Đường Thái Tông thân là hoàng đế, đã tự mình thúc đẩy quá trình thống nhất kinh điển. ‘Ngũ Kinh chính nghĩa’ đã đem đến cục diện thống nhất chưa từng có cho sự nghiệp kinh học của Đại Đường.

Dưới sự truyền bá của Thái Tông, đầu thời nhà Đường, giáo dục trong tầng lớp tri thức và quan lại đạt được hưng thịnh tới mức chưa từng có. Tuy vậy, đây mới đạt ở hình thức, về nội dung vẫn còn khuyết thiếu, so với mong muốn của Thái Tông thì thực tế mới dừng ở mức hạn hẹp. Vì vậy Thái Tông đã quyết định hoàn thiện thống nhất kinh học (nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của Nho gia về mặt triết học, sử học, ngôn ngữ, văn tự). Sự tham gia của ông đã làm cho việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển đầu thời Đường phản ánh quy mô cùng khí phách đại nhất thống.

“Năm Trinh Quán thứ 4, bởi vì kinh thư lâu đời đã mất dần bản chất thánh hiền, văn tự có nhiều sai sót, Thái Tông đã hạ chiếu cho Trung thư thị lang cũ là Nhan Sự Cổ và các phụ tá làm công tác tỉnh lược và kiểm tra rồi cố định lại bản Ngũ Kinh. Sau khi công việc hoàn tất, ông lại hạ chiếu cho Thượng thư Tả phó xạ Phòng Huyền Linh tập hợp các nhà nho cùng thảo thảo luận cho rõ ràng. 

“Thời đó, các nhà nho làm công việc giảng dạy nói rằng, sai sót diễn ra từ lâu, tất cả đều không còn đúng, những thứ dị đoan xuất hiện như ong. Tuy nhiên khi Sư Cổ giảng giải đều dẫn nguồn từ thời Tấn và Tống đến hiện tại, tùy vào sự hiểu biết của đối phương mà đưa ra câu trả lời, trợ giúp cho các nhà nho được minh tỏ, những lý giải của ông đều khiến người nghe không thể ngờ tới, giúp cho mỗi người trong số họ đều không khỏi thán phục. Thái Tông khen ông một hồi lâu, ban thưởng tơ lụa 500 cuộn, hơn nữa còn mệnh cho ông làm tán kỵ theo hầu bên cạnh mình, đồng thời ban cho ‘Viện định thư vu thiên hạ’, lệnh cho học giả yên tâm ôn tập. Thái Tông lại dựa vào sự đa dạng của văn học, chương cú phức tạp, hạ chiếu cho Sư Cổ cùng Quốc tử tế rượu Khổng Dĩnh Đạt và nhà nho khác soạn ra Ngũ Kinh sơ nghĩa, tổng cộng 180 cuốn, đặt tên thành ‘Ngũ Kinh chính nghĩa’, giao cho quốc học thực hành”. (‘Trinh Quán chính khách – sùng nho học quyển 27″)

Kiểm tra và định lại Ngũ Kinh

Vào đầu thời nhà Đường, việc nghiên cứu kinh điển thống nhất được thực hiện theo hai bước: Kiểm định lại Ngũ Kinh sau đó gộp lại thành bản nghĩa chính của ‘Ngũ Kinh’. 

Trong bước đầu tiên, Thái Tông hạ chiếu lệnh cho Trung thư thị lang Nhan Sư Cổ chủ trì việc thống nhất “Ngũ Kinh định bản”. 

Ngũ Kinh đề cập đến 5 tác phẩm là ‘Thi’ (Kinh thi), ‘Thư’ (Thượng thư), ‘Lễ’ (Lễ ký), ‘Dịch’ (Chu dịch), ‘Xuân Thu’. ‘Nhạc kinh’ đã thất truyền nên bộ 5 tác phẩm này mới được gọi là ‘Ngũ kinh’. 

Một trang bên trong của ‘Ngũ kinh bách thiên’, bản được nội các Triều Tiên in vào năm Gia Khánh thứ 3 của nhà Thanh. Hiện nằm trong bộ sưu tập Thư viện quốc gia. (Phạm vi công cộng)

Hầu hết 6 bộ sách cổ này không phải do Khổng Tử viết, chúng đã tồn tại trước thời Khổng Tử, còn Khổng Tử chỉ thực hiện một chút sửa sang biên soạn lại.

