Mục lục bài viết
Trong cuốn Trung Hoa văn minh sử, ngay ở bài đầu tiên, từ lịch sử Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chứng minh rằng: Mỗi lần cải triều hoán đại không phải do ‘nông dân tạo phản’ hoặc ‘giai cấp đấu tranh’, mà chủ yếu là 2 mô thức: Một nước/một tộc diệt một nước/một tộc khác, và Quyền thần soán vị.
Trong loạt Tần Hán sử này Giáo sư Chương sẽ khai thác rõ hơn, từ 2 mô thức phân thành 4 mô thức.
Chúng ta biết rằng, từ cuối thời Đông Hán với Tào Phi soán Hán, đến nhà Tuỳ nhà Đường đều là mô thức quyền thần soán vị. Nhưng tại sao đến nhà Tống lại không xuất hiện mô thức ấy? Trong tập 2 Tần Hán sử, Giáo sư Chương đã đưa ra rất nhiều thông tin có giá trị, đủ để chúng ta giải đáp vấn đề trên như sau.
- Loạt bài Tần Hán sử
Đôi nét về chế độ chính trị quý tộc
Giáo sư Chương nói, khi giảng về diễn biến của chế độ chính trị trong cuốn Trung Hoa văn minh sử, đã từng đề cập đến một quan điểm chính là, trong lịch sử Trung Quốc từng phát sinh hai lần biến hóa to lớn về thể chế:
- Một là từ Tiên Tần đến Tần, Đây là chuyển biến từ chế độ Phân phong (phân đất phong hầu) đến Đế chế (Chế độ Hoàng đế).
- Hai là Cách mạng Tân Hợi, Đây là chuyển biến từ Đế chế đến Cộng hoà.
Lần chuyển biến thứ hai lấy Cách mạng Tân Hợi làm giới tuyến. Lần chuyển biến thứ nhất chính là lấy Tần kiến lập làm giới tuyến, chúng ta gọi đây là Chu Tần chi biến.
Thời nhà Chu thực hành chế độ phân phong, nên có đặc điểm là lấy quý tộc làm lãnh chúa phong kiến, do đó nó mang đặc điểm của chế độ chính trị quý tộc. Điều này vô cùng giống với thời Trung cổ ở châu Âu.
Vậy thì sự thống nhất của Tần đã kết thúc chế độ chính trị quý tộc. Ngoài Hoàng đế ra, những người còn lại đều biến thành ‘biên hộ tề dân’ (編戶齊民: xếp các hộ thành người dân bằng nhau), dù người ấy là Thừa tướng hay thường dân, thì trong mắt Hoàng đế họ không có quan hệ huyết thống với Hoàng đế.
Từ Hán đến Nguỵ lại có một biến hóa rất lớn, chính là Tào Phi soán Hán, lại xuất hiện một lần ‘quay đầu’ về chế độ chính trị, khôi phục đặc điểm chính trị quý tộc. Cũng tức là nói, hậu kỳ Đông Hán đã bắt đầu xuất hiện ‘thế gia đại tộc’. Chế độ chính trị này kéo dài đến cuối thời Tuỳ Đường.
Kỳ thực chúng ta biết rằng, Tuỳ Đường tuy rằng luôn nói là ‘mở khoa cử, mở khoa cử’, nhưng trên thực tế là vào thời Tuỳ Đường, có rất nhiều con em của thế gia đại tộc ‘không thông qua khoa cử mà có thể trực tiếp làm quan’. Đến cuối thời Đường có ‘Lý đảng và Ngưu đảng phân tranh’, tức hai đảng phái Ngưu Tăng Nhụ và Lý Đức Dụ tranh đấu với nhau, tức một bên là người mang theo sĩ tộc ra làm quan, còn một bên là người thông qua khoa cử ra làm quan.

Vào thời kỳ chính trị quý tộc, sự thay đổi triều đại có một đặc điểm chính là có thể xuất hiện mô thức ‘quyền thần soán vị’. Bởi vì quốc gia có quý tộc, mối quan hệ giữa quý tộc và Hoàng đế/Thiên tử khá gần. Vậy thì quý tộc có thể sẽ thay thế Thiên tử hoặc Hoàng đế. Giống như thời kỳ Chiến Quốc xuất hiện ‘Tam gia phân Tấn’, hoặc ‘Điền thị đại Tề’ (họ Điền thay họ Khương làm chủ nước Tề), Đây là mô thức quyền thần soán vị vô cùng điển hình.
