Munich là một trong những địa danh văn hóa lâu đời và trung tâm kinh tế thịnh vượng hàng đầu của nước Đức và châu Âu. Khi Lễ hội bia tháng Mười độc đáo nhất thế giới của thành phố này với lịch sử 21 thập kỷ đã bị hủy bỏ cả hai năm qua, chính các học viên Pháp Luân Công đã mang đến cho người dân và khách du lịch ở nơi đây một bầu không khí lễ hội huy hoàng và ánh sáng rực rỡ của sự bình an.

“Hôm nay chúng tôi có mặt ở tại đây là để nói về vẻ đẹp của Đại Pháp. Chúng tôi có rất nhiều học viên đến từ khắp nơi ở châu Âu” – đó là chia sẻ của Tuan Nguyen, người phải mất 12 giờ đồng hồ đi từ thị trấn Antibes của nước Pháp bằng xe buýt đường dài xuyên qua nước Ý, Thụy Sỹ và Áo để đến được thành phố Munich của Đức. Rất nhiều người khác cũng vậy, khi những quy định khắt khe và nhiều khác biệt giữa các quốc gia bởi dịch bệnh Covid-19 khiến việc lựa chọn phương cách đi lại hoàn toàn không dễ dàng. 

Điều này chứng tỏ sự kiện ở Munich hai hôm 29 và 30 tháng Mười có ý nghĩa đặc biệt như thế nào. 

Các học viên Pháp Luân Công châu Âu trước buổi diễn hành tại Munich tháng 10 năm 2021 (Ảnh chụp từ video NTDTV).

Đúng vậy, đây là một cuộc diễu hành lớn do các học viên Pháp Luân Công tổ chức tại một trong những địa danh văn hóa lâu đời và trung tâm kinh tế thịnh vượng hàng đầu của nước Đức và châu Âu. Khi Lễ hội bia tháng Mười độc đáo nhất thế giới của thành phố này với lịch sử 21 thập kỷ đã bị hủy bỏ cả hai năm qua, chính các học viên Pháp Luân Công đã mang đến cho người dân và khách du lịch ở nơi đây một bầu không khí lễ hội huy hoàng và ánh sáng rực rỡ của sự bình an.

Và khúc nhạc “Hướng tới niềm vui” (Ode to Joy) trong Bản giao hưởng số 9 của Ludwig van Beethoven đã nói lên điều đó, qua sự thể hiện của “Thiên Quốc Nhạc Đoàn châu Âu” với hơn 80 thành viên, mà trong số đó có nhiều nhạc công là người Việt Nam. Họ chơi trompette, clarinet, Saxophone, trombone, sáo, trống cái và nhiều nhạc cụ khác. Tuấn Nguyễn, người vừa tròn 38 tuổi hồi đầu tháng, cũng sẽ là một trong những thành viên bổ sung vào đoàn nhạc nói trên. 

Anh Nguyễn Mạnh Tuấn đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (Ảnh do nhân vật cung cấp).

“Chúng tôi muốn cho những người dân của thành phố và tất cả những khách du lịch xung quanh đây biết được Đại Pháp là tốt, Pháp Luân Công là tốt, Chân-Thiện-Nhẫn là tốt” – Tuan Nguyen nói tiếp. Là một Việt kiều, anh cảm thấy tự hào khi có nhiều học viên người Việt khác cũng đóng góp vào sự kiện này theo các cách khác nhau. Bé Mai Nguyen, năm nay 14 tuổi, là thành viên nhỏ tuổi nhất trong đội trống eo lưng – một trong những nhóm trình diễn tiêu biểu của các cuộc diễu hành Đại Pháp. Mai Nguyen thường được xếp ở hàng đầu trong đội hình gồm 20 người bởi phong cách thể hiện trẻ trung và đẹp mắt. Mẹ của em cũng là một học viên Pháp Luân Công, họ sống tại thị trấn Goch sát biên giới với Hà Lan. Dù đang tuổi đến trường, em vẫn dành thời gian hàng ngày để học Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí và luyện các bài công pháp cùng mẹ mình.

Những học viên Pháp Luân Công coi các sự kiện lớn như vậy là một phần trong quá trình tu luyện của họ, mỗi người đều cảm thấy mình là một lạp tử của ánh sáng và bình an trong chỉnh thể Đại Pháp vô biên, luôn vận động không ngừng nghỉ như những bánh xe Pháp Luân chuyển động vĩnh viễn. Bởi họ tin rằng thế giới luôn cần đến họ, cần đến Chân-Thiện-Nhẫn. Để lấy một thí dụ về lợi ích mà môn pháp tu luyện này mang lại thì tâm sự của cô Kim Xuyen Husczsa (60 tuổi, đến từ Warsawa – Ba Lan) đã nói lên tất cả những thay đổi tích cực trong gia đình và người thân của cô. Tại cuộc diễu hành này, cô cũng đi hàng đầu với biểu ngữ quảng bá cho vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp bên cạnh những người bạn người Trung Hoa, Đức, Séc và nhiều dân tộc khác. Người ta có thể thấy nhiều học viên người Việt đi phát tờ rơi và giảng giải chân thực về Pháp Luân Công cho công chúng đứng xem trên quảng trường. Họ còn thu thập các chữ ký ủng hộ cho việc thực thi công lý và nhân quyền đối với sự đàn áp lên đức tin của họ, để trên đời này không còn tồn tại cái ác giống như những gì mà chính quyền cộng sản ở Trung Quốc đã gây ra suốt 22 năm qua, khiến hàng ngàn người học viên Pháp Luân Công phải hứng chịu. 

Các học viên Pháp Luân Công người Việt tại sự kiện Munich 2021 (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Tuan Nguyên, Mai Nguyen và Kim Xuyen Huszcza không có nhiều dịp gặp nhau như thế này ở quê hương Việt Nam. Những con người thuộc các thế hệ khác nhau và từ các vùng miền khác nhau lại có thể đến bên nhau trong vòng tay rộng lớn của tình cảm chân tu thiêng liêng nhất. Họ cùng nhau thể hiện lòng tin đối với Đại Pháp, đối với người thầy kính yêu và với những người đồng tu ở Việt Nam cũng như ở khắp nơi trên thế giới. 

Từ lâu nay, khi nói đến con người Việt Nam ở châu Âu, người ta không chỉ nói đến những cộng đồng học tập, lao động và an cư trên đất này, mà còn nói đến các học viên ngày càng nhiều thêm theo năm tháng vẫn đang thực hành luyện công và tu dưỡng theo triết lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công nữa. 

Phóng viên Lê Tư, Yao Hui và Yang Jiusi đưa tin từ Munich (Đức)

Xem thêm: Người dân Pháp chia sẻ về lợi ích và sự thật về Pháp Luân Công

videoinfo__video3.dkn.tv||ab5ef3664__

Ad will display in 09 seconds