DKN.TV

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hẹp môn vị, cần phòng ngừa ra sao?

Môn vị là đoạn cuối nối dạ dày với ruột non, có nhiều biến chứng từ bệnh lý của dạ dày dẫn đến hẹp môn vị. Khi này thì rất có thể phải phẫu thuật. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để bạn biết được những bệnh lý liên quan và có cách phòng cũng như điều trị căn bệnh này như thế nào.

1. Hẹp môn vị là bệnh gì?

Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột non được hoặc xuống rất hạn chế. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân lành tính nhưng cũng có thể ác tính, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

2. Vị trí của môn vị

Cấu trúc giải phẫu của dạ dày gồm tâm vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, hang vị và môn vị. Môn vị một van cơ bắp chỗ tiếp nối của phần ngang dạ dày với hành tá tràng. Môn vị đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn và cũng liên quan mật thiết với các bộ phận khác của dạ dày.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh hẹp môn vị

Loét tá tràng là một trong những nguyên nhân hay gặp của hẹp môn vị. (Ảnh: pacifichealthcare.vn)

Loét tá tràng: Trước đây, loét tá tràng là nguyên nhân hay gặp (5 – 15%), do ổ loét to, xơ chai gây biến dạng và chít hẹp. Hiện nay, do những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh và quan điểm điều trị bệnh loét nên hẹp môn vị do loét giảm đáng kể (2 – 5%).

Ung th­­ư hang – môn vị dạ dày: Tỷ lệ ung thư­­ vùng hang – môn vị hay gặp trong ung thư­­ dạ dày, từ 20 – 60%. Khối u sùi cùng thành dạ dày bị thâm nhiễm làm hẹp lòng hang – môn vị, tình trạng hẹp diễn ra tăng dần theo sự phát triển của khối ung thư.

Các nguyên nhân tại dạ dày

Các nguyên nhân ngoài dạ dày

Do các bệnh về dạ dày hay tá tràng, khi uống nhiều rượu hay bị ngộ độc thực phẩm dễ dẫn tới tình trạng viêm, loét từ đó làm hẹp môn vị. Tuy nhiên, sau những cơn bệnh này thì hẹp môn vị cũng sẽ biến mất.

4. Triệu chứng biểu hiện

Giai đoạn đầu:

Giai đoạn tiến triển:

Giai đoạn cuối:

5. Phòng bệnh hẹp môn vị

Rượu bia chính là nguyên nhân gây nên bệnh lý đường tiêu hoá. (Ảnh: Zing.vn)

6. Điều trị bệnh hẹp môn vị

Trước hết các bác sĩ phân biệt là hẹp cơ năng hay thực thể. Hẹp môn vị cơ năng chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh, truyền dịch, các thuốc chống co thắt. Hẹp môn vị thực thể phải điều trị ngoại khoa, trước khi phẫu thuật phải bồi phụ nước, điện giải và cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.

Điều trị ngoại khoa được đề ra nhằm mục đích chính là giải quyết tình trạng hẹp và có thể đồng thời chữa triệt căn. Tốt nhất là phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nếu bệnh nhân đến viện sớm, tình trạng toàn thân cho phép, chuẩn bị tốt. Nếu bệnh nhân đến muộn, yếu, tình trạng toàn thân không cho phép, nên phẫu thuật nối vị tràng.

Các phương pháp phẫu thuật:

– Cắt đoạn dạ dày, lập lại sự lưu thông tiêu hóa theo kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Nếu hẹp môn vị do loét nên cắt 2/3 dạ dày, còn do ung th­ư nên cắt toàn bộ hay cắt 3/4, 4/5 dạ dày theo nguyên tắc phẫu thuật ung th­ư.

– Phẫu thuật nối vị tràng (giải quyết được hẹp môn vị, nh­ưng nguyên nhân gây hẹp vẫn còn nhất là ung thư dạ dày) chỉ định cho những trường hợp:

– Cắt dây thần kinh X kèm theo nối vị tràng, cắt hang vị hoặc tạo hình môn vị: Chỉ áp dụng cho hẹp môn vị do loét hành tá tràng, có thể cắt thân dây X, cắt chọn lọc kinh điển, hoặc siêu chọn lọc (hiện nay ít áp dụng).

– Hiện nay, đã áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị hẹp môn vị do ung thư hang vị trong các trường hợp cắt đoạn dạ dày triệt căn hoặc sử dụng nội soi ổ bụng với mục đích chẩn đoán.

Thái Sơn

Exit mobile version