Sau thời Nguỵ, tức Hán Nguỵ chi tế (漢魏之際: thời kỳ Hán Nguỵ), bởi vì thời Nguỵ Tấn – Nam bắc triều đã thi hành chế độ ‘Cửu phẩm trung chính’, xuất hiện rất nhiều thế gia đại tộc. Do đó chúng ta nhìn vào thời kỳ Nguỵ Tấn – Nam bắc triều cũng lấy mô thức quyền thần soán vị là phương thức chủ yếu thay đổi vương triều.
4 mô thức cải triều hoán đại
Nói đến đây, Giáo sư Chương thuận tiện đề cập đến vấn đề, trong cuốn Trung Hoa văn minh sử bài đầu tiên đã giảng về quan điểm cá nhân đó là: Trong lịch sử Trung Quốc xưa nay đều chưa từng xuất hiện ‘nông dân tạo phản’ hoặc ‘đấu tranh giai cấp’ để cải triều hoán đại. Tuy rằng có nông dân tạo phản làm đoạn dạo, nhưng trên thực tế mỗi lần cải triều hoán đại của Trung Quốc không phải do nông dân tạo phản.
Giáo sư Chương biết rằng nhận định này đối với rất nhiều người là khó mà tin được, bởi vì nó vô cùng khác với sách giáo khoa lịch sử học ở Trung Quốc Đại lục. Đặc biệt rất nhiều người cho rằng, Lưu Bang là bình dân, chính là đấu tranh giai cấp, nhưng Giáo sư Chương không cho là như vậy.
Lưu Bang diệt Tần là Sở diệt Tần, chính là mang màu sắc quý tộc nước Sở hậu kỳ Chiến Quốc diệt nước Tần, chứ Lưu Bang không hoàn toàn là một nông dân. Ở đây chúng ta không nhắc lại từng cái từng cái từ đầu đến cuối để giảng chi tiết sự thay đổi triều đại, nhưng về tổng thể, sự thay đổi triều đại có 4 phương thức:
- Thứ nhất là một nước diệt một nước. Ví như Thương diệt Hạ, Chu diệt Thương… là điển hình của ‘một nước diệt một nước’. Tiếp đó giống như Tuỳ thống nhất, Nam Hạ diệt Nam Trần, giống như chiến tranh thống nhất sau khi Bắc Tống khai quốc v.v. đều là một nước diệt một nước. Đây là một phương thức thay đổi triều đại.
- Thứ hai là sự xâm lược của các dân tộc thiểu số tạo thành sự diệt vong của chính quyền người Hán. Ví như ‘Vĩnh Gia chi loạn’ thời Tây Tấn tạo thành sự diệt vong của Tây Tấn, gồm cả sau này Kim diệt Bắc Tống, Nguyên diệt Nam Tống, Thanh diệt Minh v.v. đều là sự xâm lược của dân tộc thiểu số. Tuy rằng đây cũng là một nước diệt một nước, nhưng văn hoá khác nhau, tức văn hoá của dân tộc thiểu số khác văn hoá Hán, nó khác với Tuỳ diệt Trần. Tuỳ diệt Trần thì đặc điểm văn hoá không phát sinh thay đổi.
- Thứ ba là mô thức quyền thần soán vị. Quyền thần soán vị thấy phổ biến ở thời đại có chế độ quý tộc vô cùng thịnh hành, giống như Giáo sư Chương vừa nói đó là: chế độ phân phong thời Chu, có thể mang đến quyền thần soán vị. Vào Hán Nguỵ chi tế (thời kỳ Hán Nguỵ) một mạch đến thời Tuỳ Đường cũng xuất hiện quyền thần soán vị.
- Thứ tư là mang sắc thái tự giác dân chủ. Ví như Minh diệt Nguyên, hoặc Dân Quốc kết thúc sự thống trị của triều Thanh. Cũng tức là, Hán Nguỵ chi tế vì khôi phục chính trị quý tộc, nên đây cũng là biến hoá rất lớn.
Do đó Giáo sư Chương giảng Tần Hán sử chính là từ Chu Tần chi biến một mạch đến Hán Nguỵ chi biến.
Vì sao sau thời Tống không xuất hiện quyền thần soán vị?
Đến sau thời Tống trên cơ bản không xuất hiện mô thức quyền thần soán vị. Vì sao? Bởi vì bắt đầu từ thời nhà Tống, càng ngày càng gia cường trung ương tập quyền. Trong thời đại trung ương tập quyền vô cùng cường thịnh, chúng ta không thấy mô thức quyền thần soán vị.
