau, trái ngược hẳn với trước đây.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Lợi: “Đề cao tâm tính, tôi dần thấy tâm thái tường hoà và thản đãng.”

Trong các mối quan hệ xã hội, tôi thấy một bầu không khí luôn hoà ái. Khi có mâu thuẫn, tôi thực hiện đúng lời sư phụ dạy trong sách Chuyển Pháp Luân: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Vậy nên, Tôi đỡ hẳn cáu giận, Công việc tại cơ quan công tác, tôi luôn luôn hướng nội, đề cao tâm tính, tôi dần thấy tâm thái tường hoà và thản đãng.

Pháp Luân Công tốt như thế, nhưng ĐCSTQ lại đàn áp môn tu luyện này rất dữ dội, vì sao lại như vậy thưa bác sỹ? 

Từ năm 1992, khi Đại sư Lý Hồng Chí truyền Pháp ở Trung Quốc thì đến năm 1999, đã có 100 triệu người theo học pháp môn này. Ngày đó thì số đảng viên của ĐCSTQ mới có 60 triệu. Như vậy số Đảng Viên ĐCSTQ thấp hơn nhiều so với học viên Pháp Luân Công. Trong 60 triệu đảng viên ĐCSTQ thì có 20 triệu là học viên Pháp Luân Công.

100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công năm 1999 ấy, họ giờ đang nơi đâu?
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) trong một buổi luyện công nhóm ở thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc, vào năm 1998. (Minh Huệ)

Xuất phát từ đó, Giang Trạch Dân lúc bấy giờ là tổng bí thư ĐCSTQ đồng thời là chủ tịch nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa đã nổi tâm tật đố, cho rằng bây giờ người ta nghe theo ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công. Thứ 3 là về ý thức hệ, thực chất ĐCSTQ là chủ nghĩa vô thần luận. Vô thần luận của họ đã đưa đến những người tín ngưỡng theo thần đều bị họ đàn áp và đương nhiên Pháp Luân Công không phải là ngoại lệ. 

Theo chú những dịch bệnh như Covid có thể quay trở lại không? Mọi người nên làm gì để chuẩn bị đón nhận nếu có những đại dịch tương tự xảy ra trong tương lai?

Theo quan điểm của tôi, dịch Covid có thể sẽ bùng phát trở lại với quy mô lớn hơn nữa và cũng nặng hơn. Để phòng bệnh trong tương lai, như tôi đã nói, phải hiểu được gốc rễ của bệnh không phải ở bề mặt thân thể mà chính là ở tinh thần.

Theo tôi, tu dưỡng đạo đức, tâm tính, kính ngưỡng Phật, Đạo, Thần; sống lành mạnh là phương pháp để phòng bệnh tốt nhất. Tôi đã trải nghiệm điều đó thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đó là điều tốt nhất tôi nhận được trong suốt cuộc đời. Hy vọng rằng mọi người cũng có thể tìm thấy ánh sáng Phật Pháp.

Lam Thư