‘Dịch’ là bộ sách cổ có nguồn gốc vô cùng xa xưa hàm chứa trí tuệ thâm thúy của cổ nhân, ra đời cùng thời với Hà Đồ, Lạc Thư và bắt nguồn từ thời đại Phục Hy. ‘Dịch’ vốn có 3 phiên bản là ‘Liên sơn’, ‘Quy tàng’, ‘Chu dịch’, đem đến thành tựu khác nhau cho các triều đại khác nhau, tới đời nhà Chu thì nó được gọi là ‘Chu dịch’, nội dung có nói rõ đến một mức nhất định về không gian cao tầng, đạo lý biến hóa của vũ trụ đối ứng với xã hội loài người.

‘Thượng thư’ là sách ngoại sử vương thất nhà Chu, nơi cất giấu thuật lại Thiên mệnh thần thụ của bậc tiên vương thượng cổ.

‘Kinh thi’ là bộ thơ ca tổng hợp bậc nhất lịch sử Hoa Hạ, ghi lại các sự tích về tiên thánh thần.

‘Chu lễ’ là quy định về lễ nghi luật lệ của tông thất nhà Chu.

‘Xuân thu’ là tên mà mọi người thường gọi về sách sử thời trước nhà Tần, người đời sau sửa lại thành ‘Xuân thu tả truyện’ và ‘Xuân thu công dương truyện’…

“Nói về Kinh thư cũng vậy, ẩn chứa thần cơ huyền diệu, ghi lại việc thánh nhân có thể thực hiện, vậy mới có thể kinh thiên, động âm dương, chính lại kỷ cương, hoằng dương đạo đức, hiển lộ ra lòng nhân từ đủ để làm lợi cho vạn vật, mang chứa lợi ích đủ để nuôi dưỡng thiện lương. Kinh thư cũng vậy, Tiên Thánh dựa vào hình ảnh của rồng, đạo lý của phượng, phương Nam thuận theo quân vương thống trị thiên hạ, tất cả quan viên ghi chép sử, dựa vào kỷ luật ngôn luận và hành động”. (‘Tùy thư’ tập 32, chí 27)

Trước khi Khổng Tử biên soạn lại Lục kinh, ông cùng người đời trước đó ghi chép, thuật lại điềm lành liên quan đến thiên mệnh quân quyền mà Thiên phú thần thụ của Nghiêu Thuấn Vũ và các bậc thánh vương tiên hoàng khác. Đến thời Xuân Thu, ‘Học thuyết Khổng Nho’ của Khổng Tử cùng người đời sau không nói về những điều ở cao tầng cùng với lời của Thần nữa, đại đạo hướng đến lý, chọn dùng ‘học thuyết trung dung’ với lý ở tầng thấp. 

Bức ‘Thanh ngưu Lão Tử đồ’ của Tống Như Ti: tại Hàm Cốc quan, Lão Tử viết ‘Đạo đức kinh’ dài 5000 từ, sau đó cưỡi trâu hướng về Tây mà rời đi. Bức họa hiện lưu giữ tại Viện bảo tàng cố cung Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

Lão Tử đã nói rõ trong ‘Đạo đức kinh’ rằng: “Cố thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ. Phu lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ”, đại ý là mất Đạo thì còn Đức, mất Đức thì đến Nhân, mất Nhân thì đến Nghĩa, mất Nghĩa thì đến Lễ, mà Lễ là trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh và là đầu mối loạn lạc.

“Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa; trí tuệ xuất, hữu đại ngụy; lục thân bất hòa, hữu hiếu từ; quốc gia hỗn loạn, hữu trung thần”, tạm dịch: Đại đạo không còn mới nhìn ra được nhân nghĩa, trí tuệ xuất ra mới thấy được đại ngụy; lục thân bất hòa mới nhìn ra ai mới là con hiếu thảo, quốc gia rối loạn thì mới nhìn ra trung thần. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của Khổng Nho là kết quả sau khi đạo đức trượt dốc và rời xa Thần. Đây cũng là quy luật Thành, Trụ, Hoại, Diệt ở xã hội loài người. 

Thời đại bậc Thánh Hoàng xưa lưu lại nền văn hiến cổ, là kinh điển và tinh hoa văn hóa Trung Hoa, không phải là cái mà Khổng Nho tạo ra. Cái mà Khổng Nho thờ phụng chính là kinh điển, nên mới không thể tự mình đứng độc lập. Cũng như thời xưa, người học Nho cũng cần ngồi xuống, tĩnh tâm điều tức, nhưng lại không thể gọi những động tác tu luyện cơ bản này là ‘phương pháp của Nho giáo’. 