Giống như tạo phản cuối thời Tần, Trần Thắng – Ngô Quảng tạo phản, họ đều là người nước Sở. Trần Thắng – Ngô Quảng tạo phản, trên thực tế là khơi mào cho 6 nước phục quốc, cuối cùng những người diệt Tần như Hạng Vũ, Lưu Bang, gồm cả thuộc hạ của họ như Hàn Tín, Tiêu Hà v.v. họ đều là người nước Sở. Do đó khi trung ương tập quyền rất cường đại, thì mô thức quyền thần soán vị rất khó xuất hiện.
Đến thời Tống, trung ương tập quyền càng ngày càng được gia cường. Chúng ta biết rằng trước thời Tuỳ Đường, khi khai hội (mở hội/họp), thì giữa Hoàng đế và Đại thần hoặc giữa Thiên tử và Chư hầu, đều là mọi người ngồi với nhau, gọi là ‘ngồi mà luận đạo’.

Đến thời Tống, tất cả các đại thần đều đứng, khi lên triều đều phải đứng, đây là gia cường trung ương tập quyền.
Cho nên việc Mao Trạch Đông nói rằng ‘Trăm triều đại đều thi hành chính trị thời Tần’ là không đúng. Trung ương tập quyền thời Tần, ít nhất vào thời kỳ chia cắt, ví như từ loạn giặc khăn vàng đến thời Tuỳ, thì đoạn thời gian này không thi hành chính trị thời Tần. Bởi vì chế độ chính trị của Tần sẽ không cho phép hình thức tồn tại của chế độ chính trị quý tộc.
Biến cục hiện nay chưa thể kết thúc
Vì sao Giáo sư Chương giảng ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’? Đối với thời đại chúng ta đang sinh sống và Chu Tần chi biến thời đó có chỗ giống nhau rất lớn.
Chúng ta biết rằng người đề xuất khái niệm ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’ thì trong bài trước Giáo sư Chương đã nói rồi, đó là vào năm Đồng Trị thứ 11, Lý Hồng Chương đã gửi cho Hoàng đế một bản tấu chương. Đương nhiên tấu chương này viết rất mềm mỏng.
Chúng ta biết rằng thông thường mà nói, người Trung Quốc cổ đại đều vô cùng chú trọng lưu lại thể diện cho Hoàng đế, nếu có những sự việc rất mất mặt thì nói khá ẩn ý/không rõ ràng.
Ví như vào thời kỳ Bắc Tống, Huy Khâm nhị đế (tức Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông) bị người Kim bắt làm tù binh. Rõ ràng Hoàng đế bị bắt làm tù binh, đây là nỗi đau vong quốc, nhưng mỗi lần đề cập đến sự việc này, văn nhân Trung Quốc sẽ nói là Hoàng đế ‘Bắc thú’ (北狩: đi săn ở phía bắc), tức là đi đến phương bắc để săn bắn, chứ không nói là Hoàng đế bị người phương bắc bắt làm tù binh.
Cho nên bản tấu chương của Lý Hồng Chương, chúng ta thấy rằng chữ trên bề mặt rất khách khí, nhưng trên thực tế ông giảng là hiện thực, chính là: từ sau Chiến tranh Nha phiến, các nước châu Âu từ Ấn Độ đến Nam Dương (bán đảo Mã lai, Indonesia), từ Nam Dương đến Trung Quốc, từ biên giới của Trung Quốc (trên biển) một mạch nhảy vào phúc địa (đất liền bên trong) của Trung Nguyên.
Lý Hồng Chương nói: ‘Một đường như chẻ tre’, quân Thanh căn bản không phải là đối thủ, thậm chí Hoàng đế Hàm Phong bệnh chết ở Nhiệt Hà (lấy cớ đi săn để trốn ở nơi đây), chạy đi trong khủng hoảng, lửa thiêu vườn Viên Minh v.v. tức là xuất hiện rất nhiều sự việc mất mặt.
Lý Hồng Chương không nói người khác xâm lược (vì khó nghe), mà nói là người khác muốn làm ăn với Trung Quốc. Sau đó Đại Thanh thất bại cầu hoà, cắt đất bồi thường, thì Lý Hồng Chương nói là: ‘Hoàng thượng của chúng ta đại độ, lập ước làm ăn với họ để làm sợi dây trói buộc’. Tiếp theo ông nói đây là ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’.
Dù là 3000 năm, nếu chúng ta quay trở lại 3000 trước chính là thời điểm ‘Bình Vương đông thiên’ (平王東遷: Chu Bình Vương dời đô từ Cảo Kinh ở phía tây về Lạc Ấp ở phía đông) trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Đương nhiên 3000 năm là con số tương đối, có thể là 2500 hoặc 2600 năm.

