DKN.TV

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiện tượng thai lưu sớm

Thai lưu là nỗi ám ảnh vô hình gây áp lực tâm lý khá nặng nề với các mẹ bầu, nhất là những người đã từng trải qua. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thì “muôn hình vạn trạng”, trong một số trường hợp thậm chí không thể tìm ra nguyên nhân.

Thai lưu không có biến chứng gây nguy hiểm gì lớn cho sức khỏe và tính mạng của người mẹ nếu được phát hiện và xử lý sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, trường hợp thai chết nằm lại trong tử cung một thời gian, thì mẹ có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gây nên rối loạn đông máu. Vậy hiện tượng thai lưu là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến việc thai bị chết lưu và làm sao để nhận biết dấu hiệu thai lưu?

Thai lưu là hiện tượng trứng làm tổ trong tử cung tạo thành bào thai. Nhưng vì một số nguyên nhân nào đó làm phôi thai không tiếp tục phát triển, không còn sự sống và bị lưu lại trong tử cung (Ảnh: 24tv.ua)

1. Thai lưu là gì?

Thai lưu là hiện tượng trứng của người phụ nữ đã được thụ tinh, làm tổ trong tử cung tạo thành bào thai. Nhưng vì một số nguyên nhân nào đó làm phôi thai không tiếp tục phát triển, không còn sự sống và bị lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.

 2. Dấu hiệu nhận biết thai lưu

Đây là một triệu chứng hết sức nguy hiểm của mẹ bầu trong thai kỳ. Nó có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đôi khi cả tính mạng của thai phụ. Bạn có thể nhận biết việc thai lưu thông qua những dấu hiệu sau:

Khi bào thai dần lớn cũng đồng nghĩa với việc tử cung người mẹ dần phát triển theo. Khi bị thai lưu thì tử cung của thai phụ cũng ngừng phát triển và có thể nhận biết điều này khi bác sỹ kiểm tra định kỳ đo độ tăng trưởng của tử cung. Tử cung không thể phát triển hoặc không kịp với tốc độ phát triển của thai kỳ tức là có một vấn đề bất thường nào đó với bào thai và các mẹ cần lưu ý vì có thể đó là dấu hiệu của thai lưu.

Đếm số lần thai máy là việc làm rất quan trọng để nhận biết sự tồn tại và phát triển của bào thai. (Ảnh: oandg.com.sg)

Đếm số lần thai máy là việc làm rất quan trọng để nhận biết sự tồn tại và phát triển của bào thai. Để đếm được số lần thai máy, bạn nằm nghiêng về một phía và đếm bất kỳ chuyển động nào của thai nhi trong khoảng thời gian nhất định (thường là một tiếng). Nếu đột nhiên bạn không cảm nhận được chuyển động của bé có nghĩa đã có một vài điều bất thường với thai nhi và trong đó có thể bao gồm cả hiện tượng thai lưu.

Các bác sỹ chuyên khoa sẽ kiểm tra nhịp tim của thai nhi trong các lần khám thai định kỳ. Trong trường hợp việc kiểm tra gặp khó khăn, không nghe được tim thai, mẹ bầu sẽ phải làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân trong đó có cả khả năng thai bị chết lưu.

Đây cũng là một trong những dấu hiệu của hiện tượng thai lưu. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng vỡ ối bất ngờ dù chưa có dấu hiệu sảy thai hoặc chuyển dạ. Điều này thực sự mang tới nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Nguyên nhân bởi khi màng ối bị rách, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn cấp tính nghiêm trọng.

Đột ngột hết ốm nghén là một dấu hiệu cảnh báo thai lưu (Ảnh: 6giosang.com)

Với đại đa số các trường hợp thai lưu, mẹ bầu sẽ có cảm giác giảm hoặc hầu như không thấy còn nghén. Bụng nặng, hơi tức, ngực mềm và không còn cảm giác căng tức như trước. Tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, xuất huyết âm đạo. Những triệu chứng này rất dễ nhầm với chửa ngoài dạ con, đặc biệt là chửa trứng thoái triển. Nếu thời gian thai đã chết lâu, người mẹ có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng. Nhiều trường hợp âm đạo chảy ra các chất có mủ.

3. Nguyên nhân gây hiện tượng thai lưu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thai lưu, và trong một số trường hợp còn không rõ lý do. Nó có thể đến từ phía thai phụ hoặc thai nhi hoặc các thành phần phụ của thai nhi.

a. Nguyên nhân từ phía người mẹ

Mẹ bị nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới hiện tượng thai lưu. (Ảnh: yeutre.vn)

b. Nguyên nhân từ phía thai nhi

Đa thai: Sự phát triển không đồng đều giữa các thai nhi có thể khiến 1 trong số các thai nhi bị chết lưu. (Ảnh: yeutre.vn)

c. Từ các thành phần phụ của thai nhi

Ngoài ra, có khoảng 20 – 50% những ca thai lưu thường không rõ nguyên nhân dù có đầy đủ các phương tiện thăm dò hỗ trợ.

4. Cách phòng ngừa hiện tượng thai lưu

Để phòng tránh hiện tượng thai chết lưu, trước khi thụ thai cả hai vợ chồng cần đi khám sức khỏe tổng thể, làm nhiễm sắc thể đồ khi cần theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh: Bebek.com)

Kiên Định t/h

Exit mobile version