DKN.TV

Bạn có biết con số nào là lớn nhất không?

Bạn có biết con số nào là lớn nhất không?

Có một nhà khoa học người Mỹ tên là George Gamow. Trong phần mở đầu cuốn sách “Một, hai, ba,..vô cùng” của mình, ông đã ghi lại câu chuyện mà trước đây ông từng được nghe đến. Chuyện kể rằng có hai nhà quý tộc chơi trò chơi về số đếm, ai nói ra được con số lớn hơn thì người đó thắng.

Được” một nhà quý tộc nói, “Ngài nói trước đi!” Sau vài phút vắt óc suy nghĩ, cuối cùng người kia nói ra con số mà anh ta nghĩ là lớn nhất: “Ba”. Nhà quý tộc kia nghe vậy liền trầm ngâm suy nghĩ, một lúc lâu sau anh ta tỏ vẻ từ bỏ: “Ngài thắng rồi!”.

Sau khi viết lại câu chuyện này, tác giả bình luận: “Trí thông minh của hai vị quý tộc này dường như không được cao lắm. Hơn nữa, đây rất có thể chỉ là câu chuyện chế giễu người khác mà thôi. Tuy nhiên nếu những lời đối thoại trên xảy ra trong một bộ lạc nguyên thủy, thì câu chuyện này có lẽ hoàn toàn có thể tin được.

Nếu như George Gamow đọc cuốn sách “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử ở Trung Quốc, thì ông sẽ không bình luận câu chuyện này như vậy. Chắc hẳn ông sẽ phải công nhận rằng hai người quý tộc này quá thông minh. Trong cuốn “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử viết: “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, triết lý này vô cùng sâu sắc. Câu này có nghĩa đen là một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật. Từ mối quan hệ về các con số mà nói, “ba” là con số lớn nhất, bởi vì con số ba có thể sinh ra vạn vật, vạn vật lại có thể quy kết thành con số, vậy thì ba chẳng phải là con số lớn nhất hay sao? Hệ thống các con số trong Bát Quái đã cấu thành một thế giới với không gian thời gian hoàn mỹ, nó dùng các con số đơn giản mà hài hòa để miêu tả các loại hiện tượng phức tạp mà người ta không cách nào dùng ngôn ngữ và hình ảnh để biểu thị ra được.

Qua câu chuyện này có thể thấy có lẽ người hiện đại không thông minh hơn người cổ đại chút nào, hơn nữa kết cấu tư duy của người phương Tây và phương Đông không giống nhau. Văn hóa cổ điển của người phương Đông có nguồn gốc xa xưa với ý nghĩa rất thâm sâu. Có rất nhiều học thuyết của người cổ đại thực sự giải thích một cách logic về các sự vật và hiện tượng xảy ra trong thực tế nhờ các con số. Nền Trung Quốc cổ đại sử dụng những nét vạch liền và vạch đứt để biểu hiện hai mặt của một sự vật, vạch liền là Dương và vạch đứt là Âm. Từ hai vạch âm dương tạo nên các kết hợp khác nhau thành bộ ba như âm-âm-dương, dương-dương-âm, âm-dương-dương, dương-dương-âm, dương-âm-âm, dương-dương-dương, âm-âm-âm, âm-dương-âm. Với sự kết hợp khác nhau của bộ ba âm dương này tạo nên Bát Quái. Học thuyết Thái Cực và Bát Quái của Trung Quốc đều miêu tả vô cùng tường tận chi tiết thông qua các con số để biểu hiện đặc trưng của không gian thời gian, từ hồng quan đến vi quan, từ địa lý thiên văn đến xã hội nhân văn, từ tính khí tính cách của con người cho đến cuộc sống của bách tính, bất kỳ thứ gì, bất kỳ sự vật gì đều có thể dùng chữ số để biểu đạt ra. Như vậy chỉ với sự kết hợp của 3 nét, người ta có thể lý giải thông tin về mọi sự vật sự việc.