Vậy thì ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’, trên thực tế là bắt đầu từ ‘Bình Vương đông thiên’, trải qua thời Xuân Thu – Chiến Quốc đến Chu Tần chi biến. Biến cách (thay đổi) Chu Tần chi biến này kỳ thực kéo dài 700 năm. Nếu ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’ với biến cục mà chúng ta đang đối mặt hiện nay có chỗ giống, vậy thì biến cục mà chúng ta đang đối mặt còn lâu mới kết thúc (Lý Hồng Chương nói về ‘Biến cục chưa từng có trong 3000 năm’ vào năm Đồng Trị thứ 11 tức 1872, cộng 700 năm là đến khoảng năm 2570).
Biến cục này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc, mà cũng xảy ra trên toàn thế giới. Giáo sư Chương nói liệu chúng ta có loại cảm giác đó hay không, tức thời đại mà chúng ta đang sinh sống quả thật là ‘không thể dừng mắt’, nếu không phản ứng thì xã hội đã thay đổi rất lớn rồi.
Chúng ta thấy rằng, châu Âu từ xã hội cận đại đến thời kỳ công nghiệp hoá, thì chế độ phong kiến bắt đầu tan rã, hình thức tổ chức của rất nhiều quốc gia đã phát sinh biến hoá; một số quốc gia trở thành Chế độ Quân chủ lập hiến, một số quốc gia trở thành Chế độ Dân chủ.
Trong đại biến cục lúc này đã xuất hiện Chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác lại phân thành 2 nhánh:
- Một là Chủ nghĩa Mác – Lênin với đặc trưng là bạo lực cách mạng.
- Một nhánh khác là Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’ với đặc trưng là ‘cách mạng văn hoá’. Trong đó có một số phân chi nhỏ như: Hội Fabian, Học phái Frankfurt, Bí thư ĐCS Ý là Gramsci đề xuất ‘cuộc trường chinh trong thể chế’ v.v.
Đây đều thuộc về Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’.
Dù lấy Lênin là đại biểu cho phái bạo lực cách mạng, hay là Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’, tất cả bọn họ đều từng bước cải biến hình thái ý thức của các quốc gia.
Trong cuốn Trung Hoa văn minh sử, Giáo sư Chương đã đề cập đến một khái niệm đó là: Một quốc gia thống nhất cần có một hình thái ý thức thống nhất. Tuy rằng ‘hình thái ý thức quốc gia thống nhất’ không có nghĩa là ‘tiêu diệt hình thái ý thức của quốc gia khác’, nhưng trên thực tế: Nếu không có một hình thái ý thức quốc gia thống nhất để làm lực ninh kết (liên kết) xã hội, thì xã hội sẽ tan rã.
Chúng ta thấy rằng, thuận theo thời cận đại, châu Âu là lấy Thiên Chúa giáo làm văn hoá trung tâm, hiện nay đang từng bước tan rã. Còn nước Mỹ lấy Cơ Đốc giáo Do Thái làm hình thái ý thức chủ đạo của quốc gia, thì cũng đang bị công kích kịch liệt. Mà sự xung kích ‘hình thái ý thức’ này trực tiếp xung kích đến ‘hình thái văn hoá’ của của xã hội bao gồm sự thay đổi về nghệ thuật, giáo dục, pháp luật và thể chế chính trị.
Vậy thì thời đại mà chúng ta đang sinh sống chính là một thời đại đặc thù như thế. Tần kiến lập chế độ ‘trung ương tập quyền’ và ‘chính phủ toàn cầu’ mà cánh tả phương tây muốn kiến lập, kỳ thực có rất nhiều chỗ giống. Cho nên Giáo sư Chương giảng Tần Hán sử chính là vì: những điều người Trung Quốc tìm tòi có ý nghĩa tham khảo vô cùng to lớn đối với thời đại mà chúng ta đang đối mặt.
Giáo sư Chương đã nói nhiều lần rằng, từ sau thời Chiến tranh Nha phiến 1840 đến nay, thì những điều chúng ta đang đối mặt rất giống Chu Tần chi biến. Vậy thì sau Chiến tranh Nha phiến, Trung Quốc và thế giới đã có những biến hoá to lớn nào, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.
Mạn Vũ
Chú thích:
(*) Link Tần Hán sử tập 2: Biến cục chưa từng có trong 3000 năm.
(**) Ảnh trong bài chụp từ Tần Hán sử tập 2.
(***) Tập này chúng ta được xem là do ‘như thông lệ’, Giáo sư Chương cho khán giả xem miễn phí 4 tập của mỗi series. Ví như những series mà chúng tôi dịch như Tần Hoàng Hán Vũ, Tuỳ Đường thịnh thế v.v. Còn từ tập thứ 5 trở đi là có trả phí.