Vì vậy, các đời Thánh hoàng như Hán Vũ đế, Đường Thái Tông… thuận theo văn hóa truyền thống Trung Hoa mà thực hiện sửa lại Ngũ Kinh, khôi phục đạo chính thống thời Nghiêu Thuấn Vũ, lưu lại con đường chân chính cho bậc thánh hoàng sau này, thanh trừ các gia các phái nổi lên khi triều đại đổi thay, gồm cả sự quấy nhiễu và phá hoại của những kẻ hủ nho, tiểu đạo, địa thượng phật.  

Thời Hán Vũ đế trị vì, triều đình đã chính thức tuyên bố 5 bộ sách “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Dịch”, “Xuân thu” là kinh điển, gọi là “Ngũ kinh”, và đồng thời đưa những thứ quan trọng đã thất truyền trong lịch sử như Phù thụy, Thiên nhân hợp nhất, Thiên nhân cảm ứng, Thần ngôn Thần tích… trả lại cho ‘Ngũ kinh’ một lần nữa. ‘Ngũ kinh’ mà thời Hán Vũ đế đã bổ sung thêm nội dung về Thần ở không gian cao tầng, sự thật về Đạo, vượt quá phạm vi mà Khổng Nho nói tới. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đã đem những văn hóa thất truyền quay trở lại. 

‘Dao Trì hiến thọ đồ’ vẽ năm Tống Lưu Tùng: Theo “Hán Vũ đế nội truyện” ghi lại, Tây Vương Mẫu từng gặp Hán Vũ đế và tặng 4 quả đào tiên. Bức vẽ mô tả cảnh Tây Vương Mẫu cùng Hán Vũ đế ngồi đối diện nhau nói chuyện, chúng tiên nữ dâng đào ở bên cạnh, ngụ ý báo điềm lành chúc thọ. Bức họa hiện lưu trữ tại viện bảo tàng cố cung Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

‘Cựu Đường thư – Tiêu đức ngôn truyện’ có viết: “Cuối thời nhà Tùy, phóng túng việc in ấn, học sinh tại trường không đọc được sách tốt, đạo Nho rơi nơi đường đất, thi thư lấp trong hố bẫy”. Thống lĩnh Nhan Sư Cổ nhận lệnh thống nhất các bản kinh điển lại thành ‘Ngũ kinh’. Tuổi trẻ Nhan Sư Cổ kế thừa gia nghiệp, đọc nhiều sách vở, kiến thức uyên bác, tinh thông nghiên cứu giải thích sách cổ, có nền tảng thâm sâu trong việc nghiên cứu kinh điển. Nhan Sư Cổ đã dựa vào các phụ tá tỉnh lược lượng lớn sách cất trữ, dốc lòng hiệu đính lại, sau hai năm cuối cùng đã hoàn thành xuất bản Ngũ Kinh, gồm ‘Chu dịch’, ‘Mao thi’, ‘Thượng thư’, ‘Lễ ký’ cùng với ‘Tả thị xuân thu’. 

Đối với những kinh điển này, Thái Tông vô cùng coi trọng, ông đặc biệt lệnh cho Tể tướng Phòng Huyền Linh triệu mời các nhà nho cùng nhau ‘thảo luận những cái được và mất’. Bởi vì các nhà nho cũng không phải là những người học cùng một trường phái, những thứ dị đoan xuất hiện như ong, ý kiến của họ cũng rất khác nhau. Đối với những ý kiến này, Nhan Sư Cổ cũng ‘trả lời từng câu hỏi, mỗi câu đều dẫn nguồn thông tin từ thời Tấn và Tống đến hiện tại, tùy vào sự hiểu biết của đối phương mà đưa ra câu trả lời, trợ giúp cho họ được minh tỏ, những lý giải đều khiến người nghe bất ngờ, mỗi nhà nho đều phải thán phục”. Thái Tông cũng phải khen hay một hồi lâu.

