DKN.TV

5 quy tắc giúp tăng tính thuyết phục trong từng lời nói của bạn: Uy tín, cảm xúc hay logic? (Phần 1)

Kỹ năng thuyết phục không phải là một quyền năng dùng để khuất phục người đối diện. Nó thực sự là một nghệ thuật, mà ở đó mục tiêu của người sử dụng là giúp 2 bên hiểu nhau và có những lựa chọn chính xác nhất. Dưới đây là bộ quy tắc đầu tiên trong Seri bài viết về kỹ năng thuyết phục. Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích các khía cạnh khác nhau của chủ đề hấp dẫn này.

***

Thuyết phục người khác rằng cách làm của bạn là cách tốt nhất thường rất khó khăn, đặc biệt là khi bạn cũng không rõ vì sao cách làm đó lại bị người khác từ chối. Đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét lại tất cả các yếu tố từ kiến thức cơ bản, kỹ năng và tâm thái của mình sẽ ảnh hưởng thế nào đến “chất lượng yêu cầu” của chúng ta!

Quy tắc 1: Những điều cơ bản

1. Chọn thời điểm nói cũng quan trọng như cách nói

Nói đúng thời điểm quan trọng chẳng kém gì nói đúng cách. (Dẫn ảnh: AmberShop.hu)

2. Biết người biết ta

Thấu hiểu được người đối diện là điều rất quan trọng trong một cuộc hội thoại/ (Dẫn ảnh: http://venturehacked.com)

Phần lớn hiệu quả của việc thuyết phục nằm ở những liên hệ chung giữa bạn và khách hàng/con cái/bạn bè/đồng nghiệp của bạn. Nếu bạn chưa hiểu rõ đối phương, thì việc đầu tiên cần phải làm là tìm kiếm mối liên hệ chung với họ càng sớm càng tốt. Sau đó, dùng những điểm chung này để kết nối với họ.

Đầu tiên hãy nói về những gì họ thích. Một trong những cách tốt nhất để khiến người khác cởi mở khi trò chuyện là nói về điều mà họ đam mê. Hãy hỏi những câu hỏi thông minh và sâu sắc về điều mà họ thích, và cũng đừng quên nhắc đến vì sao bạn thích những điều này! Thấy đựợc sự đồng cảm từ bạn sẽ cho họ cảm giác rằng họ có thể tiếp nhận và cởi mở với bạn hơn.

3. Điểm chốt quyết đoán

Luôn lòng ghép trong lời yêu cầu các bước thực hiện rõ ràng, (Dẫn ảnh: deseretnews.com)

Một thủ thuật mà người bán hàng hay sử dựng đó là đặt ra một điểm chốt cho những yêu cầu của mình. Thay vì nói “hãy gọi lại cho tôi bất cứ khi nào bạn cần!” Hãy nói “Chủ nhật tuần này hãy gọi cho tôi nhé, tôi sẽ thu thập thêm thông tin trình bày với anh”. Việc đặt ra một mục tiêu rõ ràng để yêu cầu người khác làm sẽ giúp họ biết cần phải làm gì. Quan trọng hơn, yêu cầu rõ ràng làm người ta có xu hướng thực hiện nó một cách vô thức.

Có một số điều phải được nói rõ ràng. Nếu bạn mập mờ quanh co, người đối diện sẽ có thể đồng ý với bạn, nhưng không nhất thiết biết điều bạn đang thật sự cần. Nói chuyện quyết đoán sẽ giúp bạn giữ được định hướng và giữ cho mục tiêu của bạn rõ ràng.

4. Hãy dựa vào các yếu tố ethos, pathos, và logos

Chân dung Aristotle

Bạn đã biết điều này khi học đại học trong môn Văn học có dạy về các quy tắc của Aristotle? Nếu chưa, thì đây là bản tóm lược cho bạn. Aristotle – một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, rất khôn khéo trong các cuộc giao tiếp. Và ông đã đưa ra 3 quy tắc mà đến nay vẫn còn rất giá trị dành cho những nhà đàm phán.

5. Tạo nhu cầu.

Tháp nhu cầu của Maslow.

Đây là nguyên tắc số một khi nói đến sự thuyết phục. Nhu cầu của con người là vô hạn, tuy nhiên người ta đã tổng kết và phân loại nó theo một cấu trúc dạng kim tự tháp – Biểu đồ Maslow – Ở đó, nhu cầu sinh tồn là nền tảng cơ bản, và ở trên đỉnh tháp chính là nhu cầu được thể hiện bản thân.

Trọng Đạt

Exit mobile version