DKN.TV

Những xét nghiệm nào cần phải nhịn đói mới làm được?

Trước khi đi khám sức khỏe, ngoài một số lưu ý chung đã nói đến trong phần trước, có một số xét nghiệm chỉ thực hiện được nếu như bạn đã nhịn đói trước khi lấy mẫu máu để phân tích.

  1. Xét nghiệm glucose máu

Xét nghiệm glucose kiểm tra lượng glucose hay đường trong máu. Nồng độ cao glucose chứng tỏ tình trạng đái tháo đường, hoặc tiền đái tháo đường.

Không uống cà phê trước khi lấy máu làm xét nghiệm (Ảnh: Internet)
  1. Xét nghiệm nồng độ vitamin
Nổi mụn trên má, tóc gãy, xước móng rô, chảy máu chân răng… là những dấu hiệu cơ thể cần vitamin (Ảnh: Internet)

Sự thiếu hụt các vitamin thiết yếu có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Xét nghiệm nồng độ vitamin có thể kiểm tra một số vitamin nhất định trong máu bao gồm A, D và B12. Phụ thuộc vào tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm phù hợp, nồng độ của các vitamin và chất dinh dưỡng cũng có thể được kiểm tra luôn. Xét nghiệm này cũng được tiến hành khi đói.

  1. Test Triglyceride

Triglycerides được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể giữa các bữa ăn. Nồng độ triglyceride tích tụ trong cơ thể tăng lên do cung cấp calo vượt quá nhu cầu cơ thể cần mỗi ngày, và làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch. Test triglyceride được thực hiện khi đói. Bạn phải nhịn ăn từ 12 đến 14 tiếng trước khi làm test.

  1. Xét nghiệm cholesterol

Xét nghiệm cholesterol còn được gọi là là một loại xét nghiệm mỡ máu, được dùng để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu. Vì nồng độ cao cholesterol trong máu thường không có triệu chứng, nên kiểm tra máu là cách duy nhất xác định xem nồng độ chất này có cao không. Cholesterol tạo mảng bám vào thành động mạch, có thể gây ra xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm.

Không ăn trong vòng 9-12 tiếng trước xét nghiệm (Ảnh: Internet)

Theo bacsinoitru

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version