Tháng 11 năm Trinh Quán thứ 7, Đường Thái Tông ban cho Nhan Sư Cổ quyền quyết định chọn sách trong thiên hạ, để mọi người học tập. Thế là Nhan Sư Cổ quyết định lấy bản ‘Ngũ Kinh đã hiệu đính’ là sách giáo khoa giảng dạy tại các trường trên cả nước, từ trung ương đến địa phương. Bộ sách này cũng đã giải quyết được vấn đề kinh điển hỗn loạn, trên thực tế thì đây cũng là một lần thanh lý lớn đối với kinh điển văn tự từ thời Ngụy Tấn đến nay. 

‘Ngũ Kinh’ chính nghĩa

Bước thứ 2 là thống nhất kinh điển, Thái Tông lệnh cho Kinh điển gia Khổng Dĩnh Đạt chủ trì việc soạn ‘Ngũ kinh’ chính nghĩa. 

‘Chính nghĩa’ là đưa tất cả những thứ bị lạc mất nghĩa gốc phân biệt ra rồi đưa trở lại với nội hàm chính thức. Sửa lại ‘Ngũ kinh’ sơ nghĩa là nhằm giải quyết vấn đề ‘quá nhiều môn Nho học và câu từ phức tạp’ dẫn đến giải thích kinh điển một cách hỗn loạn, thống nhất với lý giải nguyên thủy về kinh điển. Khổng Dĩnh Đạt tinh thông Ngũ kinh, đối với kinh điển Nam Bắc ông cũng có trình độ tương ứng. Ông cùng hơn 20 vị danh sĩ khác đã tiếp nhận lệnh biên soạn ‘Ngũ Kinh chính nghĩa’, khảo đính lại rất nhiều những giải thích từ thời Nam Bắc triều tới nay. Khổng Dĩnh Đạt dựa vào xuất thân Bắc học, trong ‘Ngũ kinh chính nghĩa’ có sử dụng nhiều kiến thức Nam học, đây cũng là ông đã phụng chỉ học tập một cách nghiêm túc, tránh bám cứng vào lối nghĩ của bản thân, bám sát với nguyên tác. 

Ảnh vẽ Khổng Dĩnh Đạt (Khổng Trọng Đạt) trong bức ‘Tam tài đồ hội’. (Phạm vi công cộng)

“Hầu hết các kinh điển căn cứ vào những chú thích của các gia phái, đặc biệt là vào thời Lưỡng Hán, Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều đến thời nhà Tùy, mà chỉnh sửa rồi định lại mà thành, trong quá trình này đã bỏ đi những thứ bề ngoài, làm nổi bật nét chân thực, sử dụng thông tin có chứng cứ”. 

“Bí thư lang Vương Huyền Độ đã thêm chú thích vào ‘Thượng thư’ và ‘Mao thi’ mong hủy đi giải nghĩa cũ của Khổng, Trịnh. Đồng thời ông còn thượng tấu xin loại bỏ những lời giải thích của họ và thay vào đó bằng những lý giải của bản thân. Chiếu theo lễ nghi, Thái Tông đã thực hiện triệu tập các nhà nho lại để thương nghị. Huyền Độ biện hộ trực tiếp, các tiến sĩ đều thấy không thuận… Cuối cùng, Nhan Sư Cổ xét thấy giải thích của Huyền Độ rất khiên cưỡng và không mạch lạc, nội dung không hợp đại nghĩa nên bản tấu bị bãi bỏ, và chiếu theo đề xuất của Nhan Sư Cổ” (‘Cựu đường thư’ cuốn 74 ‘Truyện thứ 24’). Tuy vậy, theo cách nhìn ở thời điểm đó thì kinh học nghĩa sơ là giữ nghiêm chương mục câu cú, không cho phép thỉnh cầu chỉnh nội dung tùy tiện, để bảo đảm tính chân thực và thuần khiết của kinh thư. 

Trải qua 2 năm nỗ lực, bộ ‘Ngũ kinh nghĩa tán’ gồm 180 cuốn đã được biên soạn thành công vào tháng 2 năm Trinh Quán thứ 14. Hành động này không chỉ giản lược cũng như sửa lại kinh điển Khổng Tử biên soạn mà còn làm chính lại tình trạng kinh học tuột dốc một thời gian dài từ thời Hán và Lục triều đến hiện tại. Bản thảo cuối cùng đã được hoàn thành lần thứ nhất vào năm Trinh Quán thứ 16 (năm 642). Đối với công việc mà Khổng Dĩnh Đạt đã thực hiện, Thái Tông vô cùng khen ngợi, đồng thời cũng viết chiếu thư: “Khanh cùng các nhà nho khác có kiến thức uyên bác, tổng hợp cổ kim, nghĩa lý đủ sâu rộng, kiểm tra lại những lời nói của nhà nho đời trước, hợp với ngụ ý trong câu từ của bậc thánh nhân, thực là tác phẩm bất hủ” (‘Cựu Đường thư – Khổng Dĩnh Đạt truyện’).