Dưới đây là 8 quẻ đơn trong kinh dịch:

(Ảnh: Wikipedia)

Người Trung Hoa cũng dùng nét liền và nét đứt để biểu thị 12 tháng trong năm, tháng giêng là khi Âm dương cân bằng, sang tháng hai Dương thêm 1 vạch, khí ấm tăng thêm một mức, sang tháng ba Dương thêm 1 vạch, cứ như vậy, khí Dương đầy nhất vào tháng tư, rồi khí Âm xuất hiện vào tháng năm, tăng dần cho đến tháng mười là cực đại, rồi khí Dương lại tràn lên. Đối chiếu Âm dương lịch, thì Tháng 4 âm lịch ứng với tiết Lập hạ, và tháng mười ứng với Lập đông.

Chu trình 12 giai đoạn này không chỉ mang ý nghĩa trong các tháng, mà còn mô tả sự vận động thành rồi hủy, hủy rồi thành, thêm vào rồi bớt đi, vận động mãi không ngừng. Các hiện tượng trong tự nhiên phải chăng đều vận động theo quá trình đó.

Ngày nay con người ta có thể mô tả được thông tin về mọi sự vật hiện tượng qua việc số hóa theo chuỗi số 0 và 1, một thiên thể bất kỳ cũng hình thành từ hai yếu tố Có và Không, do đó có thể nói có thể dùng vạch Âm Dương phản ánh được mọi sự vật.

(Ảnh: Internet)

Về phương diện mỗi cá nhân và gia đình, người xưa cũng dùng các con số để định danh cho các thành viên trong gia đình, số 1 tượng trưng cho phụ thân hoặc trưởng bối nam, số 2 tượng trưng cho thiếu nữ hoặc người con gái bình thường, 3 tượng trưng cho trung tâm, 4 tượng trưng cho trưởng nam, 5 tượng trưng cho trưởng nữ, 6 tượng trưng cho trung nam, 7 tượng trung cho thiếu nam và người con trai bình thường, 8 tượng trung cho mẫu thân và trưởng bối nữ. Với mỗi cá nhân ra đời, nhờ quy kết thông tin thời gian ra đời thành một con số, người ta có thể nói được đặc điểm và tính cách cơ bản của người ấy dựa trên con số đó. Ví dụ như tổng của ngày tháng năm sinh của một con người được quy về một con số, qua con số này có thể nói lên đặc điểm và tính cách nổi bật của người đó, đơn cử như:

Khi tìm hiểu về học thuyết Bát Quái củaTrung Quốc cổ đại, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng người xưa đã khéo léo giải quyết những vấn đề quan trọng mà khoa học hiện đại đến nay vẫn chưa làm được, bởi vì học thuyết Bát Quái đều có thể chuyển vạn sự vạn vật trong vũ trụ thành hình thức con số. Mọi người biết rằng, cho dù số liệu, dữ liệu và hình ảnh có phức tạp thế nào, thì cuối cùng đều cần phải chuyển hóa thành con số nhị phân 0 và 1 để xử lý và lưu trữ, dạng xử lý và lưu trữ của máy tính chỉ là tổ hợp của vô số các con số 0 và 1 mà thôi, nhưng loại tổ hợp này lại có thể thể hiện ra các số liệu và hình ảnh khác nhau. Cùng đạo lý đó, các sự tổ hợp nét liền và nét đứt của Bát Quái khác nhau sẽ biểu hiện ra những tín tức hoặc hình ảnh khác nhau. Nếu như chú ý đến điểm này thì lý luận kết hợp 64 quẻ trong Kinh Dịch của Trung Hoa chính là một chiếc cầu nối giữa máy tính và sinh mệnh với các loại khoa học, vật lý học cao năng lượng, cho đến tâm lý học và xã hội học… Rất nhiều tinh hoa văn hóa cổ đại vẫn còn nằm trong tấm màn bí ẩn mà con người ngày nay chưa thể hiểu hết được.

Nhật Hạ tổng hợp

Xem thêm:

Exit mobile version