Tuy nhiên, Thái Tông lại cho rằng cái tên ‘Nghĩa tán’ của cuốn sách không đủ xác thực, do đó ông đã đặc biệt hạ chiếu thay đổi thành ‘Ngũ Kinh chính nghĩa’, đồng thời cũng giao cho Quốc tử giám làm tài liệu giảng dạy. ‘Ngũ Kinh chính nghĩa’ được Thái Tông khen là tài liệu bất hủ, trong đó bao hàm những điều từ cổ tới kim, kiểm nghiệm những thuyết nói khác nhau, định lại nghĩa sơ thành một thứ cao quý, dựa vào Đạo, Thích, Nho, dùng ‘Lão’ giải ‘Dịch’; Trong đó cũng đưa thêm nhận thức về thiên thể và vũ trụ trong sách Sấm Vĩ ở một mức nhất định, dựa vào Vĩ sơ kinh và Kinh vĩ để hỗ trợ bảo chứng. Bộ kỳ thư này phù hợp với cội nguồn văn hóa chính thống mà Thái Tông nhận thức được. Đối với vấn để thanh lọc sách văn hóa lịch sử, đây quả là một bước lo nghĩ sâu xa của Thái Tông, là việc làm bảo vệ kinh sử chính thống của Trung Hoa, đối với nội hàm văn hóa chính thống lại càng thể hiện được tầm nhìn xa trông rộng không ai bì nổi. 

Đặc điểm quan trọng nhất của bộ ‘sách giáo khoa’ hoàng gia – Ngũ Kinh chính nghĩa, là nằm ở việc toàn bộ tri thức học vấn về lịch sử, viết văn, làm người, đạo đức, cầu sĩ, làm quan đều dung thành một thể. Đại đạo chí giản chí dị, thể hiện đầy đủ phong cách của Thái Tông. 

Một trang trong ‘Chu Dịch chính nghĩa’ của Tống Thiệu Hưng. (Phạm vi công cộng)

‘Ngũ kinh chính nghĩa’ là một bộ sách khổng lồ. Vào những năm cuối thời Trinh Quán, tiến sĩ Mã Gia Vận cùng những người khác đã tiến hành chỉnh sửa bộ sách này, trải qua 4 năm 3 tháng mới hoàn thành và ban hành phổ biến trên khắp đất nước với tư cách là bộ sách giáo khoa tiêu chuẩn được hoàng đế đích thân chọn. Cũng từ thời điểm đó cho đến triều đại nhà Tống, đây cũng là bộ kinh điển dùng để tuyển chọn kẻ sĩ, ý nghĩa của sách được coi là bản tiêu chuẩn. 

Năm Trinh Quán thứ 21 (năm 647), Thái Tông lại hạ chiếu cho Tả Khâu Minh, Bặc Tử Hạ cùng 21 người khác: “Tịnh dụng kỳ thư, thùy vu quốc trụ. Ký hành kỳ đạo, lý hợp bao sùng. Tự kim hữu sự Thái Học, khả dữ Nhan Tử câu phối hưởng Khổng Tử miếu đường”. Tạm dịch: “Dùng kỳ thư lưu truyền làm trụ cột quốc gia. Đã đi con đường riêng, theo lý rộng lớn sùng kính. Từ xưa có việc trường Thái Học, có thể dành cho Nhan Tử thờ trong miếu đường giống với Khổng Tử”. Những người này không chỉ có học vấn uyên thâm mà nhiều người trong số họ còn thông hiểu thiên văn, dịch lý, dị nhân thập gia cửu lưu, người tu luyện đại đạo thành công. Thái Tông cũng không phân biệt môn hộ gia phái, cho dù là thể chữ Lệ, cổ văn Trịnh học, Vương học, Nam học, Bắc học cũng đều như nhau, dung hợp với Trời, quán thông với Đất, đối đãi một cách khoáng đạt độ lượng. 

Hán Đường tương hỗ kế thừa

Hán Vũ đế từng hỏi: “Tam Đại thụ mệnh, kỳ phù an tại? Tai dị chi biến, hà duyên nhi khởi? Tính mệnh chi tình, hoặc yêu hoặc thọ, hoặc nhân hoặc bỉ, tập văn kỳ hào, vị chúc quyết lý. Y dục phong lưu nhi lệnh hành, hình khinh nhi gian cải, bách tính hòa nhạc, chính sự tuyên chiêu, hà tu hà sức nhi cao lộ hàng, bách cốc đăng, đức nhuận tứ hải, trạch trăn thảo mộc, tam quang toàn, hàn thử bình, thụ thiên chi hỗ, hưởng quỷ thần chi linh, đức trạch dương dật, thi hồ phương ngoại, duyên cập quần sinh?”  (Hán Thư ‧ Đổng Trọng Thư truyện) 

Tạm dịch: “Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) phụng mệnh, họ có phù hợp với an bài? Thiên tai họa nạn biến đổi vô thường, nguyên cớ do đâu mà khởi phát? Tình hình vận mệnh tồn vong, hoặc chết yểu hoặc thọ trường, hoặc nhân ái từ bi hoặc thấp hèn bỉ ổi, dù nghe được những tín hiệu bất thường, vẫn không sáng tỏ được lý mê. Ham muốn phong lưu mà hạ lệnh hành xử, nương nhẹ khoan hồng mà gian thần cải chính, bách tính thuận hòa, chính sự thông suốt, chỉnh đốn ở đâu cải tổ nơi nào mà cho thấy sự khuất phục, ngũ cốc chín, đức thấm tứ hải, ân huệ phủ tới cỏ cây, tam quang (mặt trời, mặt trăng và các vì sao) trọn vẹn, quanh năm an bình, hưởng thụ bầu không khí hạnh phúc, cảm nhận sự linh nghiệm của quỷ thần, ân trạch dạt dào, phải chăng ban cho chốn bồng lai tiên cảnh, kéo dài thời gian cho quần thể chúng sinh?” (“Hán Thư · Đổng Trọng Thư truyền thuật”)

Thái Tông cũng nói rõ lý tưởng của mình: “Trẫm văn thiên đại địa đại, thủ bá lê nguyên; Oa Hoàng Toại Hoàng, triệu cung nguyên lục. Thị tri thi sinh vi đức, xử sùng cao nhi bất ngôn; đình độc du tư, ủy khâm minh dĩ ti khế. Kịp hồ Tam chính điệt kiến, Ngũ vận tương thiên, hưu liệt tồn hồ điển phần, chí đạo lưu hồ nhã tụng. Lịch tư thập đại, hàm trạch Cửu Châu, địch thính phong thanh, ức khả tri hĩ. Kỳ hữu ngưỡng tề thất chính, phủ hội bách thần, sát linh quyến vu tường phù, báo nguyên công vu chiêu cáo, mạc bất khánh tình lương đại, kế chủng vân đình. Đối việt lưỡng nghi. Tẫn tiên thánh chi năng sự; dương nhuy Tam thống, thùy nẵng triết chi tôn danh. Huyền kính thiên cù, võng bất diêu vu thử dã.” 

Tạm dịch: “Trẫm nghe nói trời cao đất rộng, vị Thần Sáng Thế đã tạo ra và gieo mầm sống cho bách tính; Oa Hoàng (Nữ oa nương nương), Toại Hoàng (Thánh nhân khoan gỗ lấy lửa) đã khai mở thuở nguyên sơ kính ngưỡng Mẹ thiên nhiên. Bậc quân vương cần biết coi trọng đức trong kiếp sống nhân sinh, ngồi ở ngôi cao mà lặng lẽ; giúp cho dân chúng biết được nơi độc hại, nhận lãnh trách nhiệm làm sáng tỏ sự việc thông qua văn tự. Tam Hoàng tiếp bước kiến lập, Ngũ Đế tương hỗ đổi dời, không ngừng tận lực bảo tồn thư sách, hơn nữa còn đề cao phương hướng lưu truyền những áng thơ văn mẫu mực. Trải qua mười thế hệ, tất cả đều ngụ tại Cửu Châu, nơi xa xôi nghe được thanh âm ca tụng, vậy là có thể đề cao tri thức rồi. Đồng thời tín ngưỡng đủ thất chính (mặt trời, mặt trăng và năm ngôi sao Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ), cúi đầu kính xin bách thần, ban cho thân quyến những lá bùa cát lợi linh nghiệm, báo đáp công ân sự nghiệp thuở ban sơ, không thể thờ ơ với Lương Đại, tiếp tục kế bước Vân Đình. Hướng về phía Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây). Ưu tiên phát huy sở trường của bậc thánh nhân; lan tỏa giá trị truyền thống thời kỳ Tam Đại, lưu truyền ca ngợi danh tiếng của các bậc hiền triết trước đây. Nâng cao con đường kính Thiên, không truyền lưu thông tin bịa đặt”. (‘Phong thiện chiếu’, kiến ‘toàn đường văn’ cuốn 8)

Đây không phải là điều mà người cầm quyền có thể lo, mà dựa vào Thiên nhân cảm ứng. Dù là đế quốc nhà Hán hay Đại Đường cũng vậy, câu hỏi đều mở ra văn hóa lý tưởng mới là tuân theo mệnh Trời. Đó là lời thổ lộ không phụ ủy thác nặng nề của Trời cao. 

Đối diện với công trình cực lớn là xây dựng văn hóa tư tưởng cho vùng đất Trung Hoa, Hán Vũ đế đã dựng lập Kinh học (nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của Nho giáo về mặt triết học, sử học, ngôn ngữ, văn tự) và Quan học (bộ phận chịu trách nhiệm về giáo dục đào tạo). Thời Hán, đặc điểm nổi bật mà ‘Ngũ kinh’ biểu hiện ra là triều đình nhà Hán sử dụng ‘Sấm Vĩ’ để lý giải Kinh điển. Sấm Vĩ là sách Sấm cùng Vĩ thư hợp lại gọi thành, xuất hiện vào thời Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán). ‘Thuyết văn giải tự’ có viết: “Sấm, lời tiên đoán đúng cũng vậy. Có sách viết về những ứng nghiệm, Hà Lạc sinh ra sách viết về Sấm”. ‘Tùy chí – Kinh tịch chí’ có viết: “Thời Hán, còn hạ chiếu Đông Bình Vương Thương, chính lại chương và câu từ trong Ngũ Kinh, đều làm theo Sấm… Ngôn ngữ trong Ngũ Kinh đều gọi là Sấm tiên tri”. 

Một trang trong ‘Thượng Thư chính nghĩa’ thời đầu Nam Tống, hiện lưu trữ tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

Thời nhà Đường ‘Ngũ Kinh chính nghĩa’ giải nghĩa theo Sấm Vĩ, cho rằng Sấm Vĩ và Kinh thư có độ tin cậy ngang nhau. Nó không chỉ có tác dụng giải thích rõ những hiện tượng kỳ diệu sinh ra, hơn nữa càng công khai nói rõ bộ phận điềm lành vâng mệnh, cho nên được cho là có chọn lọc tỉ mỉ, chú giải và chú thích được coi là chọn lựa tốt nhất mang đến hiệu quả cho việc luận giải kinh điển. 

Đường Thái Tông đã cho xuất bản “Ngũ kinh định bản” và ‘Ngũ Kinh chính nghĩa”, so với nhà Hán thì quy mô càng lớn hơn. Đường Thái Tông thân là hoàng đế, đã tự mình thúc đẩy quá trình thống nhất kinh điển. ‘Ngũ Kinh chính nghĩa’ đã đem đến cục diện thống nhất chưa từng có cho sự nghiệp kinh học của Đại Đường. Những thứ hỗn loạn từ thời Hán, Ngụy đến hiện tại, chỉ cần động đến là sẽ được làm sạch, lịch sử kinh điển từ thời thượng cổ đến nay phân thành các môn tông phái, dẫn đến sự tranh chấp văn cổ đương thời, tranh giành kinh học thời nhà Trịnh, thời Nam Bắc, đều thuận theo mà chấm dứt. Nghiên cứu kinh học truyền thống đã định lại kết cục như ý. 

Tông thất Hán Võ Đường một mạch hỗ trợ và tiếp nhận, trợ giúp việc biên soạn ‘Ngũ Kinh’ rất nhiều, định hình lại tư tưởng dân tộc Trung Hoa về đạo đức, lý niệm, thiết lập bản chất và nội hàm của văn hóa Trung Hoa. 

(Còn tiếp…)

Theo Epoch Times
San San biên dịch